|MỚI| Bất Động Sản 24/7

Chào cả nhà,
Nhằm để giúp Chứng sỹ F247 “KHÔNG BỊ BỎ LỠ” những tin tức hot nhất về chủ đề Bất động sản, em lập topic này để cập nhật tin tức xuyên ngày xuyên đêm cho anh chị em cô dì chú bác.
Đây cũng là 1 topic tổng hợp thông tin để cả nhà lướt xem trong thời gian rảnh và hệ thống được dòng thời gian của tin tức. Hy vọng điều này sẽ hỗ trợ cả nhà tốt hơn trong việc nắm rõ tin tức trong quá trình đầu tư.

Em sẽ cập nhật topic bao gồm các nội dung sau:
1. Tin tức mới nhất về các mã BĐS
2. Tin vĩ mô liên quan
3. Tình hình nhóm ngành theo ngày khi có biến động mạnh
Chú ý: Những tin này KHÔNG phải là khuyến nghị đầu tư, chỉ mang tính chất tham khảo.

Với các mã BĐS, cả nhà quan tâm những mã nào thì comment cho em nhé. Em sẽ note lại và theo dõi sát sao, lên ngay tin mới nhất về những mã đó.
Cả nhà thả tim cho em nếu thấy topic hữu ích nhé!
:smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Công ty “mua chung” BĐS mới lập của ông Phạm Nhật Vượng được hứa hẹn sinh lời ra sao?

Ngày 6/10/2022 thị trường bất động sản xôn xao với việc thành lập của Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI (VMI JSC).
VMI có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng, gồm 3 thành viên sáng lập là Công ty cổ phần Vinhomes, ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương. Trong đó, phần góp vốn của ông Phạm Nhật Vượng cao nhất với 16.200 tỷ đồng (tỉ lệ 90%), Vinhomes và bà Phạm Thu Hương đồng sở hữu 5%, mỗi bên góp 900 tỷ đồng.
image
Về hoạt động kinh doanh, VMI JSC sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản được chia thành 50 phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Người mua có thể đầu tư từ 120 triệu đồng. Theo thông tin từ VTV, lợi nhuận được công ty đảm bảo tối thiểu 7,5%/năm.

“Khách hàng còn được cơ hội thụ hưởng được lợi từ việc tăng giá bất động sản trong tương lai đâu đó khoảng tầm 15%/năm. Và đồng thời được hưởng mức lợi nhuận chia sẻ lợi nhuận cho thuê khoảng tầm 50% đối với những căn nhà, sản phẩm hoàn thiện”, bà Hoàng Thị Thuỳ Vy, giám đốc kinh doanh Vinhomes chia sẻ thêm trong bản tin Tài chính kinh doanh sáng 7/10.

Các nhà đầu tư hợp tác với VMI JSC sẽ được công ty chứng nhận quyền tài sản và được phân chia lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản này tương ứng với tỷ lệ đầu tư.

Về phía các sản bất động sản cho rằng nếu hình thức kinh doanh này được triển khai thì sẽ huy động được lượng vốn lớn phát triển thị trường bất động sản. Ngoài ra các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể tham gia thị trường này.

Thanh tra Chính phủ vào cuộc, Tập đoàn của gia tộc “Giàu bậc nhất Việt Nam” bị thanh tra nêu tên trong các dự án chuyển đổi nhà, đất

Liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…

Trong đó, tại dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh, do Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch HĐQT tập đoàn) làm chủ đầu tư, vào tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án này…

Thông báo kết luận số 1068/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh.

Mặt tiền khu “đất vàng” gần 2.000m2 trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, đã thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. (Ảnh Minh Đức)

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát tài sản của nhà nước đối với dự án nêu trên, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp và phương án xử lý, sắp xếp nhà đất trước đó.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự, gây thất thoát tài sản nhà nước thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tại kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ cho biết, vị trí nhà đất tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là tài sản công, việc giải quyết phải được thực hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt nên đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật.

Theo kết luận thanh tra, dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư có tổng diện tích đất 1.954m2, khu đất này có nguồn gốc là đất của nhà nước. Khu đất này trước đây là khách sạn Vạn Xuân, được Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh cấp phép xây dựng cho Liên hiệp dịch vụ - sản xuất - thương mại (thuộc Tổng Công ty TM Sài Gòn).

Ngày 24/12/1999, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo chấp thuận cho giải thể việc hợp tác kinh doanh giữa Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, cho phép Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh được chuyển nhượng phần góp vốn trong khách sạn Vạn Xuân cho Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, với mức chuyển nhượng như định giá của Hội đồng định giá tài sản liên danh tại biên bản ngày 2/11/1991 (không kể giá trị sử dụng đất) là 587.332 USD, nhằm tạo điều kiện để Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh thu hồi bảo toàn được vốn. Đồng thời, cho phép Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát tiếp tục đầu tư thêm vốn, bổ sung thêm một số chức năng theo quy định luật pháp và tiếp tục hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý đất của thành phố.

Ngày 22/2/2000, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển nhượng phần hùn vốn khách sạn Vạn Xuân. Trong đó nêu Công ty DV và TM thu hồi khoản vốn chuyển nhượng hùn vốn khách sạn Vạn Xuân là 8.223.235.332 đồng, nộp ngân sách thành phố. Các khoản lỗ từ kinh doanh khách sạn Vạn Xuân do Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát giải quyết.

Ngày 6/2/2006, UBND TP Hồ Chí Minh có Quyết định cho Công ty Vạn Thịnh Phát được thuê đất sản xuất kinh doanh tại 187A, 187H, 193-203 Trần Hưng Đạo. Trong đó, diện tích thuê là 1.985m2, mục đích cho thuê là để làm khách sạn và văn phòng, thời hạn cho thuê đất hết năm 2020.

Ngày 7/12/2012, Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ về tài chính bất động sản DATC, có chứng thư thẩm định giá trị quyền sử dụng đất tại 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo là 204.281.789.000 đồng.

Ngày 21/1/2013, Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cùng Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh có biên bản họp thẩm định giá. Ngày 1/2/2013, Sở Tài chính có tờ trình về việc thẩm định giá theo cơ chế thị trường để Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi chuyển hình thức sử dụng đất từ “thuê đất” sang “giao đất có thu tiền sử dụng đất” để làm văn phòng cho thuê và trụ sở văn phòng (đất chuyên dùng). Tổng giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng.

Ngày 17/4/2012, UBND TP Hồ Chí Minh có Quyết định về việc duyệt giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng. Đến ngày 17/4/2015, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp đủ số tiền trên.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định: “UBND TP Hồ Chí Minh không tính doanh thu bãi đỗ xe theo quy định, làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. TP Hồ Chí Minh áp dụng suất đầu tư không đúng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô nhỏ hơn 20 ha, làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng, dẫn tới làm giảm giá trị quyền sử dụng đất”.

Đến thời điểm thanh tra, dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng làm trụ sở của công ty, văn phòng cho thuê VTP Office Building.

Thanh tra Chính phủ khẳng định: "Vị trí nhà đất trên là tài sản công, việc giải quyết phải được hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt”.

Do đó, “Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự gây thất thoát tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không để thất thoát tài sản của nhà nước”, Thanh tra Chính phủ đề nghị.

Việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cơ quan thanh tra gọi tên như nêu trên không phải là lần đầu tiên, mà trước đó, doanh nghiệp này được dư luận quan tâm vì dính lùm xùm “bảo lãnh” tại một ngân hàng được cho là có mối quan hệ tín dụng thân thiết cho khoản chi vay dự án.

Khu đất số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Đáng nói, Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan đã được nhắc đến nhiều và được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng nêu trên.

Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ phát hiện Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh để lập dự án, rồi mang đi thế chấp ngân hàng để vay tiền ngân hàng trái luật.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 của 4 cơ sở nhà, đất nói trên.

Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nêu tại kết luận này đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền…

1 Likes

Câu chuyện về mô hình kiểu chẻ nhỏ bất động sản cho nhà đầu tư nhỏ, các quỹ đầu tư bất động sản REIT và rộng ra là các app fintech đầu tư nhỏ: mấu chốt ở 2 điểm

  • Thiếu thông tin cụ thể về rủi ro, chỉ toàn quảng bá về lợi nhuận tiềm năng

  • Thiếu công bố thông tin về mâu thuẫn lợi ích với khách hàng của các trung gian phân phối.

===========

Hai hôm nay mấy vụ này hot, nên mình viết ngắn lại ở đây. Rảnh sẽ viết dài chi tiết từng phần.

Bản thân các mô hình quỹ đầu tư bất động sản REIT tự phát (không có giấy phép làm REIT) gần đây và các công cụ fintech nó là sản phẩm đầu tư, tồn tại theo nhu cầu của thị trường. Bản thân nó giống điện hạt nhân, hay lửa, có lợi, có hại.

Quan trọng là khi mà người ta đầu tư, người ta phải được tư vấn nó là cái gì. Từ câu chuyện THM, trái phiếu phát hành riêng lẻ, đến câu chuyện các quỹ REIT tự phát, rồi app fintech, nút thắt quan trọng nhất đã bị bỏ quên trong đa số các tranh luận.

Đó không phải là ông có làm trái luật hay không. Nope, không trái luật, chỉ là nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ. Tự chơi tự chịu, vì chưa có qui định, y chang như crypto chứ gì.

NHNN cũng cảnh báo crypto rồi.

Không cấm là được làm. Nhiều anh em hôm qua comment cũng nói rồi. Nhưng đó chỉ là mảng ít quan trọng nhất.

Mảng quan trọng nhất: người quảng bá các sản phẩm này có thông tin đầy đủ cho người mua về lợi ích cũng như rủi ro của sản phẩm chưa?

Ví dụ, coi đống quỹ REIT của Mỹ như bên dưới. Có mảng lời nhiều 50%+, có mảng lỗ sấp mặt 28%, trong số lỗ sấp mặt có 1 trai đẹp đã lỗ hẳn 80% vì đụng vô cái building nào chết cái building đó (còn xui hơn Credit Suisse). UK cũng có 1 trai REIT tương tự, all in vào khu giảm mạnh nhất nước Anh, quất hẳn 17 cái building (how can he do that!) Mấy khách mua REIT này thì 10 năm sau chưa biết có về bờ chưa nữa.

Vậy cho nên, rủi ro và lợi ích song hành.

