4 nỗi sợ cản trở bạn đầu tư thành công

Chứng khoán không đơn thuần chỉ là chọn 3 chữ cái, mua mua bán bán liên tục mà còn là tấm gương phản ánh rõ nét tâm lý của Nhà đầu tư. Vô vàng nỗi sợ hiện hữu trên thị trường chứng khoán:

  • Sợ mốc 1300 điểm, Sợ bulltrap

  • Sợ DJIA tăng 1500 điểm

  • Sợ Mỹ khủng hoảng, Sợ cả suy thoái

  • Sợ FED tăng lãi suất, rồi giảm lãi suất sợ nốt

  • Sợ Vàng tăng rồi Vàng giảm cũng sợ

  • Sợ Tỷ giá và DXY tăng

  • Sợ trái phiếu bị bán tháo

  • Sợ margin tăng rồi căng cứng

  • Sợ chiến tranh xa tít mù khơi

  • Sợ T2.5 đặc biệt ATC xanh mặt

  • Sợ phát hành giấy, sợ cả chia tiền mặt

  • Sợ truyền thông đưa tin xấu, kể cả tin tốt để upbo

  • Sợ Broker sợ luôn Copy trade Idol hô mua

  • Sợ ông bên cạnh bán, sợ không xem được bảng điện

  • Sợ tự doanh short phái sinh

  • Sợ Tây rút ròng

  • Sợ câu chuyện nâng hạng

  • Sợ BĐS sốt tăng giá tiền bị rút khỏi thị trường

  • Sợ tin đồn bắt bớ, sợ tờ giấy A4

  • Sợ lướt sóng T+, sợ luôn giá trị

  • Sợ nhóm V tăng giá thề sẽ bán hết

  • Và đặc biệt Sợ cái đứa rủ mình vào chơi chứng

. . …

Và khi tâm lý này được phóng đại lên, Nhà đầu tư thường rơi vào vòng lặp SỢ SAI dù chưa hành động, SỢ THUA LỖ khi thị trường giảm, SỢ BỎ LỠ khi cổ phiếu tăng và cuối cùng là SỢ CHỐT LỜI SỚM . Đây là 4 nỗi sợ cố hữu trên thị trường chứng khoán, mà bất cứ ai khi mới tham gia thị trường, đã tham gia thị trường lâu cũng dễ mắc phải.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 nỗi sợ này trong chủ đề hôm nay nhé ạ.



Ngoài cái chết và nói chuyện trước công chúng, theo thống kê của Chapman University, SỢ SAI là một vấn đề được xếp gần đầu trong danh sách các nỗi sợ.

Chứng khoán chịu tác động theo cung – cầu thị trường, nó có thể làm bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào. Mỗi nhà đầu tư là một biến số trên thị trường, nên có thể nkis rằng, bất kỳ nhà đầu tư cá nhân nào cũng có thể khiến hầu như bất cứ điều gì xảy ra.

Mark Douglas nhấn mạnh rằng thị trường luôn có tính ngẫu nhiên và không ai có thể đoán trước hoàn toàn chính xác. Và tâm lý sợ sai thường xuất phát từ việc muốn kiểm soát mọi thứ, trong khi thị trường vốn không tuân theo bất kỳ quy luật cụ thể nào.

Việc nhiều nhà đầu tư nỗ lực tìm kiếm sự đúng đắn tuyệt đối, dẫn đến tâm lý e ngại với những quyết định sai lầm. Chúng ta cần học cách chấp nhận rủi ro và chịu trách nhiệm trước mỗi quyết định của bản thân, và cần hiểu rằng mỗi sai lầm là cơ hội học hỏi hơn là thất bại.



Đây là một phần tất yếu không thể tránh khỏi và cũng chính là rào cản lớn trong việc thực hiện kế hoạch giao dịch của hầu hết nhà đầu tư. Tuy nhiên, không nhiều nhà đầu tư chấp nhận thực tế này, việc thừa nhận chúng ta đã sai và cắt lỗ là điều vô cùng đau đớn, ai cũng muốn né tránh.

Những lúc thế này, việc có một kế hoạch giao dịch cụ thể, thiết lập điểm dừng lỗ và duy trì kĩ luật tuân theo khi chạm đến là điều cần thiết. Quan trọng hơn cần làm rõ rằng bất cứ kênh đầu tư nào cũng có rủi ro nhất định, chứng khoán cũng không ngoại lệ.

Khi nhận thức được điều này, ta sẽ thấy đầu tư không chỉ đơn giản MUA – BÁN gì hay 3 CHỮ CÁI mà còn quan trọng hơn là phải giữ được Tài sản và Thành quả tích lũy của mình.



Đây là một phần phản ánh rõ nét tâm lý đám động trên thi trường chứng khoán. Việc bị cuốn vào sự hưng phấn quá mức hoặc tiêu cực thái quá. Và tâm lý sợ bỏ lỡ thường khiến Nhà đầu tư mua bán đuổi theo những khoản tăng nóng một cách thiếu sáng suốt.

Điển hình giai đoạn đầu năm 2022, nhóm cổ phiếu Bất động sản như DIG DXG tăng mạnh gấp 4-5 lần so với đoạn chân sóng, nhiều người không hiểu rõ, cuốn theo những bánh vẽ trên thị trường và mắc kẹt ở vùng giá cao. Đã hai năm trôi qua nếu không quyết liệt xử lý có lẽ nhiều người vẫn còn âm tài khoản, hoặc đã rời bỏ thị trường vì cảm thấy kênh đầu tư này quá khốc liệt.

Thị trường càng biến động, tâm lý của chúng ta càng bất an thì lại càng phải kiên nhẫn, bình tĩnh và đánh giá cẩn thận trước khi ấn nút đặt lệnh Mua/Bán. Và hãy tập trung vào kế hoạch của bản thân thay vì ảnh hưởng theo tâm lý đám đông dẫn đến những quyết định đầu tư thiếu căn cứ, rủi ro cao.



MUA ĐÁY BÁN ĐỈNH luôn là giấc mơ của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhưng thực tế đây là một nhiệm vụ bất khả thi vì không ai có thể chắc chắn khi nào thị trường chạm đáy hoặc đạt đỉnh.

Jesse Livermore từng nói rằng “Không cần phải mua ở mức giá thấp nhất và bán ở mức cao nhất để kiếm được lợi nhuận trên thị trường.” thay vì ám ảnh về việc tìm đúng đáy để mua vào và bán ra được mức giá cao nhất, chúng ta có thể tập trung vào xu hướng lớn của thị trường. Việc cố gắng dự đoán chính xác đáy và đỉnh không chỉ khó mà còn dễ dẫn đến sai lầm, khi hành vi của thị trường thường vượt ngoài dự đoán.

Và tâm lý sợ chốt lời sớm xuất phát từ hiện tượng trên bên cạnh những kỳ vọng thiếu cơ sở về xu hướng giá, hay FOMO theo đám đông. Hai kịch bản có thể kể đến là chốt lời quá sớm khi cổ phiếu còn tiềm năng tăng giá hoặc không chốt lời dẫn đến khoản lãi thành hòa vốn, thậm chí là thua lỗ.

Đừng ngại khoá lợi nhuận của bạn, ngay cả khi cảm thấy như vẫn còn tiền để kiếm. Hãy tin tưởng vào chiến lược của bạn và bám sát kế hoạch của bạn, bạn sẽ ở một vị thế tốt hơn để tận dụng các cơ hội trong tương lai.


Tâm lý đám đông, thiếu kỷ luật, và những kỳ vọng thiếu căn cứ thực sự là những cạm bẫy mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể mắc phải. Đó là lý do vì sao việc duy trì sự nhất quán trong tư duy và hành động trên thị trường chứng khoán luôn là một thách thức lớn.

