Quỹ ETF – cũng có thể được xem như là 1 “NĐT tổ chức” có chuyên môn và nguyên tắc nhất định. Vì là 1 “NĐT tổ chức” nên dòng tiền từ nhóm này được huy động với dòng tiền lớn, và giao dịch phát sinh sẽ theo từng mốc thời gian cố định.
Trong đợt review tháng 08/2023, rổ chỉ số MSCI Frontier Market Index có sự biến động mạnh với hơn 100 mã cổ phiếu được thêm mới vào danh mục cổ phiếu thị trường cận biên. Trong đó, cổ phiếu Việt biến động mạnh nhất. Đây là một thông tin tốt cho dòng tiền trong dài hạn. Tốt ra sao và những cổ phiếu nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thêm vào rổ chỉ số này?
I. Đôi nét về nâng hạng thị trường Việt Nam
Hiện nay, việc xếp hạng TTCK được thực hiện bởi 3 tổ chức chính: MSCI (Morgan Stanley Capital International), FTSE Russell (Financial Times Stock Exchange) và S&P Dow Jones (Standard & Poor’s Global).
Về cơ bản, các tổ chức phân chia thị trường chứng khoán tại các quốc gia thành 4 hạng:
(i) Thị trường phát triển (Developed Market - ■■), chỉ những thị trường phát triển và mang lại khả năng tiếp cận cao nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài;
(ii) Thị trường mới nổi (Emerging Market - EM), chỉ những thị trường đã có những cải thiện về hạ tầng pháp lý, thanh khoản, quy mô vốn hoá và có sự cởi mở nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài;
(iii) Thị trường cận biên (Frontier Market - FM), chỉ các thị trường đáp ứng được ở mức thấp nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam được xếp trong hạng này.
(iv) Thị trường đơn lập (Standalone Market - SM), là các thị trường không được xếp vào các nhóm trên.
Năm 2018, FTSE Russell đã đưa TTCK Việt Nam vào danh sách chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng hai và đến kỳ đánh giá tháng 3/2023, tổ chức này vẫn giữ Việt Nam trong danh sách chờ nâng hạng.
Hiện tại, Việt Nam đang là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số cận biên của MSCI khi cổ phiếu Việt Nam chiếm 27,3% danh mục của MSCI FM Index (được tính toán tại ngày 18/4/2023).
Mới đây, MSCI vừa thực hiện một đợt cơ cấu có lẽ là lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 100 mã được thêm mới vào rổ MSCI Frontier Market Index và 245 mã vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index.
II. Đợt cơ cấu khủng của MSCI: 34 mã cổ phiếu Việt được xướng tên.
Trong đợt review tháng 08/2023, rổ chỉ số MSCI Frontier Market Index có sự biến động mạnh với hơn 100 mã cổ phiếu được thêm mới vào danh mục cổ phiếu thị trường cận biên. Trong đó, cổ phiếu Việt biến động mạnh nhất.
Cụ thể, sẽ có 103 mã cổ phiếu được thêm mới vào danh mục cổ phiếu thị trường cận biên, và 3 cổ phiếu bị loại ra trong đợt review tháng 08/2023 của MSCI. Trong đó, cổ phiếu Việt có biến động mạnh nhất với 32 mã được thêm vào, loại ra 2 mã.
Trong 32 mã cổ phiếu được thêm mới có sự xuất hiện của nhiều cái tên lớn, như DXG, DIG, DGW, DGC, FRT, GEX, HAG, KDH, KDC, PC1, PDR, VHC… Nhóm cổ phiếu của PVN được thêm 6 cái tên, là DCM, PVD, DPM, NT2, PVS, và PVT. Hầu hết đều là những cái tên được chuyển sang từ rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index (chỉ số dành cho các mã vốn hoá nhỏ).
Chiều ngược lại, 2 cái tên bị loại ra là BVH và SSB.
Như vậy, rổ danh mục MSCI Frontier Markets Index kỳ này tăng thêm 100 mã cổ phiếu, tổng cộng 199 mã.
Tại ngày 31/07, cổ phiếu của Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số với tỷ lệ 28.65%. Xếp sau là Morocco và Romania, với tỷ lệ khá tương đồng là 11.54% và 11.2%.
Tại thời điểm này, top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong MSCI Frontier Markets Index có tới 6 mã từ Việt Nam, là HPG, VIC, VHM, VNM, VCB và MSN.
HPG cao nhất, chiếm 4.17%, và là cổ phiếu có tỷ trọng lớn thứ 2 trong danh mục.
Chỉ số sẽ được thực hiện tái cơ cấu với hạn cuối là ngày 31/8/2023 thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2023. Lần review tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/11/2023 theo giờ CEST (múi giờ UTC +1, giờ châu Âu), tức rạng sáng ngày 15/11/2023 theo giờ Việt Nam.
Nắm được thời gian và sự kiện, Qúy nhà đầu tư có thể một phần tự giải thích lý do biến động mạnh của những cổ phiếu trên trong thời gian cơ cấu.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487