Vấn đề là, người mua/sử dụng sản phẩm, đã biết điều đó chưa? Họ có biết rằng bên cạnh cái lợi nhuận “kỳ vọng” mà ghi như kiểu “đảm bảo” đó có thể đảo chiều, từ kỳ vọng lời 50% còn kỳ vọng lỗ 60% khi thị trường thay đổi hôn?

Họ đã được cho biết họ đang ký hợp đồng gì, hợp tác với ai, rủi ro ra sao chưa? Qua comment hôm qua, nhiều bạn mới tá hỏa đi tìm hiểu mình đang gửi tiền cho ai, như thế nào. Và không ít bạn vừa phát hiện có những app bảo là gửi tiền tiết kiệm, nhưng hợp đồng là … hợp tác kinh doanh, ahihi.

Vậy là phía bên giới thiệu app không sòng phẳng rồi.

Giống như mấy CTCK, ngân hàng bán trái phiếu phát hành riêng lẻ cho khách thì đã tư vấn cho khách như thế nào? Khách có biết họ đang mua cái gì không, hợp đồng là gì (nếu khách không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì tất nhiên là không thể mua, vậy cái hợp đồng đó đương nhiên sẽ là một cái gì đó huyền ảo)?

Vậy điểm đầu tiên là: nhà đầu tư phải được giải thích rõ ràng về rủi ro và lợi ích khi mua. Nhiều app hiện tại chỉ toàn thấy số lợi nhuận kỳ vọng “có thể lên đến xx%”, hổng thấy ghi “có thể lỗ đến xxx%” đâu hết. Có chỗ còn dám cam kết lợi nhuận!

==========

Điểm mấu chốt thứ 2, dùng người nổi tiếng quảng bá sản phẩm. OK, không vấn đề. Nhưng quan trọng là gì?

Mỹ mới phạt chị Kim Kardashian 1,6 triệu đô vì đi quảng bá crypto. Vậy vì sao phạt? Không phải tại bản chất của quảng cáo crypto, mà là chị quảng cáo cho sản phẩm MÀ KHÔNG CÔNG KHAI THÔNG TIN LÀ CHỊ NHẬN TIỀN ĐỂ QUẢNG CÁO!

Cụ thể: “She did not disclose that she was paid for the endorsement, therefore breaching advertising and anti-touting laws.”

Nghĩa là luật về quảng cáo, bảo vệ người tiêu dùng có thể dùng để phạt mấy vụ này thật nặng, nếu KOL đi quảng bá sản phẩm mà không tiết lộ lợi ích của mình nhận được khi quảng bá, ví dụ làm adivisor nhận tiền, nhận tiền quảng cáo, .v.v

SEC đang đề ra 1 khung mới, cho phép phạt tù và nâng khung phí phạt lên 27 lần so với hiện tại với những quảng bá sai sự thật và không công bố thông tin về lợi ích nhận được khi quảng bá.

Vậy vấn đề thứ hai: phạt tiền và công bố mâu thuẫn lợi ích.

Nghĩa là mấy vị quảng bá, bán sản phẩm phải công bố mình nhận lợi ích gì từ sản phẩm, để khách biết mà dè chừng, kiểu “con bán cho chú cái này, công ty cắt cho con 5% phí từ tiền chú bỏ vô. Chú tin con đi, con rất lương thiện, chỉ muốn tốt cho chú”. 😁

Cho nên bản thân sản phẩm nó tồn tại là do có nhu cầu. Còn người ta vì boost nhu cầu lên bán hàng mà lờ đi chuyện công bố rủi ro và công bố mâu thuẫn lợi ích khi quảng bá thì là bậy, phải phạt nặng.

Do đó, câu chuyện nên tập trung vào 2 điểm yếu nhất phổ biến của các sản phẩm này:

  • Thiếu thông tin cụ thể về rủi ro

  • Thiếu công bố thông tin về mâu thuẫn lợi ích với khách hàng của các trung gian phân phối.

Vấn đề của nhiều vụ như condotel, THM, các crypto lừa đảo, có liên quan đến rất nhiều vụ lơ là trách nhiệm của các kênh phân phối.

Người ta hay nói “có chơi, có chịu”. Nhưng nhiều khách hàng đâu biết làm sao tìm hiểu về rủi ro. Trách nhiệm đó không thể pass hoàn toàn cho khách được.

Còn nếu 1 cái tổ chức nó đã chủ định lừa đảo, thì kiểu gì nó cũng lừa. Và cơ quan quản lý cũng không thể biết ông nào làm thật, ông nào làm không thật, chỉ có thể cảnh báo chung chung thôi.

Vì vậy mới cần mấy người làm analyst đưa ra ý kiến.

Nhu cầu về các platform đưa ra ý kiến phân tích như Seeking Alpha cho khách nhỏ lẻ hình thành từ đó. From Social Trading to Social Financial Analysis. 😁

Nguồn: Bài viết từ Facebook của Tiến Sĩ Hồ Quốc Tuấn

Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 10/10: Gom mạnh cổ phiếu bất động sản, mua ròng 610 tỷ đồng

## (ĐTCK) Khối ngoại tiếp tục giao dịch tích cực khi mua ròng xấp xỉ 610 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với phiên trước đó, với tâm điểm mua vào là cặp đôi bất động sản NVL và BCM.

Trên sàn giao dịch HOSE, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào 52,21 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào là 1.458,13 tỷ đồng, giảm 37,71% về lượng và 40% về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 7/10).

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 38,25 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 879,27 tỷ đồng, giảm 55,34% về lượng và 59,56% về giá trị so với phiên trước đó.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16,96 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng đạt 578,86 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần về lượng và hơn gấp đôi về giá trị so với phiên trước.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cặp đôi bất động sản. Cụ thể, NVL được mua ròng 116,39 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,43 triệu đơn vị và BCM được mua ròng 91,89 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 1 triệu đơn vị.

Tiếp theo đó, DGC được mua ròng 50,88 tỷ đồng, HPG được mua ròng 35,75 tỷ đồng, CTG được mua ròng 27,7 tỷ đồng, MSN được mua ròng hơn 23 tỷ đồng…

Ở chiều ngược lại, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu STB với khối lượng bán ròng đạt 1,42 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 22,32 tỷ đồng. Còn lại các mã đều bị bán ròng chưa tới 10 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 1,3 triệu đơn vị, với tổng giá trị đạt 42,48 tỷ đồng, giảm 27,28% về lượng nhưng tăng 4,76% về giá trị so với phiên trước đó.

Ở chiều ngược lại, khối này cũng tăng mạnh bán ra với khối lượng 91.990 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 1,98 tỷ đồng, cùng giảm hơn 93% cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 1,21 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 40,5 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần về lượng và 3,5 lần về giá trị so với phiên trước.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng 599.600 đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 26,35 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là PVS được mua ròng 595.600 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 14,17 tỷ đồng.

Trái lại, cổ phiếu VCS bị bán mạnh nhất với khối lượng bán ròng đạt 12.430 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 0,71 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 326.690 đơn vị với tổng giá trị đạt 14,73 tỷ đồng, tăng 11,6% về lượng và 23,89% về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, khối này bán ra 614.420 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 24,61 tỷ đồng, tăng 69,97% về lượng và tăng gấp gần 12 lần về giá trị so với phiên trước.

Do đó, phiên này khối ngoại bán ròng 287.730 đơn vị, tăng gấp hơn 3 lần so với phiên trước; tổng giá trị bán ròng 9,88 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 9,99 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu ACV với giá trị đạt 8,32 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 106.100 đơn vị. Trong khi BSR dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh về khối lượng, đạt 133.200 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 2,66 tỷ đồng.

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VEA với khối lượng đạt 393.000 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 16,92 tỷ đồng.

Các mã bị bán ròng mạnh khác là QNS đạt hơn 3 tỷ đồng, VTP và LTG cùng đạt hơn 1 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 10/10, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng 17,88 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 609,48 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước ngày 7/10 (mua ròng 278,1 tỷ đồng).

Thế khó bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Tín dụng bị thắt chặt, lãi suất tăng mạnh trong bối cảnh kênh huy động vốn từ trái phiếu gặp khó và thời điểm đáo hạn đang đến gần đang tạo ra áp lực lớn về dòng tiền đối với doanh nghiệp bất động sản.

Tắc nghẽn dòng vốn tín dụng

Nhớ lại thời điểm đầu năm 2022 khi tín dụng bất động sản bị “siết” đột ngột, Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group không quên được cảm giác “rất sốc, rất bất ngờ”.

Theo ông Hưng, quyết định này đã khiến doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nhiều hợp đồng mua bán đã ký với người mua nhà, khách hàng đã giải ngân 30% vốn tự có, nhưng đến lượt ngân hàng thì lại “đóng cửa”.

Dòng tiền vào thị trường bất động sản bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Chủ đầu tư không có nguồn tiền để tiếp tục triển khai dự án, khách hàng cũng dang dở việc mua nhà.

Hay như trường hợp nhiều chủ đầu tư đã ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu, chủ đầu tư đã giải ngân phần nghĩa vụ thanh toán của mình nhưng ngân hàng không thể giải ngân phần còn lại cũng khiến việc thi công dự án bị đình trệ, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

Ông Hưng nhìn nhận, thị trường bất động sản đang gặp điểm nghẽn rất lớn về dòng vốn. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và thị trường bất động sản, có đến khoảng 80% vốn vào thị trường đều từ phía ngân hàng cung cấp.

Thực tế trong vài năm gần đây, nguồn vốn tín dụng vào thị trường bất động sản đã bị kiểm soát và ngày càng chặt chẽ hơn. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, một số ngân hàng đã có “lệnh” tạm dừng hoặc hạn chế cho vay đối với bất động sản.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có điều chỉnh nới room tín dụng, song mức nới room rất thấp và chỉ nới với một số ngân hàng vẫn chưa thể giúp các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà hết “khát vốn”.

Nhiều ngân hàng được tăng room, nhưng mức tăng cao nhất khoảng 4%, thấp nhất khoảng 0,7%. Hơn nữa, phần nới room này không chỉ cho bất động sản mà còn cho các ngành nghề khác, do đó, sự tác động đối với thị trường là không đáng kể.

Theo nhiều chuyên gia, việc nới room chủ yếu chỉ giúp hoàn thành các dự án dở dang. Hạn mức nới room tín dụng thấp, dư địa cho vay còn ít sẽ không đủ đáp ứng hết lượng hồ sơ đăng ký vay tồn đọng, khó vực dậy thị trường đang trầm lắng.