Bản thân em, dù đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, cũng không ít lần rơi vào vòng xoáy cảm xúc đó. Có những lúc tiếc nuối khi “bán non” một cổ phiếu tăng trưởng mạnh ngay đầu sóng, hoặc quá lạc quan để rồi một khoản lãi tiềm năng trở thành lỗ, buộc phải cắt lỗ để bảo toàn vốn. Những sai lầm đó không chỉ gây áp lực về tài chính mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin vào bản thân trong những quyết định đầu tư tiếp theo.

Điều may mắn là qua từng bước đi, em nhận được sự hướng dẫn từ các anh chị giàu kinh nghiệm, trao đổi và đồng hành cùng khách hàng, đặc biệt là học hỏi từ góc nhìn của các nhà đầu tư lão luyện trên thị trường. Và cuốn sách gần đây em đọc là Trading in the Zone của Mark Douglas. Cuốn sách đã giúp em nhận diện rõ 4 nỗi sợ cố hữu của nhà đầu tư: sợ sai , sợ thua lỗ , sợ bỏ lỡ , và sợ chốt lời sớm .

Ngoài ra, kết hợp với việc viết nhật ký giao dịch, em hiểu rõ hơn về tâm lý của bản thân, đồng thời cải thiện phương pháp đầu tư, cách quản trị rủi ro cũng như cảm xúc ở từng đoạn thị trường khác nhau. Tất cả những điều trên có thể chưa giúp ta trở thành nhà đầu tư thành công ngay, nhưng ít nhất sẽ giúp chúng ta tự tin hơn trong giao dịch và từng quyết định đầu tư của bản thân.

Một điều em luôn ghi nhớ: thị trường không bao giờ vận động theo cảm xúc của bất kỳ ai. Những chu kỳ thăng trầm, từ tăng nóng đến điều chỉnh mạnh, đều là một phần của trò chơi. Quan trọng nhất là giữ thái độ trung lập, bình tĩnh để nhìn rõ bức tranh tổng thể, và lên những kế hoạch - quyết định phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mọi người nhận diện rõ hơn về 4 NỖI SỢ CỐ HỮU trong đầu tư và từng bước cải thiện nó để đạt được hiệu suất đầu tư tốt hơn trong tương lai.

Cảm ơn quý nhà đầu tư đã dành thời gian đọc bài viết này.

Chúc mọi người một ngày tốt lành ạ.


Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 Likes

Trong đầu tư, việc chọn 3 CHỮ CÁI hay đưa ra quyết định mua thật sự rất dễ. Tuy nhiên, ngay cả khi ta mua một công ty tốt, nhưng sai thời điểm, cũng sẽ mất rất nhiều tiền. Bất kể phương pháp đầu tư là gì, chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ danh mục khỏi khoản lỗ lớn là hãy sớm cắt khoản lỗ khi nó vẫn còn đang nhỏ.

Trước khi kiếm được tiền thì chúng ta phải bảo vệ được lợi nhuận và những đồng vốn mồ hôi nước mắt của chúng ta đã kiếm và đem lên thị trường.

Và trên thị trường, không ai là không mắc sai lầm, kể cả những nhà đầu tư huyền thoại như Jesse Livermore hay Mark Minervini. Vấn đề là chúng ta LỰA CHỌN thua lỗ bao nhiêu và rút ra được bài học gì sau những lần thua lỗ.

Bản thân em cũng trải qua một vài trạng thái tương tự, có deal đúng cũng có deal sai, và cũng có deal từ lãi thành lỗ và không chấp nhận cutloss để thành lỗ lớn. Kết quả là vừa mất tiền, tâm lý và vừa bỏ lỡ một số cơ hội về sau. Đây là video em đúc rút được dưới quan điểm cá nhân, và cắt lỗ bài toán đấu tranh tâm lý của em cũng như bất cứ NĐT nào tham gia thị trường, chọn cắt hay không cắt là quyết định của chúng ta.

Em xem đây là BƯỚC CHUẨN BỊ QUAN TRỌNG CHO CHU KỲ MỚI CỦA VNINDEX

Hy vọng sau bài viết này, mọi người sẽ đúc rút được cho bản thân những góc nhìn và lựa chọn phù hợp theo phương pháp của bản thân và từng bước cải thiện hiệu suất của bản thân nhé!



Mua vì cái gì thì bán vì cái đó : thật ra có rất nhiều lý do để mua cổ phiếu nhưng lý do bán duy nhất là khi nó đi ngược kỳ vọng ban đầu. Cần có lý do cụ thể cho từng hành động của mình, tránh yếu tố cảm xúc chi phối mà cực đoạn MUA ĐUỔI – BÁN ĐUỔI.

Sau khi cutloss có hai trường hợp phổ biến chúng ta gặp phải là i) cổ phiếu tiếp tục giảm hoặc ii) đi ngang cho đến khi hình thành form mới, thậm chí bật tăng mạnh trở lại.

Không ai tự tin 100% luôn đúng trên thị trường, và thực tế thì không có đúng sai trong quyết định này, chỉ là bài toán lựa chọn ĐƯỢC – MẤT ở từng phương diện mà ta lựa chọn, có thể xác suất 50:50. Khi cutloss nếu ĐÚNG – CỔ PHIẾU GIẢM THÊM BAO NHIÊU, hoặc SAI– CỔ PHIẾU TĂNG BAO NHIÊU.

Với quan sát của bản thân em sau khi trải qua đoạn downtrend lớn 2022 – đủ lâu và nặng và hiện tại là một nhịp sideway lớn thì cách để NĐT trụ được trên thị trường là CÒN TIỀN LÀ CÒN CƠ HỘI.

Và điều này xuất phát việc mọi người phải QUẢN TRỊ RỦI RO được, không quản trị thì sau vài nhịp TĂNG – GIẢM của thị trường: giai đoạn ảm đạm nhất ở dưới một lớp nhà đầu tư ra đi, và lúc sôi nổi lại có một lớp nhà đầu tư mới nhảy vào —> Thị trường liên tục thay máu, nếu không có sự đúc rút, chắt lọc kinh nghiệm sau mỗi sóng tăng – giảm, chúng ta sẽ mãi như những NĐT mới và mắc phải các sai lầm tương tự cho đến khi sụt giảm NAV liên tục, chán nản và rời bỏ.

QUẢN TRỊ RỦI RO - NGHE ĐƠN GIẢN NHỮNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ ÁP DỤNG.







Và còn rất nhiều case nữa, sau mỗi đợt sóng tăng - giảm nếu mọi người ngồi review lại sẽ thấy rất rõ. Câu hỏi lúc này có thể là: tại sao lúc đó mình lại không cutloss sớm hơn?

Tất nhiên mọi người có những góc nhìn và phương pháp riêng, không phải nghe theo em hoàn toàn. Vì em cũng có nhiều trường hợp em sai, nhưng em muốn mọi người nhớ là quyết định như thế nào tại thời điểm đó là hợp lý cho bản thân tài khoản – danh mục của mình. ĐÚNG ĐƯỢC GÌ VÀ SAI MẤT GÌ.

Khi sai mà cố gắng GỒNG thì dễ cho chúng ta kỳ vọng và cảm giác cổ phiếu dễ hồi, và với tâm lý này thì gần như không thể bán.



VNIndex theo quan sát của em thì hiếm khi có các nhịp kéo tăng dốc liên tục, mà đan xen các nhịp tăng giảm và rung rũ liên tục. Và khi mọi người lựa chọn không cắt lỗ, chúng ta sẽ gặp các tình huống nào:

TÍCH CỰC

Cổ phiếu đi ngang cho đến khi vào sóng trở lại hoặc thậm chí tăng mạnh (tất nhiên sẽ có nhưng xác suất rất ít) thậm chí một phần đến từ yếu tố may mắn. Với cá nhân em thì đây không phải là yếu tố có thể đo lường hay chúng ta có thể kiểm soát được. Nếu 10 case mà sai 3-4 cổ mỗi cổ 15-20% là gần như mất hết NAV.

Trường hợp em thấy nhiều và chính bản thân cũng trải qua thiên về hướng KÉM TÍCH CỰC hơn là:

Vòng luẩn quẩn: KHÔNG CẮT LỖ - KẸP – GỒNG LỖ CHỜ HỒI BÁN – MUA CỔ PHIẾU KHÁC (NGAY ĐỈNH) Và vòng lặp lại tiếp tục.

Ở những thời điểm được đưa ra lựa chọn BÁN HOẶC KHÔNG cần đưa ra hành động. Nếu không về sau khó lựa chọn. Không ai dự báo được cổ phiếu tăng thêm bao nhiêu hoạc giảm thêm bao nhiêu, chỉ là áp dụng theo phương pháp và kỉ luật của mình và lựa chọn lúc đó là gì?

Do có nhiều trường hợp cổ phiếu mọi người hỏi em giảm 20-30%, em tư vấn không bán mà chờ hồi thì nhiều anh chị vẫn bán. Em biết việc cầm cổ phiếu lỗ nặng và chờ hồi là việc tra tấn tâm lý cực mệt mõi. Và nếu lỗ 4-5% thì chúng ta còn gồng lỗ được chứ đến 15-20% thì gần như rất khó xử lý.

Mọi người hay nói vui đóng app đi du lịch 1-2 năm chờ về bờ thì còn đỡ, chứ nếu hàng ngày mở app ra, tài khoản lỗ hoài vì hồi thường rất chậm khi nó đi ngang và giật lên giật xuống liên tục —> Khiến nhiều NĐT mang tâm lý tiêu cực bán, bán xong có khi ngay đáy nó lại bật tăng mạnh.

Nhìn chung CP giảm sâu thì khả năng bật hồi cao và độ nẫy càng lớn (trừ các cổ phiếu penny, đầu cơ cao, cơ bản kém hay lái đánh đấm thì không kiểm soát được). Ví dụ gần nhất nhóm Bất động sản nhịp này rơi hơn 43% sau đó cân bằng và hồi lại 25-30% (như PDR DXG).

Nếu đã lựa chọn không bán thì BUỘC PHẢI CẦM, VIEW NẮM GIỮ, ít nhất chờ hồi để mọi người có tâm lý tốt khi bán và tâm lý này chỉ xuất hiện khi có nhịp hồi.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TỪ ĐẦU ĐỂ TRANH TÂM LÝ CHỜ ĐỢI VÀ KỲ VỌNG.

Cách xử lý lúc này là gì và bối cảnh VNINDEX hiện tại ở giai đoạn chán nản, ảm đạm, chúng ta có nên bán hết cổ phiếu, nghĩ chơi hay không sẽ được thảo luận trong bài viêt tiếp theo nhé ạ

Mọi người ấn SUBSCRIBE kênh để nhận được thông báo về bài viết sớm nhất nhé, hoặc có thể follow kênh YOUTUBE của em để xem sớm trong tối nay lúc 20:30 ạ!

Em cũng là một nhà đầu tư như mọi người trên thị trường, cái khác là em theo dõi thị trường xuyên suốt vì đây là công việc của em, em được cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau và nhiều đồng nghiệp trong nghề nên em có thể thấy trạng thái này rất rõ.

Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đối với mọi người, giúp mình từng bước cải thiện hiệu suất đầu tư cũng như đi xa hơn trong quá trình đầu tư ạ.


Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề về CHUẨN BỊ KIẾN THỨC – TÂM LÝ cũng như WATCHLIST trong nhưng đoạn thị trường ảm đạm không mới. Em cũng đã từng viết một bài và trao đổi với mọi người.

Nhưng có vẻ sau mỗi đợt tăng giảm mọi người vẫn còn nhiều bâng khuâng khá nhiều, hôm nay em sẽ tiếp tục thảo luận về chủ đề này.

Hy vọng sẽ là giúp mọi người có thêm năng lượng và góc nhìn tích cực hơn nhé ạ!


Thị trường chỉ đơn giản là cung cấp quá nhiều biến số - thường là thiếu sự nhất quán và cần chúng ta xem xét. Hơn nữa, không có giới hạn nào đối với hành vi của thị trường. Nó có thể làm bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào. Bởi vì mỗi nhà giao dịch là mỗi biến số của thị trường, nên có thể nói rằng, bất kỳ nhà giao dịch đơn lẻ nào cũng có thể khiến hầu như bất cứ điều gì xảy ra.

Do đó, dù thị trường tăng hay giảm em vẫn cố gắng duy trì trạng thái chuẩn bị sẵn sàng chờ điểm cân bằng và đảo chiều của chỉ số. Khi thị trường tăng lại dễ bị tâm lý tự tin thái quá, lúc giảm thì lại vướng vào kiểu tiêu cực thái quá. Bất cứ điều gì mà thêm “quá” phần lớn đều không hay, điểm cân bằng là ổn định nhất.


Thị trường cũng vận động theo chu kỳ, có thời điểm sôi động với nhiều cơ hội đầu tư, chỉ cần lướt xem biểu đồ trong một giờ ta có thể tìm ra hơn chục cổ phiếu để có thể đầu tư (tất nhiên phải sàng lọc theo các tiêu chí của mình để đưa ra case tối ưu nhất).

Và cũng có “mùa đông” băng giá khi mọi thứ đều u ám và không có lối đi rõ ràng. Giai đoạn này khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy chán nản và rút khỏi thị trường. Họ phải đối mặt với những khoản lỗ nhỏ nhưng kéo dài, khiến danh mục đầu tư dần hao hụt.

Hàng ngàn giờ học hỏi, nghiên cứu và luyện tập trước đó đều là để chuẩn bị cho thời điểm quý giá này. Hãy nhớ rằng, những cơ hội lớn thường chiếm chưa đến 10% thời gian trong chu kỳ thị trường. Nếu biết kiên nhẫn chờ đợi và chỉ hành động khi thời cơ chín muồi, chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt được cơ hội tốt ở khi thời cơ đến.

KHI MỌI THỨ DƯỜNG NHƯ KHÔNG CÓ VẺ GÌ LÀ TỐT VÀ CÁC SIÊU CỔ PHIẾU CHƯA THIẾT LẬP TÍN HIỆU, ĐỪNG CHẤP NHẬN RỦI RO TRÊN BẤT CỨ ĐỒNG VỐN NÀO.

Cuối cùng khi mọi thứ tốt hơn và bạn bắt đầu nhìn thấy cơ hội “để đời” cực khủng, bạn phải cày sâu cuốc bẫm hơn hẳn trước nay và tự tin đánh bất cứ cú bóng nào ném từ mọi hướng về phía mình. Những cơ hội đầu tư như vậy không bao giờ tồn tại quá lâu, vì thế, hãy biết cách tận dụng từng cơ hội.

Giai đoạn điều chỉnh của thị trường là thời điểm lý tưởng để quan sát và xác định các nhóm ngành mạnh nhất. Những nhóm này sẽ thường có khả năng kháng giảm tốt và tích lũy chặt chẽ . Khi thị trường phục hồi, đây chính là các nhóm dẫn đầu và mang lại lợi nhuận lớn nhất.