Đáng chú ý, khả năng có room tín dụng mới cho bất động sản là rất “mong manh”. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định sẽ vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu tín dụng khoảng 14% trong năm 2022. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh để tạo động lực tăng trưởng bền vững, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản.

Trong khi nguồn vốn tín dụng tiếp tục ách tắc thì lãi suất ngân hàng tăng cao đang tiếp tục gia tăng khó khăn cho các doanh nghiệp. Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã tăng lãi suất cho vay. Mức điều chỉnh thấp nhất ở khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, lãi suất cho vay doanh nghiệp tăng 0,1-0,5%/năm, lãi suất cho vay cá nhân tăng dưới 1%/năm,.

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, lãi suất cho vay doanh nghiệp tăng tới 0,5-1%/năm và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp đang phải đi vay với mức lãi suất từ 9-9,7%, cao hơn so với mức 8%/năm trong thời điểm dịch bệnh.

Điều này đang làm tăng đáng kể chi phí vốn cho doanh nghiệp, gây thêm gánh nặng về dòng tiền, nhất là trong bối cảnh thị trường trầm lắng, thanh khoản bất động sản sụt giảm rõ rệt.

Mặt khác, lãi suất huy động tăng cao, trong bối cảnh kinh doanh có những rủi ro bất ổn, cũng khiến đa số người dân chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư bất động sản, càng khiến thị trường kém sôi động, khó phục hồi.

Khó khăn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu bủa vây

Không chỉ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thực tế cho thấy, tất cả các dòng vốn đổ vào thị trường đều đang ách tắc, trong đó có kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Nếu như trong vài năm trở lại đây, trái phiếu là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp thì 7 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp bất động sản chỉ phát hành 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm mạnh so với những năm trước.

Sự chững lại đáng lo ngại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản khiến cho nhiều dự án không được tiếp tục triển khai, nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dư nợ trái phiếu chuẩn bị đáo hạn.

Theo Bộ Tài chính, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2% (khoảng 62.470 tỷ đồng).

Theo đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, đây là con số rất lớn, các doanh nghiệp đang rất cần huy động vốn để đáo hạn hoặc trả nợ cho các khoản trái phiếu này.

Với bối cảnh kinh doanh khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp rất khó để có thể thu xếp dòng vốn trả nợ cho các nhà đầu tư. Cả hai cách xử lý trái phiếu đáo hạn: Một là mời công ty tư vấn, công ty kiểm toán rà soát lại tài chính của doanh nghiệp và mạnh dạn phát hành tiếp một đợt trái phiếu nữa để đáo hạn; hai là tìm mọi cách thanh lý tài sản, thanh lý dự án để trả nợ nhà đầu tư đều khó khả thi.

Đối với giải pháp phát hành thêm một đợt trái phiếu để trả nợ, với thị trường như hiện nay, việc huy động là rất khó. Còn nếu thanh lý tài sản, các thủ tục cũng rất phức tạp. Trong khi đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu là “con nợ” của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức. Đến thời hạn, doanh nghiệp không thanh toán được, dự án mất khả năng thanh khoản, họ có thể phá sản.

Một nguồn vốn khác của các doanh nghiệp bất động sản là vốn từ thị trường chứng khoán. Đây là nguồn cứu cánh của một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn đã lên sàn trong những năm qua. Tuy nhiên, dòng vốn này đang giảm sút do giá cổ phiếu xuống thấp và thanh khoản thấp. Chứng khoán giảm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp hủy kế hoạch phát hành thêm.

Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc thay đổi kế hoạch huy động vốn trong bối cảnh thị trường xuất hiện nhiều diễn biến không thuận lợi.

Đơn cử như mới đây, Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán: ASM) đã thông báo huỷ phương án phát hành cổ phiếu vào ngày 22/9. Theo Hội đồng quản trị doanh nghiệp, việc hủy phương án phát hành cổ phiếu là do kinh tế thế giới có nhiều bất ổn.

Trước đó, tại nghị quyết ngày 8/6, doanh nghiệp này đã thông qua phương án phát hành hơn 168 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu bằng phương thức thực hiện quyền mua với tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 2 quyền mua sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới.

Công ty cổ phần Louis Capital (mã chứng khoán: TGG) cũng công bố tài liệu cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường với tờ trình cổ đông về việc hủy phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư, vốn đã được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Nguyên nhân là do phương án phát hành không còn phù hợp với tình hình hiện tại.

Cụ thể, cổ phiếu TGG chỉ giao dịch ở mức 3.000 đồng trong thời gian gần đây, giảm khoảng 70% so với giá dự kiến phát hành riêng lẻ.

Không tạm dừng hay huỷ phương án phát hành, nhưng Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã chứng khoán: DIG) dự kiến xin ý kiến cổ đông điều chỉnh kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ gần 16,4% tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần 2 dự kiến diễn ra ngày 12/10. Đây đã là lần thứ hai doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch chào bán cổ phiếu.

Ban đầu, doanh nghiệp dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá 30.000 đồng, nhưng sau đó điều chỉnh thành chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng. Trước thềm cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường lần 2, doanh nghiệp điều chỉnh phương án thành chào bán 100 triệu cổ cổ phiếu với giá 15.000 đồng.

Việc điều chỉnh kế hoạch phát hành này diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu DIG giảm hơn 70% so với đỉnh hồi tháng 1/2022. Hiện cổ phiếu DIG giao dịch quanh ngưỡng 24.000 đồng, cao hơn gần hai lần so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022, lượng lớn vốn đã được huy động trên thị trường chứng khoán từ hình thức phát hành ra công chúng/ phát hành cho cổ đông hiện hữu chiếm ưu thế. Đặc biệt trong năm 2021, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, quy mô huy động vốn cổ phần tăng vọt.

Tuy nhiên, việc thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn downtrend từ tháng 4 năm nay, chỉ số Vnindex từ hơn 1.500 điểm đến nay chỉ còn hơn 1.000 điểm đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thay đổi phương án phát hành cổ phiếu, khó huy động được nguồn vốn trên thị trường.

Doanh nghiệp bất động sản chật vật xoay sở

Trước bối cảnh hầu hết các kênh huy động vốn đều “hẹp cửa” với doanh nghiệp bất động sản, có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường đã lựa chọn chủ động cắt giảm đầu tư, thu hẹp lĩnh vực hoạt động phát triển.

Xu hướng nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là hoạt động cầm chừng để chờ chính sách.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) Nguyễn Thị Như Loan cho biết, trong 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp chọn phương án đầu tư chậm, chờ các chính sách được giải quyết một cách thống nhất, đồng bộ.

QCG cũng không mở rộng đầu tư vì không biết tình trạng bế tắc này còn kéo dài bao lâu. Thay vì phát triển nhanh, doanh nghiệp này chọn cách thận trọng, hoạt động cầm chừng.

Đây cũng là động thái chung của nhiều doanh nghiệp, nói như ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, diễn biến này chính là sự thanh lọc của thị trường bất động sản.

Thế khó bủa vây khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải co cụm, chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Ở đó, các doanh nghiệp yếu kém, không đủ năng lực và tiềm lực tài chính sẽ buộc phải rời bỏ thị trường.

Bên cạnh đó, thay vì đầu tư dàn trải, trong bối cảnh nguồn vốn bị siết chặt, doanh nghiệp cũng cần tính toán lại các dự án, dự án nào không khả thi sẽ phải điều chỉnh để tập trung phát triển các dự án có tính hấp thụ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm có dòng tiền và sớm quay vòng dòng vốn đầu tư.

Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn thanh lọc rất mạnh để chọn ra những doanh nghiệp thực sự uy tín, đủ tiềm lực và các dự án tốt, có tiềm năng phát triển, ông Đính nhấn mạnh.

Về phía doanh nghiệp, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch VNGroup cho rằng, trong bối cảnh các nguồn vốn từ tín dụng, trái phiếu bị siết chặt, các doanh nghiệp cần đa dạng các kênh huy động vốn.

Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng dựa trên bốn nguồn vốn chính bao gồm: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, trái phiếu và nguồn vốn nhờ hợp tác với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư trên thị trường.

Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản nên mở rộng kênh vốn từ khách hàng và đối tác cũng như tranh thủ huy động vốn từ ngân hàng. Muốn làm được điều này trước hết, doanh nghiệp cần có một dự án khả thi, với phương án kinh doanh tốt, tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đây là điều các ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm.

Thứ hai, doanh nghiệp cần có uy tín, không có nợ xấu, hoạt động kinh doanh công khai, minh bạch để có được niềm tin của các ngân hàng và nhà đầu tư. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần có hệ thống quản trị tốt để quản lý được dòng tiền đầu tư một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao, tránh đầu tư dàn trải, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, theo ông Đính, để huy động vốn từ các khách hàng, nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng cần đưa ra nhiều ưu đãi cho khách hàng, xây dựng phương án tài chính hấp dẫn cũng như sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý và tiến độ triển khai để có thể mở bán dự án ra thị trường.

DIG: Chủ tịch DIC Corp ‘khoe’ quỹ đất 10.000ha, làm 50 năm không hết

Chủ trương của DIC Corp trong năm 2022 là bán các dự án nhỏ, không có hiệu quả kinh doanh, và tập trung vào các đại dự án. Đoàn Chủ tịch kỳ vọng công ty sẽ hoàn thành kế hoạch năm trong quý IV/2022.

Cơ sở nào để DIG hoàn thành kế hoạch năm?

Ngày 12/10, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Việt Nam (HoSE: DIG – DIC Corp) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2022 với tất cả các tờ trình được thông qua.

Một trong các nội dung đáng chú ý được Đoàn Chủ tịch chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường là DIC Corp sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch lãi trước thuế cả năm 2022 là 1.900 tỷ đồng.

Như đã biết, lũy kế nửa đầu năm 2022 ghi nhận lãi công ty chỉ đạt vỏn vẹn hơn 190 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa lãi trước thuế DIC Corp 2 kỳ BCTC còn lại của năm 2022 (quý III và quý IV) phải là hơn 1.700 tỷ đồng để đạt chỉ tiêu năm.

Ông Hà Văn Tăng – thành viên HĐQT DIC Corp cho biết doanh nghiệp dự kiến sẽ tính toán chuyển nhượng một loạt tài sản kinh doanh không hiệu quả.