Đây là bước chuẩn bị thứ 2 sau khi chúng ta chuẩn bị bước 1 trước đó. Vậy bối cảnh này chúng ta sẽ quan sát nhóm cổ phiếu nào, triển vọng nào cho năm 2025 sẽ được thảo luận các bài viết tiếp theo. Mọi người đón đọc nhé!


Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào từ thể thao, nghệ thuật, công nghệ, cho đến giao dịch đầu tư chứng khoán, đều xuất hiện những cá nhân xuất sắc vươn lên dẫn đầu. Họ không chỉ đơn thuần là những người có tài năng bẩm sinh, mà phần lớn còn nhờ sự kiên trì, học hỏi không ngừng và tinh thần vượt khó.

Chúng ta biết đến Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo những người không ngừng luyện tập để trở nên thành công trong sự nghiệp bóng đá. Hay Elon Musk và Steve Jobs là ví dụ tiêu biểu về sự sáng tạo và bứt phá trong mảng Công nghệ.

Và trong giao dịch đầu tư chứng khoán, cũng có rất nhiều cá nhân nổi bật, đề cập trong bài viết hôm nay em ghi lại từ cuộc phỏng vấn trong cuốn sách “Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng” của Mark Minervini với 4 cái tên quen thuộc:

  • Mark Minervini : Một huyền thoại giao dịch tập trung vào cổ phiếu vừa và nhỏ, tăng trưởng nhanh với hơn 30 năm kinh nghiệm.
  • David Ryan : Nhà giao dịch kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm, từng ba lần chiến thắng giải US Investing Championship .
  • Dan Zanger : Một nhà giao dịch nổi tiếng với khả năng nhân tài khoản nhiều lần nhờ giao dịch các cổ phiếu vốn hóa lớn và cổ phiếu tăng trưởng.
  • Mark Ritchie II : Người trẻ nhất trong nhóm, nổi bật với việc chiến thắng thử thách tỷ suất sinh lợi ba con số tại hội thảo Mark Minervini Master Trader .

Bối cảnh và phong cách đầu tư có thể khác nhau, nhưng điểm chung của họ là ở sự quyết tâm, tinh thần học hỏi và tính kỷ luật cao độ. Câu chuyện của họ chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho bất kỳ ai đang phấn đấu trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Dưới đây là góc nhìn của họ ở CÂU HỎI 1.5:



Minervini : Ban đầu, tôi phạm phải tất cả các loại sai lầm. Tôi phải mất một thời gian để học những bài học quan trọng, chủ yếu bằng cách thử và sai. Kết quả giao dịch trong sáu năm đầu tiên của tôi vô cùng tệ hại. Cuối cùng, tôi chỉ trở thành nhà giao dịch thành công bền vững khi tự nhủ với chính mình “Phải vứt bỏ cái tôi.

Mục tiêu là kiếm tiền, chứ không phỉa chứng minh mình đúng ”. Một khi tôi quyết định gạt bỏ cái tôi sang một bên, thừa nhận sai lầm, cắt lỗ sớm và biết cách bảo vệ lợi nhuận, hiệu quả đầu tư của tôi được cải thiện rõ rệt và bắt đầu trở nên bền vững.

Ryan: Khi vừa mới tốt nghiệp đại học và bắt đầu sự nghiệp giao dịch tài chính, tôi nhân đôi tài khoản nhưng cũng nhanh chóng mất sạch, thậm chí còn cháy thêm. Điều này thúc đẩy tôi nghiên cứu tất cả các sai lầm tôi đã phạm phải và trở nên cực kỳ kỷ luật.

Chính điều này giúp tôi trở nên thành công hơn rất nhiều. Quá trình đó mất hơn hai năm. Làm gì cũng vậy cả, bạn cần mất một thời gian mới giỏi lên được, và bạn thường phải phạm rất nhiều sai lầm trước khi trở nên thành thạo.

Giao dịch thành công bao gồm phương pháp giao dịch đúng đắn, cách thức quản trị tiền hợp lý, một cái tôi nhỏ bé để bạn có thể thừa nhận sai lầm, và một kỷ luật thật lớn để duy trì thành công bền vững trên thị trường.

Zanger : bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm 1991 với số đầu tư $100,000, hành trình đầu tư của ông đầy biến động, nhân 4 lần tài khoản từ chiến tranh Vùng Vịnh khiến chứng khoán tăng vọt, sau đó chia đôi, thậm chí là mất sạch, nợ môi giới $225 trong lần đổ vỡ tháng 10.1997.

Từ đó, ông rút ra bài học quan trọng là: “Tôi tự nhủ không bao giờ để niềm tin khiến mình trở nên mù quáng và giao dịch thiếu kỷ luật. Và mọi thông tin đọc được trên thị trường đều đang cố gắng đánh lừa tôi. Chính các chuỗi thua lỗ đó đã tạo ra bước ngoặc cho tôi, làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và cách tôi giao dịch.

Cuối cùng ông đưa ra kết luận “Không bao giờ để niềm tin mù quáng lấn át kỷ luật giao dịch. Mọi thông tin trên thị trường đều có thể là nhiễu loạn, và hành động giá cùng khối lượng là những yếu tố đáng tin cậy nhất.”

Ritchie II: Là người trẻ nhất trong nhóm, ông chia sẻ: “tôi từng ngây thơ nghĩ rằng mình sẽ sớm thành công, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra tuy mình có vài cách nghĩ hay nhưng cần phỉa tinh chỉnh cũng như trau dồi bản thân thì mới thành công được. Thật ra, trong năm giao dịch đầu tiên, vài lần tôi đã có ý định từ bỏ chứng khoán” .

Tuy nhiên, sau mỗi lần thất bại, ông không ngừng tinh chỉnh chiến lược giao dịch và cải thiện khả năng quản trị rủi ro.

Tôi cũng chân tình nói rằng tôi không cho là mình đã đạt đến cấp độ tinh hoa trong giao dịch, thậm chí tôi còn không nghĩ mình đủ tầm cỡ để xuất hiện trong buổi trao đổi này. Thú thật, năm đầu tiên giao dịch, tôi chỉ dừng ở mức hòa vốn, và rồi từ khi tôi quản trị rủi ro tốt hơn, kết quả giao dịch các năm sau đã trở nên tốt hơn.

Năm 2014 đánh dấu bước ngoặt khi ông đạt được hiệu suất giao dịch tốt nhất. Ritchie II nhấn mạnh “Tôi đã đi từ chỗ không biết mình đang làm gì, đến khi tương đối thông thạo về quản trị rủi ro. Nhờ vậy, lợi nhuận của tôi cũng tăng lên theo.”



Những câu chuyện trên cho thấy con đường dẫn đến thành công trong đầu tư chứng khoán hay bất cứ lĩnh vực mới nào là không dễ dàng.

Nếu những sai lầm là không thể tránh khỏi, vậy thì điều gì thực sự làm nên sự khác biệt giữa một nhà giao dịch thông thường và một huyền thoại? Có lẽ câu trả lời nằm ở cách mỗi người xử lý những sai lầm đó. Họ đi từ thất bại, vượt qua nhờ tinh thần học hỏi, khả năng thích nghi, và sự kỷ luật cao độ.

Thời đại số hiện nay đem lại nhiều cơ hội hơn bao giờ hết: từ các hệ thống giao dịch tối ưu hóa và liên tục update, các bộ sách đầu tư kinh điển cùng các kênh chia sẻ kiến thức miễn phí trên các trang mạng xã hội (bài viết, video và cả podcast).

Dù bạn có bao nhiêu công cụ đi nữa, liệu chúng có thực sự hữu ích nếu thiếu đi kỷ luật, sự kiên nhẫn và quyết tâm? Hành trình đầu tư cải thiện hiệu quả bền vững hay không bắt đầu từ chính cách bạn trả lời câu hỏi này.