“Khoản thu về sẽ tương đối lớn. Song song với việc chuyển nhượng, chúng tôi cũng đã hoàn thành chủ trương mở bán dự án DIC ở Hậu Giang, dự kiến tuần sau sẽ chính thức tổ chức lễ bán hàng. Doanh thu đợt 1 dự kiến là 800 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận khoảng 23-25%. Tuy vậy, do đã nộp tiền thuê sử dụng đất dự án này từ trước nên tỷ suất sinh lợi sẽ tốt hơn con số kể trên”, ông Tăng nói.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn – Chủ tịch HĐQT DIC Corp cho biết chủ trương công ty là bán một số dự án nhỏ, kinh doanh không hiệu quả và tập trung các dự án lớn. “Một số dự án ở Hậu Giang, Nam Vĩnh Yên, Hà Nam dự kiến sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho các cổ đông”, ông Tuấn cung cấp thông tin.

Định hướng phát triển DIC Corp trong 5 – 10 năm tới

Trước câu hỏi của nhiều cổ đông kế hoạch chiến lược phát triển DIC Corp trong tầm nhìn 5 – 10 năm tới, ông Tuấn cho biết hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở, đất ở, đất khu công nghiệp… chiếm 80% doanh thu. Lĩnh vực thứ 2 DIC Corp hướng tới là du lịch do đã có kinh nghiệm đầu tư ở lĩnh vực này.

“Lợi nhuận từ bất động sản sẽ đổ vào lĩnh vực du lịch, DIC Corp sẽ đầu tư các khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao ở các tỉnh thành suốt đất nước, ở các tỉnh hẻo lánh thì chấp nhận đầu tư khách sạn 4 sao. Thậm chí, chúng tôi còn muốn đầu tư ra nước ngoài”, ông Tuấn nói.

Một lĩnh vực nữa DIC Corp muốn đầu tư là tham gia các dự án PPP. Ông Tuấn cho biết công ty đã nghiên cứu đoạn PPP từ Phú Túc đi Dầu Giây, tổng chiều dài khoảng 60km, DIC Corp đang đề nghị Nhà nước tài trợ 30% đoạn đường, thu phí dự kiến từ 19 – 20 năm. Công ty cũng đang nghiên cứu đoạn từ Bà Rịa sang Vũng Tàu, tổng chiều dài 15km…

“Các dự án của DIC có quy mô trên dưới 10.000ha, đất bồi thường trên dưới 1.000ha, làm 50 năm nữa cũng chưa hết”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn khẳng định.

Chia sẻ thêm về định hướng kinh doanh, Thành viên HĐQT ông Hà Văn Tăng cho biết DIC Corp chủ trương đầu tư các dự án có quy mô lớn, kết nối hạ tầng thuận lợi. Công ty sẽ đóng vai trò là chủ đầu tư cấp 1, thực hiện bồi thường, xác định nghiệp vụ tài chính, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản… và mời các nhà đầu tư cấp 2 cùng DIC Corp phát triển.

“Như vậy, DIC Corp sẽ có thể triển khai đồng bộ các dự án; huy động được nguồn lực các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hiện thực hóa quy hoạch dự án; ba là có thể dánh giá lại tài sản góp vốn, các cơ hội thay thế, qua đó có thể giảm bớt các rủi ro, giảm chia sẻ nguồn vốn tập trung đầu tư. Dự án Đại Phước là một minh chứng điển hình”, ông Tăng nói.

Ông cũng cho biết, DIC Corp chủ trương thời gian tới sẽ đẩy mạnh thực hiện M&A các dự án địa ốc. “Thời gian qua, lãi suất cho vay tăng, cơ hội triển khai các dự án khó hơn, đặc biệt quy định mới về việc dự án sẽ bị thu hồi nếu không thể triển khai, chủ đầu tư sẽ không được bồi hoàn chi phí. Nhà đầu tư không có năng lực sẽ gặp khó khăn. Do đó, DIC Corp sẽ tập trung M&A các dự án bất động sản có quy mô, dĩ nhiên là phải đảm bảo pháp lý chuẩn mực”, ông Tăng nói.

Bên cạnh đó, DIC sẽ tập trung nguồn thu từ các lĩnh vực để tham gia đấu giá đất ở các tỉnh kêu gọi đầu tư. Ông Tăng đánh giá đây là cơ hội tốt để có mặt bằng và điều kiện để đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án, mở bán hàng. Như vậy, sẽ tránh được trường hợp như nhiều dự án chỉ còn vài chục m2 đất mà vẫn không được giao đất với lý do đất không liền mạch. Ngoài ra, cứ hàng tháng 11 là DIC Corp sẽ có các kế hoạch cho năm sau và rà soát kế hoạch 5 năm định kỳ, HĐQT sẽ căn cứ diễn biến thị trường để phát triển thêm các lĩnh vực hiệu quả.

Dự án Long Tân

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, lũy kế thực hiện là 156,15ha/331ha với tổng kinh phí 1.324,476 tỷ đồng. Dự kiến đầu năm 2023 sẽ được giao đất đợt 1 khoảng 82,11ha, đủ điều kiện khởi công xây dựng.

Trong quá trình triển khai thực hiện, do nhiều biến động về thị trường, định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương… dẫn tới chi phí thực tế thực hiện dự án tăng cao. Do đó, các cổ đông tại ĐHĐCĐ bất thường đã thông qua việc tăng tổng mức đầu tư sau thuế dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị du lịch Long Tân lên gần 15.712 tỷ đồng.

Cụ thể, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng 780 tỷ đồng; tiền sử dụng đất phải nộp tăng 1.294,2 tỷ đồng; chi phí thực hiện Kè chống sạt lở bờ sông tăng 473,9 tỷ đồng; chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật do điều chỉnh theo công suất đàu tư mới nhất hơn 297 tỷ đồng.

Chia sẻ thêm tại ĐHĐCĐ bất thường, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn cho biết quá trình đền bù, bồi thường gặp nhiều khó khăn. “Nhiều lô đất đã qua vài đời chủ, bộ phận đền bù của công ty phải xuống tận Cà Mau, Vĩnh Long để xác minh, đền bù vì sợ kiện cáo sau này. Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm sẽ giải quyết nhanh công tác đền bù dự án”.

Với tiềm năng đó, ông Tuấn khẳng định trong 3 năm tới cổ đông sẽ được thụ hưởng lợi ích từ các dự án.

Ông cũng cho biết việc huy động trái phiếu, cổ phiếu nhằm có vốn đối ứng giải phóng mặt bằng dự án Long Tân. Hiện tại, DIC Corp có hơn 2.000 tỷ gửi NH, 1.500 tỷ phát hành trái phiếu nhưng không dùng được vì phải có vốn đối ứng doanh nghiệp là 44%.

“Tức là nếu doanh nghiệp giải ngân 4 đồng, thì ngân hàng giải ngân 6 đồng. Do đó chúng ta phải có vốn đối ứng. Ví dụ, chúng ta đang gửi tại Vietinbank trên 380 tỷ, nhưng ko dùng được vì DIC Corp cũng đang vay ngân hàng này để nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, DIC Corp cũng có khoản vay 990 tỷ với Agribank nhưng chưa được giải ngân”, ông Tuấn nói.

Từ đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải phát hành thành công 1.500 tỷ đồng cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Ông cho biết trong trường hợp không phát hành hết, HĐQT sẽ phân phối số cổ phiếu còn lại cho những ai có nhu cầu, ưu tiên các cổ đông hiện hữu, và sau đó là các tổ chức/cá nhân bên ngoài. “Bản thân tôi hy vọng cổ đông sẽ mua hết”, ông Tuấn nói.

Thui chủ tịt dig lo khoản trái phiếu trc đi :joy::joy::joy:

1 Likes

Trung Quốc tung biện pháp mạnh cứu thị trường bất động sản

Một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang có kế hoạch mua nhà từ các nhà phát triển bất động sản với số lượng lớn hoặc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước hành động tương tự.

Dẫn nguồn từ Securities Times của Trung Quốc, Bloomberg cho biết, trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy thị trường bất động sản Trung Quốc, một số chính quyền địa phương nước này đang mua vào một lượng lớn nhà ở từ các nhà phát triển hoặc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước hành động tương tự.

Trung Quốc tung biện pháp mạnh cứu thị trường bất động sản - 1

Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản (Ảnh: Bloomberg).

Theo đó, chính quyền thành phố Tô Châu, phía đông tỉnh Giang Tô đang có kế hoạch mua khoảng 10.000 đơn vị nhà ở. Chính quyền thành phố Tế Nam ở tỉnh Sơn Đông cũng đang đề xuất mua 3.000 đơn vị nhà ở để cho thuê.

Ngoài ra, các thành phố như Hồ Châu ở tỉnh Chiết Giang cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước mua nhà từ các chủ đầu tư đang gặp khó khăn.

Chính quyền thành phố Thông Hoa của tỉnh Cát Lâm cũng đã chi ra 32,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 4,5 triệu USD) để mua bất động sản từ nhà phát triển Poly thuộc sở hữu nhà nước để tái phát triển khu ổ chuột.

Tương tự, một địa phương ở tỉnh Tân Cương cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước mua nhà với số lượng lớn và chuyển đổi chúng thành nhà trợ cấp xã hội.

Theo Bloomberg, không rõ liệu những giao dịch đó có được chính quyền trung ương Trung Quốc thông qua hay không, nhưng rõ ràng các cấp chính quyền địa phương đang vào cuộc nhiều hơn để cứu thị trường bất động sản. Trước đó, Trung Quốc cũng đã tung ra nhiều biện pháp để ngăn chặn đà lao dốc của thị trường nhà đất như giảm lãi suất cho vay thế chấp, nới lỏng kiểm soát thị trường bất động sản… Tuy nhiên những biện pháp này vẫn không kích thích được nhu cầu mua bất động sản.

Các gói chính sách bất động sản mới nhất của Trung Quốc công bố đầu tháng 10 cũng không khiến doanh số bán hàng khởi sắc. Theo China Index Holding, giao dịch nhà ở tại 20 thành phố lớn của Trung Quốc trong tuần đầu tháng 10, tuần kích cầu tiêu dùng lớn nhất ở Trung Quốc, vẫn giảm 38% so với năm ngoái.

Triển vọng của thị trường bất động sản Trung Quốc u ám hơn khi nước này tiếp tục kiên định chính sách zero covid. Trong bối cảnh đó, doanh số bán máy đào của nước này cũng giảm 25% trong tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ 18 liên tiếp. Điều đó cho thấy lĩnh vực xây dựng, bất động sản của nước này vẫn trầm lắng.