Nếu mọi người muốn tìm một người đồng hành trên hành trình đầu tư hoặc cần thêm hỗ trợ có thể liên hệ em thông qua thông tin liên hệ phía dưới nhé.

Cho dù ta cắt mỏng đến đâu đi chăng nữa, một vấn đề sẽ luôn có hai mặt ” và trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ đầu tư tài chính đến kinh doanh hay cuộc sống, thành công và thất bại luôn song hành. Thất bại mang đến cho ta những bài học, thành công cũng ẩn chứa những giá trị quý báu nếu ta biết cách nhìn nhận và học hỏi.

Chủ đề hôm nay em viết về 5 nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại. Tất nhiên, không có mẫu số chung cho thành công của mọi nhà giao dịch, bởi mỗi người đều có phương pháp riêng và những thành tựu đáng ghi nhận.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nhìn vào 5 nhà giao dịch hàng đầu – những người được xếp hạng dựa trên ba tiêu chí: lợi nhuận trung bình hàng năm , thời gian duy trì lợi nhuậnquy mô vốn quản lý .

Họ là ai? và điều gì đã làm nên thành công vượt trội của họ trong hơn một thập kỷ qua? Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!



Dennis là nhà giao dịch hàng hóa huyền thoại, bắt đầu sự nghiệp vào năm 1970 với số vốn khiêm tốn chỉ 1.600 USD vay mượn, nhưng đã biến số tiền này thành 200 triệu USD chỉ trong vòng một thập kỷ nhờ phương pháp giao dịch theo xu hướng.

Phương pháp giao dịch:

Dennis sử dụng chiến lược giao dịch theo điểm breakout và đà tăng trưởng.

Khi có một giao dịch thành công, ông để lợi nhuận tiếp tục chạy mà không vội chốt lời.

Ông tận dụng đòn bẩy trong các hợp đồng tương lai để khuếch đại lợi nhuận và gia tăng vốn nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Richard Dennis còn để lại dấu ấn lớn khi hợp tác với William Eckhardt để sáng lập chương trình Turtle Traders. Chương trình này chứng minh rằng một người có thể được đào tạo để trở thành nhà giao dịch thành công nếu họ biết tuân thủ các nguyên tắc của hệ thống.




Marcus là một trong những nhà giao dịch hàng hóa nổi bật nhất, được biết đến với thành tựu biến 30.000 USD thành 80 triệu USD trong chưa đầy 20 năm.

Phương pháp giao dịch:

  • Marcus học được quy tắc quản lý vốn và tâm lý giao dịch từ Ed Seykota, người mà ông coi là người thầy dẫn dắt trên con đường thành công.
  • Ông tập trung phân tích biểu đồ, theo dõi các mức kháng cự và hỗ trợ của thị trường để tìm điểm vào lệnh hợp lý.

Marcus từng được phỏng vấn trong cuốn sách Market Wizards của Jack Schwager, nơi ông được mô tả là người có khả năng đọc hiểu hành động giá một cách tinh tế và kiên trì bám theo các tín hiệu thị trường.




Woodriff là một nhà giao dịch nổi tiếng với tư duy khác biệt và phương pháp tiếp cận thị trường độc đáo. Ông là đồng sáng lập và CEO của Quantitative Investment Management (QIM) – một quỹ đầu cơ quản lý khối tài sản hơn 3 tỷ USD.

Phương pháp giao dịch:

  • Thay vì theo xu hướng như hầu hết các nhà giao dịch tương lai (CTA), Woodriff sử dụng hệ thống nhận diện mẫu hình.
  • Hệ thống của ông tìm kiếm các tín hiệu cho thấy xác suất giá sẽ tăng hoặc giảm trong ngắn hạn.
  • Với phương pháp tính toán và định lượng, Woodriff đã chứng minh rằng việc giao dịch dựa trên nhận diện mẫu có thể mang lại hiệu suất ổn định bất kể điều kiện thị trường.



Bruce Kovner được xem là một trong những nhà giao dịch lớn nhất trên thị trường ngoại hối và hợp đồng tương lai liên ngân hàng. Ông là người sáng lập và chủ tịch của Caxton Associates, một quỹ đầu cơ toàn cầu danh tiếng.

Thành tựu nổi bật:

  • Từ khoản đầu tư ban đầu chỉ 2.000 USD vào năm 1978, Kovner đã tạo ra thành quả 1 triệu USD trong vòng 10 năm nhờ lãi kép.
  • Trong suốt thập kỷ trước khi được giới thiệu trong cuốn Market Wizards (1989), ông đạt mức lợi nhuận hàng năm trung bình 87%.

Phương pháp giao dịch:

  • Kovner kết hợp giữa phân tích cơ bản và kỹ thuật, nắm bắt các biến động vĩ mô trên toàn cầu để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
  • Ông luôn quản lý rủi ro chặt chẽ và duy trì kỷ luật trong từng giao dịch.

Tài sản ròng hiện tại của Bruce Kovner ước tính lên đến 6,2 tỷ USD, minh chứng cho khả năng quản lý vốn và chiến lược dài hạn xuất sắc.




Randy McKay là một nhà giao dịch thành công phi thường, bắt đầu sự nghiệp với khoản vốn chỉ 2.000 USD và biến nó thành hơn 10 triệu USD trong hơn 20 năm.

Phương pháp giao dịch:

  • McKay sử dụng các yếu tố cơ bản theo cách không truyền thống, kết hợp với hành động giá.
  • Ông không tìm kiếm các giao dịch lớn mà chỉ tập trung lấy phần dễ dàng nhất của thị trường, tránh rủi ro không cần thiết.
  • Với nguyên tắc kiên nhẫn và kỷ luật, McKay luôn giữ được tâm lý giao dịch ổn định, khách quan và không bị cuốn vào lòng tham.



Mọi người có thấy điểm chung của họ là gì không? Với góc nhìn cá nhân thông qua tìm hiểu và đọc được đến phần này, em rút ra được hai góc nhìn chính là:

Thành công trên thị trường là khả thi, không phải điều phù phiếm hay đồn đại

Giao dịch tài chính hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận đột phá, nhưng điều đó không đến từ may mắn. Bí quyết nằm của họ ở chiến lược đúng đắn, kỷ luật và quản lý vốn hiệu quả . Và điểm chung của họ là: kiên định với nguyên tắc của mình và giữ vững tâm lý trước biến động thị trường. Không có con đường tắt, nhưng nếu bạn kiên trì và kỷ luật, thành công sẽ trở nên rõ ràng.

Kỳ vọng thực tế

Ngay cả những nhà giao dịch xuất sắc nhất cũng chỉ duy trì lợi nhuận trung bình 12% đến 120%/năm trong dài hạn. Giao dịch không phải cuộc đua nước rút mà là hành trình marathon đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ . Thay vì kỳ vọng “nhân đôi tài khoản” trong thời gian ngắn, hãy tập trung bảo vệ vốn và rèn luyện kỷ luật.

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn nuôi kỳ vọng phi thực tế. Gần nhất bài viết trên Báo Tuổi trẻ - Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024” hay sự sụp đổ của mô hình Mr. Pips , nơi rất nhiều nhà đầu tư đã mất trắng vì tin vào giấc mộng “nhân đôi tài khoản” trong thời gian ngắn, các cam kết “lợi nhuận khủng, không rủi ro” từ những mô hình đa cấp trá hình.


Hãy nhớ, lợi nhuận nhỏ nhưng đều đặn, cộng thêm lãi kép, sẽ mang đến thành quả lớn trong tương lai . Thành công chỉ dành cho những ai biết đặt kỳ vọng thực tế và nỗ lực bền bỉ theo thời gian.