Nguồn: Trung Quốc tung biện pháp mạnh cứu thị trường bất động sản | Báo Dân trí

Điều gì đang chờ đợi bất động sản cuối năm?

Theo chuyên gia, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm. Các nhà đầu tư nên nhắm tới việc đầu tư trung và dài hạn, hạn chế đầu tư lướt sóng,…

Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức. (Ảnh minh họa: H.H).

Nguồn cung đang chịu sức ép

Thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn trầm lắng do ảnh hưởng bởi những biến động vĩ mô và động thái điều chỉnh chính sách của cơ quan quản lý.

Theo thống kê của CBRE, nguồn cung căn hộ mở bán mới tại Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù vẫn thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước dịch bệnh.

Cụ thể, trong ba quý đầu năm, thị trường Hà Nội ghi nhận 11.805 căn mở bán mới, tăng 3%. Riêng quý III, thị trường ghi nhận 3.640 căn mở bán mới, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Hơn một nửa các sản phẩm mở bán mới trong quý đến từ phía Tây Hà Nội, tiếp theo khu phía Nam đóng góp 19% tổng nguồn cung mới.

CBRE cho rằng, các yếu tố vĩ mô thay đổi nhanh chóng như việc hạn chế tín dụng, mặt bằng lãi suất tăng, các vấn đề về cấp phép tiếp diễn, trong bối cảnh thị trường quốc tế và khu vực có nhiều biến động, khiến các chủ đầu tư cũng thận trọng hơn khi mở bán sản phẩm mới. Điều này làm cho nguồn cung mới trong chín tháng đầu năm nay chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi về mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng duy trì ở ngưỡng tương đối khả quan, đạt 3.624 căn trong quý vừa qua.

Thống kê của đơn vị này cũng cho thấy, giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp trong quý III ghi nhận cao hơn 23% so với mức giá trung bình của các dự án mở bán cùng kỳ năm trước, chủ yếu do phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn cung đang chào bán trên thị trường.

Theo CBRE, trong hơn hai năm trở lại đây, với việc nguồn cung mới hàng năm ở ngưỡng vừa phải, các khu vực khác nhau tại thành phố lần lượt nâng cấp định vị và tăng giá, tiêu biểu như khu vực quận Từ Liêm, hay huyện Gia Lâm nơi tập trung các khu đô thị lớn, mức giá sơ cấp trung bình hiện tại cao hơn 62-82% so với thời điểm trước dịch.

Giá bán thứ cấp trung bình toàn thị trường cũng cao hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ ba liên tiếp thị trường thứ cấp ghi nhận mức tăng giá theo năm từ 9% trở lên - cao hơn giai đoạn trước, khi các biến động giá thường chỉ ở ngưỡng 2-4% theo năm.

Tại TP HCM, nguồn cung căn hộ mới trong quý III ghi nhận giảm mạnh 80% so với quý trước về 2.851 căn. Hầu hết các dự án mới hoặc giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu đều chỉ cung cấp ra thị trường lượng sản phẩm khá hạn chế, trung bình 200 sản phẩm/dự án cho đợt mở bán. Trong đó, nguồn cung mới tập trung chủ yếu ở phía Đông và phía Nam.

Tuy nhiên, tổng nguồn cung căn hộ mở bán mới trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng lần lượt 142%, 59% và 83% so với cùng kỳ giai đoạn 2019-2021. Điều này đã cho thấy tín hiệu phục hồi từng bước của thị trường căn hộ tại TP HCM sau đại dịch.

CBRE cho biết, sự tăng giá của các dự án mới gần đây và sự giảm sút nguồn cung của các dự án có mức giá thuộc phân khúc trung bình trên thị trường sơ cấp đã thúc đẩy tăng trưởng giá không ngừng trong suốt các quý vừa ra. Giá sơ cấp trung bình trên toàn thị trường căn hộ TP HCM ghi nhận tăng 3,4% so với quý trước và tăng 12% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, phân khúc hạng sang có mức tăng trưởng lên tới 9% so với quý trước, chủ yếu do vị trí của các dự án nằm tại các khu vực đắc địa của TP HCM.

Số căn bán được trong quý III ghi nhận 6.726 căn, mặc dù tỷ lệ bán giảm 36% so với quý trước do nguồn cung mới không nhiều. Tổng số căn hộ bán được trong 9 tháng đầu năm 2022 là 18.520 căn, tăng gần gấp 2 lần số căn chào bán thành công của cùng kỳ năm 2021, tăng 73% so với 9 tháng đầu năm 2020 và đạt gần 77% lượng căn hộ bán được của năm 2019.

Thách thức vẫn còn phía trước

CBRE dự báo, nguồn cung căn hộ mở bán mới trong năm 2022 tại Hà Nội sẽ đạt khoảng 18.000 - 20.000 căn tại Hà Nội, thấp hơn so với mức dự báo trước đây do một số dự án lùi thời gian triển khai sang năm 2023 và các năm sau.

Với khối lượng nguồn cung mới ở ngưỡng tương đối hạn chế, doanh số bán hàng tại Hà Nội dự kiến sẽ vượt nguồn cung mới trong năm nay.

Về giá bán, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội được dự báo sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hàng năm (CAGR) khoảng 8-10% từ nay tới năm 2024.

TP HCM dự kiến sẽ chào đón khoảng 1.822 căn hộ mới từ 11 dự án (65% tập trung chủ yếu tại khu vực phía Đông) trong quý cuối năm, nâng tổng nguồn cung mới dự kiến trong năm 2022 lên 20.054 căn.

Mức giá chào bán được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, nhưng có thể tăng với tốc độ chậm hơn so với các quý trước, ở mức 3-4% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2024.

Chuyên gia CBRE dự báo, trong những tháng cuối năm 2022, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đơn cử, nguồn cung tiếp tục hạn chế, đặc biệt là nguồn cung ở phân khúc trung cấp và bình dân. Đối với những người mua để ở sẽ không có nhiều lựa chọn do hầu hết các nguồn cung mới sẽ tập trung ở phân khúc cao cấp trở lên.

Ngoài ra, mặc dù chính sách thắt chặt tín dụng đang dần được nới lỏng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vẫn vô cùng khó khăn đối với cả nhà đầu tư cá nhân và các chủ đầu tư dự án. Việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng kết hợp giá nhà tiếp tục gia tăng khiến tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm ít nhiều. Tuy nhiên do nguồn cung hạn chế trong khi sức cầu vẫn được duy trì nên sức hấp thụ trên thị trường vẫn ở mức khả quan.

Bên cạnh đó, những thông tin trên thị trường liên quan đến các thay đổi pháp lý (quy định về thời hạn sở hữu chung cư, áp dụng thuế tài sản,…) cũng như những cuộc điều tra trên thị trường về các sai phạm của chủ đầu tư có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý người mua.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, thời điểm này, các nhà đầu tư nên nhắm tới việc đầu tư trung và dài hạn, hạn chế đầu tư lướt sóng, kèm theo kế hoạch rõ ràng về dòng tiền, hạn chế vay và luôn dự phòng một khoảng thời gian thanh khoản dài hơn. Các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ pháp lý dự án, do trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm không có pháp lý rõ ràng ảnh hưởng đến quá trình đầu tư.

Với người mua nhà để ở, chi phí lãi vay đang có xu hướng gia tăng, nên các chính sách bán hàng của chủ đầu tư sẽ là các yếu tố quan trọng để cân nhắc quyết định và lựa chọn.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/dieu-gi-dang-cho-doi-bat-dong-san-cuoi-nam-20221013151140190.htm

2 Likes

DIC Corp (DIG): Ngay khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, Thiên Tân bán ra 3,36 triệu cổ phiếu và lãi tối thiểu 27,76 tỷ đồng

Mặc dù cổ phiếu giảm sâu nhưng cổ đông lớn tiếp tục bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE)

Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thiên Tân vừa bán ra 3.362.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 16,01% về còn 15,46% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 11/10/2022.

Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 11/10 là 24.650 đồng/cổ phiếu, ước tính Thiên Tân đã thu về số tiền lên tới 82,88 tỷ đồng.

Được biết, ngày 7/10/2021, DIC Corp đã phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu chỉ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Như vậy, ngày 7/10/2022, toàn bộ 75 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ được tự do chuyển nhượng.

Kể từ thời điểm phát hành ưu đãi, DIC Corp đã thực hiện phát hành trả cổ tức và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 22%. Như vậy, ước tính giá gốc mua 75 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị pha loãng về 16.393 đồng/cổ phiếu.

Trong danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành riêng lẻ bao gồm 6 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Trong đó, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua tới 38 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 414,5 tỷ đồng sau 1 năm nắm giữ; ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT và hai người con là Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Thanh Huyền được mua tổng cộng 25 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 272,7 tỷ đồng; ông Cao Văn Vũ được mua 10 triệu cổ phiếu, lãi 109,1 tỷ đồng; và CTCP Chứng khoán Liên Việt được mua 2 triệu cổ phiếu, lãi 21,8 tỷ đồng.

Như vậy, nếu tính theo giá mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ cách đây 1 năm và giá phiên ngày 11/10, ước tính CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân sẽ lãi tối thiểu 27,76 tỷ đồng (vốn đầu tư 55,1 tỷ đồng), tương ứng hiệu suất đầu tư sau hơn 1 năm là 50,4%.

DIC Corp (DIG): Ngay khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, Thiên Tân bán ra 3,36 triệu cổ phiếu và lãi tối thiểu 27,76 tỷ đồng ảnh 1
Him Lam và Thiên Tân liên tục bán ra cổ phiếu DIG để giảm sở hữu

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Thiên Tân bán ra cổ phiếu DIG. Tận dụng sự hưng phấn của thị trường năm ngoái, hai cổ đông lớn nhất lần lượt bán ra chốt lời từ cuối năm ngoái tới nay.

Trong đó, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam đã giảm sở hữu từ 21,25% về còn 4,99% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của DIC Corp. Ngoài ra, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng liên tục bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu từ 20,45% về còn 16,89% vốn điều lệ (tính tới 30/6/2022) và hiện tại chỉ còn 15,46% vốn điều lệ.