Dù thị trường có lúc thuận lợi hay khó khăn, tư duy đúng đắn và chiến lược bền vững sẽ giúp nhà giao dịch vững vàng vượt qua thách thức để đạt được thành công.

10 thay đổi nhỏ “Ai cũng làm được”: giúp CẢI THIỆN HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ

Bạn có biết? Phần lớn giao dịch trên TTCK Việt Nam đều đến từ NĐT Cá nhân – chiếm 70-80%, trong khi đó, NĐT NN – vốn được xem là “tay chơi lớn” giờ đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Trong năm 2024 vừa qua, họ đã bán ròng hơn 93 nghìn tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là Tâm lý của NĐT Cá nhân sẽ tác động ra sao đến thị trường? Câu trả lời là ảnh hưởng rất nhiều, điều này dẫn đến những quyết định không thực sự tỉnh táo.

Làm thế nào để giữ được góc nhìn khách quan “cái đầu lạnh” trong bối cảnh tràn ngập thông tin, tin tức, tin đồn và nhiều biến động hiện tại. Hôm nay, em sẽ chia sẻ 10 bài học tâm lý giao dịch, đơn giản, dễ hiểu mọi người tham khảo nhé!

  1. Phát Triển Kế Hoạch Giao Dịch Rõ Ràng

“Không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.” – Benjamin Franklin

Một kế hoạch giao dịch rõ ràng giống như bản đồ dẫn lối trên thị trường. Trong đó, chúng ta cần xác định:

  • Chiến lược giao dịch (theo xu hướng, ngắn hạn, dài hạn).

  • Mức độ chấp nhận rủi ro.

  • Điểm vào lệnh, chốt lời, và cắt lỗ cụ thể.

Ví dụ, nếu cổ phiếu giảm 7-8% từ giá mua, bạn cần cắt lỗ ngay để bảo vệ vốn. Đừng để cảm xúc như hy vọng “nó sẽ hồi” khiến bạn giữ lệnh lâu hơn cần thiết. Và cần đánh giá và điều chỉnh định kỳ dựa trên điều kiện thị trường và hiệu suất cá nhân.

  1. Xác Định Tâm Lý Của Chính Mình

Cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư. Sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO), lo lắng khi thua lỗ, hoặc tự tin thái quá sau chuỗi giao dịch thắng đều là những “bẫy tâm lý” phổ biến.

Quan sát cảm xúc là cách giúp chúng ta kiểm soát những hành động không hợp lý. Hãy luôn tự hỏi bản thân:

  • “Tôi đang giao dịch vì phân tích hay vì cảm xúc?”

  • Đừng FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) mà lao vào mua đuổi. Cũng đừng quá hoảng sợ mà bán tháo khi giá giảm. Cái đầu lạnh sẽ cứu bạn khỏi những quyết định sai lầm.

Khi đã nhận thức được cảm xúc của mình, việc đưa ra quyết định sẽ trở nên khách quan hơn.

  1. Xây Dựng Khả Năng Kháng Cự Trước Thất Bại

“Thất bại không phải là thất bại trừ khi bạn ngừng cố gắng.” – Napoleon Hill

Trong đầu tư, thua lỗ là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là cách bạn đối mặt và học hỏi từ chúng. Sau mỗi giao dịch thua, hãy tự đánh giá:

  • Có phải tôi đã bỏ qua kế hoạch của mình?

  • Thị trường có yếu tố nào mà tôi bỏ qua?

Hãy coi những sai lầm là học phí để trưởng thành. Quan trọng hơn, hãy nhớ rằng một giao dịch thua không định nghĩa toàn bộ quá trình đầu tư của mình.

  1. Giữ Kỷ Luật Với Chiến Lược

Kỷ luật là yếu tố quyết định sự thành công. Hãy tuân thủ kế hoạch giao dịch, bất kể thị trường có biến động ra sao. Nghe thì đơn giản nhưng kỷ luật là thứ khó áp dụng nhất, ví dụ:

  • Bạn đặt mục tiêu cắt lỗ ở 7%, nhưng giá giảm đến 10% mà bạn vẫn hy vọng.

  • Bạn đặt mục tiêu chốt lời ở 20%, nhưng khi mới lời 5%, bạn đã bán.

Những điều này không chỉ làm bạn mất tiền, mà còn mất luôn cơ hội. Vì vậy, đừng phá vỡ kỷ luật của chính mình.

  1. Sự Kiên Nhẫn Là Yếu Tố Quyết Định

“Chúng ta kiếm tiền bằng cách kiên nhẫn chờ đợi, chứ không phải giao dịch” – Jesse Livermore

Thị trường không phải lúc nào cũng mang lại cơ hội tốt. Đôi khi, hành động tốt nhất chính là… không hành động. Giao dịch quá nhiều thường dẫn đến thua lỗ nhiều hơn.

Hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Chỉ tham gia khi cơ hội phù hợp với tiêu chí của bạn.

Nhìn vào khung thời gian dài hơn có thể giúp bạn nhìn thấy bức tranh lớn hơn và tránh bị cuốn vào những biến động ngắn hạn.

  1. Quản Lý Căng Thẳng Hiệu Quả

Giao dịch có thể gây căng thẳng cao độ. Để duy trì sự tỉnh táo, hãy cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một số việc làm có thể xem xét như:

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Thiền hoặc dành thời gian cho các sở thích ngoài thị trường.

  • Tạo môi trường giao dịch thoải mái, ít bị phân tâm.

Hãy nhớ: Thị trường còn ở đó. Nhưng sức khỏe của bạn thì không.

  1. Đặt Mục Tiêu Thực Tế

Thay vì đặt mục tiêu “làm giàu nhanh”, hãy đặt mục tiêu theo yếu tố SMART (Cụ thể, Đo lường được, Đạt được, Liên quan, Có thời hạn). Việc này giúp chúng ta kiểm soát được những kỳ vọng không thực tế dễ dẫn đến thất bại và các quyết định kém.

Ví dụ: “Tăng lợi nhuận 10% trong 6 tháng và giảm tỷ lệ lỗ dưới 5%.” Thay vì đặt mục tiêu “kiếm 100% trong 1 tháng”.

Các mục tiêu nhỏ, khả thi sẽ giúp chúng ta duy trì động lực và sự tự tin.

  1. Viết Nhật Ký Giao Dịch

Một nhật ký giao dịch là một công cụ vô giá để phát triển sức mạnh tinh thần và cải thiện hiệu suất giao dịch. Nó ghi lại các giao dịch, quá trình suy nghĩ và quan sát thị trường của chúng ta. Ví dụ:

  • Điểm mua/bán và stoploss

  • Tại sao chúng ta lại lựa chọn cổ phiếu này lúc đó

  • Cảm xúc trước và sau giao dịch.

Sau một thời gian, từ nhật ký chúng ta sẽ nhận ra các thói quen xấu hoặc điểm mạnh để tối ưu hóa chiến lược của mình.

  1. Học Cách Buông Bỏ Sai Lầm

Sai lầm trong giao dịch là điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là chúng ta học được gì từ chúng. Đừng để những lần thua lỗ trong quá khứ ảnh hưởng đến quyết định hiện tại.

Mỗi giao dịch là một cơ hội mới. Hãy tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, thay vì ám ảnh với những gì đã qua.

  1. Luôn Học Hỏi Và Thích Nghi

Thị trường không ngừng biến đổi. Để có thể tồn tại trên thị trường, chúng ta cần liên tục cập nhật kiến thức và cải thiện kỹ năng, phương pháp đầu tư. Ví dụ như:

  • Tham gia hội thảo, đọc sách về đầu tư.

  • Học hỏi từ các nhà đầu tư thành công.