Đáng chú ý trong danh sách này là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân, tổ chức này được giới thiệu không phải là đơn vị liên quan tới DIC Corp. Tuy nhiên, liên tục được ưu đãi mua trong các đợt phát hành riêng lẻ và xuất hiện nhiều giao dịch trực tiếp với DIC Corp.

Cụ thể, năm 2015, DIC Corp phát hành 19,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.600 đồng/cổ phiếu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua 4,9 triệu cổ phiếu, chiếm 24,6% tổng lượng cổ phiếu phát hành.

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số B11/10 Khu đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu (dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư) và đại diện pháp luật là ông Đỗ Thanh Tùng.

Trong năm 2020, DIC Corp ghi nhận khoản phải thu khách hàng ngắn hạn là 59 tỷ đồng và phải thu khác dài hạn 1.298,2 tỷ đồng liên quan tới CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Tính tới 30/6/2022, DIC Corp tiếp tục ghi nhận 1.298,2 tỷ đồng phải thu dài hạn đối với CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Trong đó, DIC Corp chỉ thuyết minh phải thu dài hạn là các khoản tiền góp vốn để hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư Đức Hoà III – Resco và CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân theo hợp đồng ký ngày 30/11/2020.

Như vậy, về hoạt động kinh doanh, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân có địa chỉ nằm tại dự án của DIC Corp, được “ưu đãi” tham gia liên tục trong các đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ và có hoạt động hợp tác cùng kinh doanh.

Như vậy, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Tân được mua ưu đãi với giá thấp, Công ty này có dấu hiệu bán cổ phiếu sẵn có trong tài khoản vùng giá cao cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trước thời điểm cổ phiếu mua ưu đãi về tài khoản.

DIC Corp (DIG): Ngay khi cổ phiếu phát hành riêng lẻ hết thời gian hạn chế chuyển nhượng, Thiên Tân bán ra 3,36 triệu cổ phiếu và lãi tối thiểu 27,76 tỷ đồng ảnh 2
Cổ phiếu DIG liên tục giảm mạnh từ đầu năm tới nay (Nguồn: FireAnt).

Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân thì liên tục thua lỗ khi nắm giữ cổ phiếu DIG từ đầu năm tới nay. Cụ thể, từ 11/1 đến ngày 14/10, cổ phiếu DIG giảm 74% từ 98.200 đồng về 25.550 đồng/cổ phiếu và thậm chí nếu sử dụng margin, nhà đầu tư cá nhân có thể còn lỗ hơn nhiều con số 74%.

CRE: Tăng vốn điều lệ lên 4.637 tỷ đồng

Sau khi phát hành 60,48 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 201,6 triệu cổ phiếu ra công chúng, vốn điều lệ của Cenland sẽ tăng từ 2.016 tỷ đồng lên 4.637 tỷ đồng.

HĐQT CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã chứng khoán: CRE) vừa thông qua kết quả phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (60,48 triệu cổ phiếu) và chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu (gần 201,6 triệu cổ phiếu).

Kết thúc đợt chào bán, số lượng cổ phiếu chưa phân phối hết hơn 3,35 triệu cổ phiếu. Công ty tiếp tục cháo bán tiếp với mệnh giá 10.000 đồng/cp cho các nhà đầu tư được HĐQT thông qua.

Trong danh sách nhà đầu tư có 7 người gồm bà Vũ Thị Ngọc Ánh mua 2,3 triệu cổ phiếu, ông Nguyễn Minh Hồi mua 1 triệu cổ phiếu và 5 người còn lại mỗi người mua 10.000 cổ phiếu. Thời gian nộp tiền mua số cổ phiếu trên từ ngày 13/10 đến ngày 19/10.

Như vậy, sau hai đợt phát hành, vốn điều lệ Cenland tăng từ 2.016 tỷ đồng lên 4.637 tỷ đồng.

Liên quan đến tình hình giao dịch cổ phiếu, mới đây, ngày 4/10, lãnh đạo của Cenland liên tục thực hiện quyền mua cổ phiếu CRE, gồm ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT (3,7 triệu quyền mua), Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Người được Uỷ quyền CBTT (5,7 triệu quyền mua), ông Vương Văn Tường, Thành viên HĐQT kiêm Thành viên Uỷ ban Kiểm toán (100.000 quyền mua), ông Nguyễn Minh Hồi, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc (930.240 quyền mua), bà Lê Thị Lan, Kế toán trưởng (29.940 quyền mua), ông Mậu Minh Tuyền, Người phụ trách Quản trị Công ty (63.160 quyền mua), bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Tổng Giám đốc (273.988 quyền mua). Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn Thế Kỷ, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Trung Vũ (100,6 triệu cổ phiếu).

Cuối tháng 9, HĐQT công ty phê duyệt phương án mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu 500 tỷ đồng (phát hành ngày 26/3/2021, lãi suất 11%/năm) từ tiền thu được từ đợt phát hành thêm thêm cổ phiếu ra công chúng (2.016 tỷ đồng). Công ty dự kiến mua lại vào tháng 10 hoặc tháng 11 sau khi có thông báo của UBCKNN về việc nhận được báo cáo kết quả của đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.

1 Likes

Thị trường rơi vào trạng thái “quá bán”, thị giá nhiều cổ phiếu bất động sản lớn xuống thấp hơn giá trị sổ sách

Mặc dù đã toàn thị trường đã hồi phục nhất định sau chuỗi ngày giảm sâu nhưng nhìn chung, từ đầu năm đến nay vẫn là giai đoạn tồi tệ đối với cổ phiếu bất động sản. Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm xuống dưới mức giá trị sổ sách, thậm chí chưa bằng nửa giá trị sổ sách.

Điểm danh những “gã khổng lồ” có mức P/B nhỏ hơn 1

Cổ phiếu DXG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh là một trong các cổ phiếu bất động sản được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vốn hoá của công ty đang đạt 10.024,23 tỷ đồng, thuộc top các cổ phiếu có vốn hoá cao nhất. Giá cổ phiếu DXG gần đã tăng 3 phiên liên tiếp và đạt 16.500 đồng/cổ phiếu trong phiên vừa qua, dù vậy giá trị P/B của DXG chỉ đang ở mức 0,7 lần.

Một cổ phiếu “họ Đất Xanh” khác là DXS của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh, sau khi ghi nhận 14 phiên giảm gần như liên tiếp và kế sau đó là 6 phiên “nằm sàn” trong tháng 9 và đầu tháng 10, giá cổ phiếu này vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Giá đóng cửa phiên gần nhất đạt 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức P/B là 0,59 lần.

Một “gã khổng lồ bất động sản” khác là Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long hiện đang có mức vốn hoá đạt 10.262,79 tỷ đồng. Gần đây, giá cổ phiếu NLG đã ghi nhận 3 phiên tăng liên tiếp với một phiên tăng trần vào ngày 12/10, thế nhưng mức P/B chỉ đạt 0,8 lần. Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, doanh thu lũy kế 2 quý đầu của Nam Long ở mức 1.828 tỷ đồng, tăng gần 2,9 lần; lợi nhuận sau thuế đạt 225 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ.

Tiếp theo phải kể đến cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đã có 3 phiên tăng giá liên tiếp và ghi nhận giá chốt phiên gần nhất đạt 4.060 đồng/cổ phiếu, tương đương mức P/B đạt 0,34 lần. Nói cách khác, mức giá thị trường hiện tại của ITA chỉ bằng 1/3 giá trị sổ sách của cổ phiếu này. Theo thống kể của TCInvest, đây cũng là một trong số cổ phiếu có sức bán mạnh nhất trong quãng thời gian thị trường liên tục giảm điểm gần đây. Ngoài ra, cổ phiều này đã vào diện cảnh báo từ 6/9 do vi phạm quy định về công bố thông tin.

Cùng với mức giảm chung của ngành trong thời gian qua, giá cổ phiếu KHG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land đã ghi nhận đà giảm từ giữa tháng 8 cho tới nay, với mức giá đóng cửa đạt 7.140 đồng/cổ phiếu trong phiên 14/10, giá trị P/B của cổ phiếu này đang đạt 0,65.

Trong khi đó, kể từ thời điểm đầu năm, giá cổ phiếu SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) đã giảm mạnh từ vùng đỉnh 26.200 đồng/cổ phiếu về chỉ còn 7.410 đồng/cổ phiếu, hiện P/B của SCR ở mức 0,53 lần. Với mức vốn hoá đạt 2.714,7 tỷ đồng, TTC Land là một trong những công ty lớn nhất có mức giá dưới mệnh giá. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Techcom Securities vẫn có cái nhìn tích cực về triển vọng trung và dài hạn của công ty với các dự án đang hiện hữu và dự án Vịnh Đầm tại Phú Quốc.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa thấp có thị giá chưa bằng nửa giá trị sổ sách

Trong tuần vừa qua, cổ phiếu NBB của Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy đã ghi nhận phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp, giá chốt phiên đạt 17.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức giá trị P/B giảm xuống 0,95 lần. Khối lượng giao dịch trong các phiên giảm sàn cũng tăng mạnh, đạt mức 1,5 triệu cổ phiếu, cao gấp đôi các phiên trước đó. Hồi tháng 9 vừa qua, công ty đã thông qua chào bán 50,2 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Kể từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu D2D của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2 đã ghi nhận đà giảm sâu, kể từ mức đỉnh 63.400 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm, giá cổ phiếu này đã giảm liên tục về mức 29.300 đồng vào cuối phiến 14/10, đưa mức P/B về 0,92 lần. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng đang trở nên ảm đạm khi doanh thu của D2D trong 2 quý đầu giảm mạnh 84,3% xuống còn 17,1 tỷ đồng.

Ngoài ra cũng phải kể đến 2 cổ phiếu có mức P/B khá tương đồng là cổ phiếu ITC của Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà có giá chốt 11.450 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu DRH của Công ty cổ phần DRH Holdings đã ghi nhận giá đóng cửa đạt 5.640 đồng/cổ phiếu. Mức giá trị P/B của 2 cổ phiếu này lần lượt đạt 0,47 lần và 0,43 lần, tức là thị giá chưa bằng một nửa giá trị sổ sách.

Về phần ITC, doanh thu thuần luỹ kế 2 quý đầu của công ty này đạt gần 320 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với VRC, doanh nghiệp này vừa được nêu tên trong số các doanh nghiệp vi phạm các quy định liên quan đến việc phát hành và cung cấp trái phiếu.

Bên cạnh đó, cổ phiếu QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai ghi nhận giá chốt gần nhất đạt 6.280 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức P/B đạt 0,4 lần. Mới đây, công ty này bị nêu tên trong vụ xét xử ông Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư Thành ủy TP. HCM và các đồng phạm liên quan sai phạm chuyển nhượng 32 ha đất dự án Phước Kiển.

KBC: Kinh Bắc “bốc hơi” lợi nhuận 92% sau kiểm toán, cổ phiếu cũng “bốc hơi” 43% giá trị

Sau kỳ soát xét bán niên, KBC ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh, chỉ thực hiện được vỏn vẹn 4% mục tiêu lợi nhuận đề ra sau 6 tháng đầu năm, cổ phiếu cũng “bốc hơi” 43% giá trị sau 2 tháng

Mới đây, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital có động thái mua vào 5.518.000 cổ phiếu KBC, tính theo giá đóng cửa ngày 12/10 là 23.250 đồng/cổ phiếu, ước tính nhóm Dragon Capital đã đầu tư thêm 128,29 tỷ đồng để nâng sở hữu từ 7,71% lên 8,43% vốn điều lệ của KBC.

Về tình hình tài chính, trong báo cáo tự lập lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, KBC ghi nhận doanh thu đạt 1.086,9 tỷ đồng, giảm 60,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.456,7 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, sau kiểm toán, KBC ghi nhận doanh thu đạt 1.085,3 tỷ đồng, giảm 60,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hậu kiểm toán cũng “bốc hơi” 92% chỉ còn 200,8 tỷ đồng, giảm 74,7% so với cùng kỳ.

Không chỉ lợi nhuận sụt giảm mạnh, KBC còn gặp vấn đề lớn với dòng tiền khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm đến 913 tỷ đồng.

Có thể thấy, trên báo cáo tự lập, KBC ghi nhận khoản thu nhập khác trong nửa năm qua lên đến 2.417 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt hơn 2 tỷ đồng. Điều này khiến phần lãi khác của tổng công ty tăng mạnh và đóng góp chính vào khoản lợi nhuận sau thuế 2.456,7 tỷ đồng.

Lý giải về sai lệch trước và sau kiểm toán bán niên năm 2022, KBC cho rằng trong báo cáo tự lập, công ty ghi nhận thu nhập khác tăng đột biến hơn 2.400 tỷ đồng từ việc tăng sở hữu lên 48% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.

Khoản thu nhập tạm thời này được công ty ước tính dựa trên các báo cáo tư vấn thẩm định độc lập với giá trị hợp lý tài sản thuần của CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng vào khoảng 4.805 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Công văn ngày 29/8/2022 của Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y), theo yêu cầu của chuẩn mực soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, EY đang tích cực làm việc với đơn vị tư vấn định giá để soát xét báo cáo định giá nêu trên. Tuy nhiên, do số lượng lớn các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá các bất động sản này, hiện nay, công việc soát xét của EY đối với các báo cáo định giá nêu trên chưa được hoàn tất.

KBC cho hay, việc hoàn tất kế toán ban đầu sẽ được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày mua, vì vậy, báo cáo hợp nhất soát xét bán niên năm 2022 chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch này từ việc định giá theo giá trị thị trường của tài sản thuần của bên bị mua.

Cổ phiếu KBC liên tục giảm mạnh trong những phiên gần đây và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại

Sau khi khoản lãi bị “bốc hơi” do soát xét, giá cổ phiếu của KBC liên tục giảm mạnh trong những phiên gần đây và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vào thời điểm ngày 1/8, để sở hữu 1 cổ phiếu KBC cần đến 39.550 đồng nhưng đến nay, sau khi “giảm giá” 43%, giá cổ phiếu KBC chỉ còn 22.650 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch 14/10. Điều này là một tín hiệu cho thấy sự nghi ngại của nhà đầu tư về tính tin cậy của các số liệu do công ty cung cấp và những rủi ro có thể gặp phải cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường do số liệu không trung thực gây ra.

Năm 2022, KBC có kế hoạch doanh thu 9.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 122% và 372% so với cùng kỳ. Như vậy, với lợi nhuận 200 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, KBC mới đạt được 4,4% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Bọn kbc giấu lợi nhuận đi đâu mà tài thế. :wink:

1 Likes

toàn đầu bếp đại tài mà bác :smiley:

LDG: Thông qua phương án phát hành 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ

Hơn 1 tháng sau khi chốt phương án phát hành 16,76 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, CTCP Đầu tư LDG đang lên kế hoạch chào bán 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ.

Theo thông tin được đăng trên HoSE sáng 17/10, HĐQT CTCP Đầu tư LDG đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 10.000 đồng/CP. Lượng cổ phiếu nêu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong đợt chào bán này sẽ không được hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019, dự kiến phát hành vào quý 4 năm 2022.

LDG kỳ vọng huy động về 1.200 tỷ đồng, trong đó 850 tỷ đồng được sử dụng để góp vốn đầu tư vào Dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt – Sơn Trà (LDG Grand Đà Nẵng) cùng với CTCP Hải Duy, 150 tỷ đồng dùng để thực hiện đầu tư Dự án Khu Chung cư Lô C1 – Khu đô thị mới Bình Nguyên (LDG Sky) và 200 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Thủy sản Bình Minh để đầu tư, thực hiện Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh (LDG Grand Hồ Tràm).

Trước đó vào đầu tháng 9, HĐQT LDG đã thông qua việc phát hành 16,7 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho năm 2021 sau nhiều lần trì hoãn và thay đổi kế hoạch, qua đó sẽ nâng tổng vốn điều lệ của công ty lên 2.569 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2020, ban lãnh đạo LDG đã đề xuất chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt và dự kiến chi trả vào quý 1,2/2021.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, những đợt phong tỏa, giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án, tình hình bán hàng và mọi mặt hoạt động của công ty. Do vậy, HĐQT công ty này nhận thấy cần thêm thời gian để thu xếp dòng tiền hoặc điều chỉnh hình thức chi trả.

CTCP Đầu tư LDG (LDG) có tiền thân là CTCP Địa ốc Long Điền được thành lập vào năm 2010, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản. LDG được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) từ tháng 08/2015.

Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của LDG đạt 222,6 tỷ đồng, lãi sau thuế 37,2 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,1% và 32% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mới chỉ hoàn thành tương ứng 9,5% và 12% kế hoạch được đặt ra tại ĐHĐCĐ năm 2022 vào tháng 6 vừa qua.

Trên thị trường chứng khoán, tính tới 10h30 phiên 17/10, thị giá cổ phiếu LDG giảm 0,47% về còn 6.380 đồng/CP, giảm 72% so với đầu năm và 76,6% so với mức đỉnh lịch sử thiết lập hồi đầu tháng 1, tương đương vốn hóa hơn 1.525 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2022, Viglacera (VGC) báo lãi đạt 121% kế hoạch năm

Mới đây, Tổng công ty Viglacera – CTCP (VGC) đã tổ chức họp sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ Quý IV/ 2022. Với tình hình kinh doanh nhiều khởi sắc, lợi nhuận Công ty 9 tháng đã hoàn thành 121% kế hoạch cả năm.
Tình hình kinh doanh của VGC 9 tháng đầu năm 2022

Theo báo cáo, sau 9 tháng, Công ty có lợi nhuận hợp nhất đạt 121% kế hoạch năm, riêng lợi nhuận của Công ty mẹ đạt 135% kế hoạch năm. Trong đó lợi nhuận hợp nhất tháng 9 đã đạt 116% kế hoạch tháng, các chỉ tiêu khác cũng đã cơ bản hoàn thành và bám sát kế hoạch.

Năm 2022, VGC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất và công ty mẹ là 1.700 tỷ đồng và 1.200 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 4% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, 9 tháng đầu năm, VGC ước đạt 2.057 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2021 và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 1.620 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021.

Ước tính riêng trong quý III, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VGC đạt 316 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế công ty mẹ ước đạt 244 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ 2021.

Tại buổi Sơ kết, đại diện VGC cho biết trong quý IV, lĩnh vực Bất động sản sẽ tập trung đẩy mạnh công tác phát triển hạ tầng, đẩy mạnh công tác kinh doanh, tạo điều kiện mở rộng phát triển mới các khu công nghiệp và nhà ở cho năm 2023 và các năm tiếp theo của tổng công ty; Lĩnh vực Kính duy trì sản xuất ổn định, khai thác tối đa công suất các nhà máy, duy trì tỷ suất lợi nhuận, tạo đà cho tăng trưởng năm 2023. Lĩnh vực sản xuất Vật liệu xây dựng như Sứ vệ sinh, Gạch ốp lát tập trung các sản phẩm có giá trị cao, mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch còn lại của năm 2022, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm và tạo đà cho kế hoạch năm 2023.

Trước đó, theo báo cáo tài chính bán niên 2022 của VGC, tính tới 30/6/2022, tổng tài sản hợp nhất Tổng công ty đạt 22.485 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó tiền và tương đương tiền là 2.808 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 9.116 tỷ đồng, gồm vốn góp chủ sở hữu 4.483,5 tỷ đồng. Tổng nợ tính đến cuối kỳ là 13.369 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn là 3.346 tỷ đồng, người mua trả tiền trước hạn 2.473 tỷ đồng, phải trả người bán ngắn hạn 1.360 tỷ đồng.

Cũng tính đến ngày 30/6/2022, VGC báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ghi nhận dương 1.579 tỷ đồng, tăng gần 80% so với kỳ trước, đến từ lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đang âm 1.066 tỷ đồng, chủ yếu là tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn cố định khác.

Lưu chuyển tiền từ tài chính âm 415,8 tỷ đồng, do 2.889,7 tỷ đồng tiền thu từ đi vay và 100 tỷ đồng từ tiền thu phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu không đủ trả nợ gốc vay 2.703 tỷ đồng, chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu 673 tỷ đồng và trả nợ gốc thuê tài chính gần 30 tỷ đồng.

Tính chung trong kỳ, lưu chuyển tiền thuần dương 97 tỷ đồng so với mức âm 337,5 tỷ đồng trong kỳ trước.

Mới đây, VGC đã thông báo chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/09/2022, tỷ lệ thực hiện là 10% (1 cp được nhận 1.000 đồng). Với 448,35 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty cần chi hơn 448 tỷ đồng để tạm cổ tức năm 2022 cho cổ đông. Thời gian thanh toán vào ngày 19/10.