Những gì hiệu quả hôm nay có thể không còn phù hợp ngày mai. Sự linh hoạt và tinh thần học hỏi là chìa khóa giúp chúng ta tiến bộ qua từng ngày.


Phát triển sức mạnh tâm lý trong giao dịch không phải chuyện ngày một ngày hai, mà là cả một hành trình. Với kế hoạch rõ ràng, kỷ luật, và khả năng quản lý cảm xúc, bạn sẽ trang bị tốt hơn để đối mặt với những biến động khó lường của thị trường.

Và việc đầu tư không hề đơn giản hay chỉ toàn bức tranh màu hồng như nhiều nhà đầu tư mới tìm hiểu về thị trường vẫn nghĩ. Thị trường là nơi để chúng ta học hỏi, trưởng thành và chiến thắng chính mình. Trước khi kiếm được tiền, chúng ta phải biết cách giữ tiền.

Hãy vững tâm, kiên trì, và luôn nhớ: Người kiểm soát cảm xúc tốt nhất sẽ là người chiến thắng cuối cùng.


Hãy subscribe ngay kênh Kim Thanh Stock để nhận thêm những bài học đầu tư thực chiến, những phân tích thị trường - cổ phiếu và các chiến lược giúp bạn tối ưu lợi nhuận trong năm 2025! #kimthanhstock

VNINDEX CẢ NĂM CHƯA THẤY QUẢ NGỌT: CHỜ ĐỢI hay RỜI BỎ?

Trước tiên, em muốn gửi lời chúc sức khỏe và bình an đến mọi người những ngày đầu năm, trước khi chúng ta bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ạ.

Trong năm qua, chỉ cần search google cụm từ “kiếm tiền nhanh từ chứng khoán” là sẽ ra một loạt bài báo bàn về việc kiếm tiền từ thị trường rất dễ dàng, ví như “mỏ vàng không đáy” ai cũng có thể đến đào được. Nhưng liệu có thực sự là như vậy?

Việc làm giàu từ chứng khoán hay tài khoản x2 x3 lần là có, nhất trong những đoạn thị trường bùng nổ, dòng tiền hưng phấn, xu hướng uptrend lớn. Nhưng khoan đã, liệu bán có biết câu nói kinh điển “Khi thủy triều rút, bạn mới thấy ai không mặc quần” chưa?

Hơn bốn tháng qua, chứng khoán Việt Nam khiến nhiều người phải rời bàn phím hay đóng app mà thở dài. Những chủ đề “VNIndex về mốc 800, 900, hay bỏ thị trường, rồi chán nản, ảm đạm” xuất hiện khắp nơi. Ngược lại, năm vừa qua, Người Việt bị mất 18.900 tỷ đồng vì bị lừa đảo thông qua các kênh chứng khoán ảo, các sàn giao dịch quốc tế đầy rủi ro, với những lời mời chào kiếm tiền nhanh mỗi ngày.

Nghe mà xót xa đúng không ạ?

Hôm nay, em muốn chia sẻ mọi người một góc nhìn nối tiếp bài viết trước đó, có thể nói để củng cố tinh thần hay cách giữ vững kỳ vọng thực tế, sự kiên nhẫn và chuẩn bị ra sao. Cùng khám phá nhé!


1/ TƯ DUY THỰC TẾ VÀ KIÊN NHẪN

Alexander Elder trong cuốn sách “Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống” có nói như sau: “Chẳng có nơi đâu như trên thị trường tài chính, trí tưởng tượng của con người trở nên rất bay bổng”. mọi người mở tưởng đến việc làm giàu nhanh, dễ dàng chọn siêu cổ phiếu hay x2 x3 tài khoản đều đặn hàng năm. Điều mà ngay cả những nhà đầu tư huyền thoại đã mất rất nhiều thời gian để có thể làm được.

Mark Minervini từng mất 6 năm để tìm ra công thức thành công. William O’Neil, Darvas và nhiều huyền thoại khác cũng phải trải qua thời gian dài thất bại. Vậy mà nhiều nhà đầu tư mới chỉ tham gia thị trường 1-2 năm đã trở thành các super trader?

Điều khó nhất trong giao dịch là giữ cho kỳ vọng phù hợp với thực tế.

Hãy nhìn vào quy tắc 10.000 giờ của Malcolm Gladwell cũng khá đúng trên thị trường chứng khoán. Có thể chúng ta không cần đến 10 năm, vì bối cảnh hiện tại sau giai đoạn sơ khai, đã có nhiều đầu sách, kênh youtube, mạng xã hội hay kiến thức – kinh nghiệm đầu tư đã trở nên phổ biến và có nhiều thông tin hơn xưa. Nhưng cần thời gian để làm chủ phương pháp và tâm lý của mình.

Việc giàu nhanh là giấc mơ, còn sự bền bỉ và chiến lược là thực tế.

2/ BỐI CẢNH HIỆN TẠI: SỰ RỜI BỎ VÀ CƠ HỘI

Thị trường hiện nay đang trải qua giai đoạn thanh khoản thấp và biên độ dao động hẹp, dễ khiến nhà đầu tư chán nản, đặc biệt là các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng T+. Nhìn lại giai đoạn 2014-2015, thị trường cũng trong trạng thái lình xình với những biến động kinh tế và chính trị phức tạp. Nhiều nhà đầu tư lúc đó từ bỏ sau giai đoạn downtrend 2012-2013, chỉ để bỏ lỡ một trong những chu kỳ tăng mạnh nhất 2016-2018.

Gần nhất là kênh Bi.tcoin hiện có hiệu suất tốt nhất năm 2024 qua, liệu có phải đa số trader hay nhà đầu tư không kiên nhẫn có nhân nhiều tài sản nhờ nó được không?

Việc nhìn quá gần vào các biến động nhỏ khiến ta quên đi bức tranh lớn, cảm xúc chi phối, hoặc bán quá sớm khi thị trường tăng, hoặc rời bỏ trước khi chu kỳ lớn bắt đầu. Nhiều lớp nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường 2014, 2015, 2019 hay 2022, bao năm qua vẫn chu kỳ vận động của nó vẫn vậy.

Hiện tại, các yếu tố bất ổn về dòng vốn, sự chờ đợi về Trump 2.0 và tâm lý nhà đầu tư đang khiến thị trường khó bứt phá. Nhưng nếu bạn nhìn xa hơn, 2025 chúng ta có gì? ĐÂY LÀ NĂM CẦN HIỆN THỰC HÓA, các yếu tố dưới đây vừa là cơ hội cũng là thách thức.

:point_right:Chiến lược tham khảo

Nhìn dài hạn: Giai đoạn hiện tại không phải lúc để giao dịch mua bán quá mức. Thay vào đó, hãy tập trung vào câu chuyện dài hạn của từng ngành và doanh nghiệp.

Xây dựng danh mục chiến lược: Lựa chọn những cổ phiếu tốt với vùng giá hợp lý. Đừng chạy theo biến động hàng ngày, mà hãy kiên nhẫn chờ đợi cơ hội.

Hạn chế lướt sóng ngắn hạn: Với thị trường biến động hẹp, việc giao dịch T+ không hiệu quả và dễ khiến bạn bị cuốn theo tâm lý ăn xổi.


Thị trường chứng khoán không phải con đường làm giàu nhanh chóng, mà là nơi để bạn học hỏi, kiên nhẫn, và tích lũy giá trị lâu dài. Giai đoạn lình xình hiện tại chính là cơ hội để rèn luyện tâm lý và chuẩn bị cho chu kỳ lớn tiếp theo.

1 Likes

Tránh ‘Phạt Nguội’ Trong Chứng Khoán: 3 YẾU TỐ CHÍNH khi Đọc Biểu đồ kĩ thuật

Những ngày đầu năm, nếu bạn từng phải kẹt xe đầu ngày, rồi tối về nhận được tin nhắn “phạt nguội” từ camera giao thông, em xin chia buồn cũng mọi người, lúc này liên hệ bối cảnh thị trường chứng khoán hiện tại cũng không khác là mấy.

Một điểm chung chí mạng là vội vàng là “ăn phạt”. Chỉ 10 ngày đầu năm, cả nước đã “góp” hơn 672,3 tỷ đồng tiền phạt giao thông – tương đương gần 3% cả năm 2024, mà đây chỉ mới là phạt nóng, chưa tính phạt nguội! Cũng như thị trường đi ngang 1.180 -1.300 điểm hơn 9 tháng qua, nhưng có rất nhiều tài khoản gặp mức âm rất nặng.

Liệu chúng ta có vội vàng vào lệnh khi chưa phân tích kĩ xu hướng, hoặc cố gắng bắt đáy khi thị trường chớm đà rơi, hay hoảng loạn bán tháo khi giá điều chỉnh nhẹ trong form sideway? Đừng để thị trường trở thành “camera phạt nguội”, và tài khoản chứng khoán thì “đội nón ra đi” chỉ vì mình mất kiên nhẫn!

Chủ đề hôm nay sẽ giúp bạn đơn giản hóa cách tiếp cận phân tích kỹ thuật, để giao dịch hiệu quả và tránh “bẫy tâm lý” giống như cách tránh được biển báo phạt giao thông. Lưu ý bài viết dành cho những người mới bắt đầu tiếp xúc với phân tích kĩ thuật, không bàn quá nhiều đến các yếu tố khác như cơ bản, triển vọng,…

Nguyên tắc tối ưu: KISS – KEEP IT SIMPLE STUPID

Trên đường cao tốc, bạn có dám chạy ngược chiều không? Chắc chắn là không. Vậy tại sao bạn lại cố mua cổ phiếu trong xu hướng giảm hoặc bắt đáy khi thị trường đang lao dốc?

Xu hướng thị trường hiện tại là gì? Là câu hỏi đầu tiên chúng ta nên trả lời khi nhìn vào đồ thị. Đôi khi mọi người cố gắng phức tạp hóa mọi thứ, dù thực tế nội dung cốt lõi đôi khi chỉ là những câu hỏi rất đơn giản. Có 3 xu hướng chính:

Mọi người có thể xem lại giai đoạn đầu năm 2024 ở các cổ phiếu ngân hàng, khi các cổ mạnh giá vượt qua các mức kháng cự và lập đỉnh mới. Ngược lại, cổ phiếu bất động sản lại rơi vào nhịp giảm kéo dài, giá giảm dưới hỗ trợ dài hạn và không thấy dấu hiệu hồi phục.

:point_right: Nên nhớ: XU HƯỚNG LÀ BẠN

Hành động giá và khối lượng giống như các biển báo giao thông. Nếu bạn không chú ý đến biển báo “cho phép rẽ phải” hay “đèn đỏ”, thì khả năng cao sẽ bị phạt. Trong phân tích kỹ thuật, điều này tương ứng với việc bỏ qua các tín hiệu từ giá và khối lượng, dẫn đến các quyết định sai lầm.

Cách tốt nhất để làm điều này là tìm kiếm sự thay đổi mạnh trong hành động giá và khối lượng. Bản thân biến động giá sẽ không có ý nghĩa nếu không xét đến biến động khối lượng.

Làm thế nào để đọc hành động giá và khối lượng? Hãy tham khảo ví dụ sau đây

  • Một cổ phiếu bình quân khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu/ngày. Nếu giá tăng 5% với khối lượng lên tới 3 triệu cổ phiếu, đây là dấu hiệu tích cực.

  • Ngược lại, nếu giá giảm mạnh, khối lượng đột biến vượt trung bình 200 ngày, đó là tín hiệu bán tháo từ các nhà đầu tư tổ chức.

:point_right: Có thể lọc thông qua SSI Iboard Web hoặc trên app SSI Iboard Pro là các trang miễn phí mọi người có thể sử dụng. Ngày này, hầu như các Công ty chứng khoán đều tích hợp công cụ bộ lọc cho hệ thống của mình. Có đôi khi xuất hiện quá nhiều công cụ, làm chúng ta quên đi những điều cốt lõi và cơ bản nhất.

Ví dụ thực tế: PNJ có thể một ví dụ tiêu biểu dấu hiệu tiền lớn thoát ra và xu hướng đảo chiều ngay sau đó chúng ta có thể tham khảo.

:point_right: Bài học: Đừng bỏ qua các “biển báo” từ giá và khối lượng. Quan sát hành động này để biết dòng tiền tổ chức đang ở đâu.

Ở những ngày đầu tìm hiểu về thị trường mà cụ thể là phân tích kĩ thuật, em được chia sẻ rất nhiều công cụ khác nhau. Cái nào thấy hay em cũng học, cũng áp dụng hết lên biểu đồ, thật sự rất rối mắt. Em tin ai giai đoạn đầu cũng sẽ như vậy, vì lúc đó, chúng ta chưa có phương pháp và cũng chưa thực sự nghiên cứu công cụ nào phù hợp với mình.

Theo thời gian trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm, em đã dần tìm ra bộ công cụ chỉ báo mua – bán cho riêng mình, và em tin mọi người cũng sẽ sớm tìm được thôi.

Hỗ trợ và Kháng cự cũng giống như các vạch kẻ đường mà chúng ta cần chú ý để không "lấn tuyến”. Trong phân tích kỹ thuật, hỗ trợ và kháng cự chính là những “đường thoát hiểm” giúp bạn ra quyết định mua hoặc bán.

Trong đó MA50 ngày và MA200 ngày là các mức hỗ trợ và kháng cự phổ biến, và quan trọng với các nhà đầu tư tổ chức.

Làm thế nào để xác định hỗ trợ và kháng cự? Về lý thuyết thì

  • Hỗ trợ là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực bán của cổ phiếu.

  • Kháng cự là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng giá này, lực bán của cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực mua của cổ phiếu đó.

Hay khi xét MA50 và MA200 ngày, khi giá tiệm cận đường này với khối lượng lớn tăng đột biến, đó là dấu hiệu tổ chức đang nhảy vào mua.

:point_right: Bài học: Luôn để ý các “đường thoát hiểm” như MA50 và MA200, đặc biệt khi khối lượng giao dịch tăng đột biến


Chứng khoán và giao thông đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật. Đừng cố “vượt đèn đỏ” hay “đi ngược chiều”, hãy tập trung vào những nguyên tắc cơ bản:

+ Quan sát xu hướng: Đi theo xu hướng để tránh rủi ro.

+ Đọc hành động giá và khối lượng: Tìm tín hiệu từ dòng tiền lớn.

+ Hỗ trợ và kháng cự: Xác định điểm vào/ra dựa trên các mức quan trọng.

Hiện tại, bối cảnh thị trường hiện tại giống như một ngày tắc đường đầu năm, nên hành động như thế nào sẽ tùy vào chiến lược, khẩu vị rủi ro và kế hoạch của từng nhà đầu tư. Không có mẫu số chung nào cả. Trên là gợi ý cách tiếp cận phân tích kĩ thuật một cách đơn giản bên cạnh rất nhiều bài hướng dẫn youtuber, google hay chatgpt, hy vọng sẽ có ích cho mọi người.

Nếu bạn làm được điều này, ngay cả trong những ngày giao thông kẹt cứng hay thị trường đi ngang, bạn vẫn có thể “về đích” an toàn và thành công.

Em chúc mọi người giao dịch linh hoạt và hiệu quả hơn trong năm 2025!