Trên thị trường, giá cổ phiếu VGC đóng cửa phiên 11/10 với sắc đỏ ở mức 50.000 đồng/cp, giảm 6,54% so với phiên 10/10/2022.

SZG báo lãi quý 3 gấp đôi cùng kỳ, vượt kế hoạch năm

CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) công bố BCTC quý 3/2022, trong đó ghi nhận một kỳ kinh doanh tăng trưởng bùng nổ so với cùng kỳ năm trước.

Quý 3, SZG báo doanh thu đạt hơn 114 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 29%, lên 42.5 tỷ đồng, nên lãi gộp đạt gần 72 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh của SZG

Nguồn: VietstockFinance

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 43% (lên gần 9 tỷ đồng), trong khi chi phí tài chính giảm mạnh tới 99% (còn hơn 60 triệu đồng). Dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, gấp 3 lần cùng kỳ (16.3 tỷ đồng), nhưng Công ty vẫn có thể báo lãi sau thuế gấp gần 2.3 lần cùng kỳ, đạt hơn 51 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SZG đạt lần lượt 288 tỷ đồng và 98 tỷ đồng, tương ứng tăng 32% và hơn 40% so với cùng kỳ. So với kế hoạch đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, dù chưa hoàn thành mục tiêu doanh thu (77%), SZG đã vượt chỉ tiêu lãi sau thuế 40%.

Thời điểm cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của SZG hơn 3.7 ngàn tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 1.5 ngàn tỷ đồng, giảm 4.4%. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn (gần 1.07 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 69%), chủ yếu từ các khoản trả trước ngắn hạn gần 1.03 ngàn tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương giảm còn 138 tỷ đồng (-26%). Hàng tồn kho tăng lên 77 tỷ đồng (45%).

Về nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp giảm so với đầu năm, trong đó tỷ trọng lớn nhất là nợ dài hạn (hơn 2.7 ngàn tỷ đồng), lớn nhất là khoản khách hàng trả trước tiền thuê đất và thuê hạ tầng khu công nghiệp Giang Điền hơn 2.4 ngàn tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên, SZG đặt kỳ vọng có thể cho thuê thêm 15 ha đất công nghiệp, 9 nhà xưởng, 1,817 m2 văn phòng và 7 căn nhà tại Khu dân cư An Bình. Ngoài ra, Công ty sẽ tiếp tục thi công các hạng mục như KCN Giang Điền, các nhà xưởng cho thuê, Khu dân cư An Bình mở rộng, Cao ốc Sonadezi, Khu dân cư dịch vụ Giang Điền. Tổng cộng, SZG dự kiến dùng hơn 161 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư trong năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của SZG

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022 của SZG

Trước đây, SZG là đơn vị trực thuộc của Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (UPCoM: SNZ), sau đó chuyển thành công ty cổ phần từ năm 2017. Hiện tại, SZG là công ty con gián tiếp của SNZ, với tỷ lệ sở hữu 46%. Công ty đang hoạt động trong mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

1 Likes

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Có thời hạn vĩnh viễn không?

Niên hạn sử dụng sổ hồng là bao nhiêu năm, có sử dụng vĩnh viễn được không?.. là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất. Vậy sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Sổ hồng là gì?

Trước khi tìm hiểu “sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm”, nếu bạn chưa biết sổ hồng là gì thì có thể tham khảo những thông tin cơ bản định nghĩa về loại giấy tờ này như sau:

Loại giấy chứng nhận có màu hồng cánh sen, vẫn được người dân gọi là sổ hồng có tên pháp lý chính xác là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Mẫu giấy chứng nhận mới này được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào năm 2009, áp dụng chung trên phạm vi cả nước

Khi được cấp sổ hồng tức là bạn đã có quyền sử dụng đất và nhà ở. Tuy vậy, có một số đặc điểm của sổ hồng mà bạn cần nắm rõ để tránh được những rủi ro không đáng có nếu xảy ra tranh chấp.

  • Đầu tiên, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về Luật đất đai để tránh vi phạm dẫn tới tình trạng bị thu hồi đất.

  • Thứ hai là sổ hồng chỉ có khả năng sở hữu lâu dài chứ không có giá trị vĩnh viễn và thời gian sử dụng sẽ được quy định tùy vào tính chất nhà và đất mà bạn sở hữu.

  • Cuối cùng, nếu bạn muốn vay trả góp ngân hàng thì sổ hồng cũng là một vật có thể thế chấp được.

2. Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Nhiều người vẫn còn lầm tưởng rằng sổ hồng là loại sổ sẽ có thời gian sử dụng vĩnh viễn, tuy nhiên sổ hồng chỉ có thời hạn sử dụng lâu dài, tức trong một khoảng thời gian dài nhất định. Vậy nên, nếu cần làm những thủ tục pháp lý liên quan tới sổ hồng, bạn nên để ý tới thời hạn sử dụng đất để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp cho mình.

Đối với những trường hợp Nhà nước có ý định quy hoạch và xây dựng công trình trên mảnh đất có sổ hồng của người dân thì người dân sẽ được bồi thường và được cấp sổ hồng sở hữu lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu của đôi bên.

Vì vậy, khi muốn mua nhà, bạn nên nghiên cứu và tìm hiểu trước về thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng. Đặc biệt, đối với các loại hình chung cư ngày nay, thời hạn sử dụng căn hộ chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, không thể chuyển nhượng hay truyền từ đời này sang đời khác. Vậy nên, để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình tìm nơi an cư lạc nghiệp, tìm hiểu kỹ trước khi mua là một điều cần thiết với chủ sở hữu.

Cũng theo Khoản 1, Điều 99 Luật nhà ở 2014 quy định: “Căn hộ chung cư có thời hạn sử dụng được xác định dựa trên các cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng nhà ở chung cư của cơ quan quản lý cấp tỉnh.”

Như vậy, thời hạn của sổ hồng sẽ dựa vào các công trình xây dựng, cụ thể:

  • Với công trình cấp 4, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn là 20 năm.
  • Với công trình cấp 3, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn từ 20 đến 50 năm.
  • Với công trình cấp 2, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn từ 50 đến 100 năm.
  • Với công trình cấp 1, thời hạn sổ hồng chung cư sẽ lên tới trên 100 năm.

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm còn tùy loại công trình

Theo thông tư ban hành kèm theo của Bộ Xây dựng, việc thời hạn tính theo cấp công trình như trên nhằm phục vụ đảm bảo an toàn và thực hiện công tác quản lý chất lượng.

Trong trường hợp hợp sổ hồng đã hết thời hạn sử dụng, Cơ quan Nhà nước sẽ ban hành những quy chế riêng đối với các căn hộ chung cư. Nhưng trước đó, các cấp quản lý sẽ cần phải làm kiểm định chất lượng công trình khi hết thời hạn sử dụng, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

3. Sổ hồng vĩnh viễn là gì?

Sổ hồng chỉ được cấp trong một khoảng thời gian dài nhưng có thời hạn sử dụng và không có sổ hồng vĩnh viễn. Chắc hẳn đọc đến đây nhiều người sẽ lo lắng về các vấn đề pháp lý liên quan nếu mua nhà sổ hồng. Mặc dù không được cấp vĩnh viễn nhưng người dân cũng không cần lo bị mất trắng quyền sử dụng đất, bởi vì:

Thửa đất sẽ vẫn được sử dụng hoặc nhà nước sẽ gia hạn thêm nếu hết giá trị thời gian sử dụng.

Khi chất lượng đất chung cư xuống cấp, không đảm bảo, hoặc hết hạn chung cư thì chung cư đó sẽ bị tháo dỡ. Và các hộ dân ở chung cư sẽ được bố trí di dời sang một khu tái định cư khác, hoặc định cư tại chỗ nếu thuộc diện xây dựng chung cư trên chính mảnh đất đó.

Với trường hợp không đủ điều kiện phù hợp với quy hoạch xây dựng chung cư thì các khu nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội sẽ được bố trí cho chủ hộ thuê.

Chủ sở hữu không phải quá lo lắng khi sổ hồng không có thời gian sử dụng vĩnh viễn

4. Đất sổ hồng 50 năm là gì?

Đất sổ hồng 50 năm sẽ phụ thuộc và tùy vào thời hạn sử dụng mà Nhà nước cho phép. Sau khi sổ hồng hết hạn, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu sẽ có quyền gia hạn thời gian bằng cách đóng thuế. Và phải trong trường hợp khu đất đó không nằm trong quy hoạch công cộng như chuyển sang đất giáo dục, đất quốc phòng.

Khi sở hữu sổ hồng 50 năm, nếu một khu đất thuộc diện được nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng thì chủ sở hữu sẽ bị thiệt thòi về vấn đề hưởng quyền lợi đền bù giải tỏa mặt bằng. Vậy nên nếu bạn có ý định mua đất sổ hồng, hãy tìm hiểu thật kỹ thời gian sử dụng của sổ và chủ dự án cũng cần phải có nghĩa vụ cung cấp đủ thông tin và công khai các hồ sơ pháp lý liên quan với người mua.

Nên tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý của nhà đất trước khi mua

5. Sổ hồng lâu dài là gì?

Không giống như các loại sổ hồng có giới hạn thời gian và giá trị sử dụng, sổ hồng lâu dài sẽ được sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất không giới hạn thời gian cho đến khi có yêu cầu thu hồi từ Nhà nước.

Khi sở hữu sổ hồng lâu dài, nếu các tài sản gắn liền trên đất tại khu vực đã có nguy cơ hỏng, cũ và không đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn thì sẽ được yêu cầu xây mới cho mục đích tái định cư hoặc di dân đến một vị trí khác.

Hơn nữa, nếu bạn sở hữu sổ hồng lâu dài thì bạn sẽ được đền bù và hưởng những quyền lợi thích hợp, không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước có ý định thu hồi đất nhằm mục đích chuyển đổi.

Chủ sở hữu sổ hồng lâu dài sẽ được sử dụng các tài sản liên quan không giới hạn thời gian

Giới hạn sử dụng đất trên sổ hồng là một hạng mục luôn cần lưu tâm nếu bạn có ý định mua nhà chung cư hoặc mua đất có sổ hồng. Batdongsan.com.vn hi vọng qua bài viết bạn đã có cái nhìn tổng quan về nội dung sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm và giải đáp được những thắc mắc của riêng mình.

https://batdongsan.com.vn/wiki-quy-hoach-phap-ly/so-hong-co-gia-tri-bao-nhieu-nam-ar109505