8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap

, , , , , , ,

8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap

![8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap]

Rổ danh mục MSCI Frontier Markets Small Cap Index tại đợt review tháng 5/2021 tiếp tục biến động mạnh với 24 mã được thêm mới và 24 mã bị loại ra. Với Việt Nam, có 8 mã được thêm vào rổ chỉ số gồm FLC, DXG, DGC, GMD, HNG, DIG, VCI, VCG.

Rổ danh mục MSCI Frontier Markets Small Cap Index tại đợtreview tháng 5/2021 tiếp tục biến động mạnh với 24 mã được thêm mới và 24 mã bịloại ra. Với Việt Nam, có 8 mã được thêm vào rổ chỉ số gồm FLC, DXG, DGC, GMD,HNG, DIG, VCI, VCG. Ở chiều ngược lại, 5 mã DHG, HT1, PAN, SHB và VCS bị loạira. Riêng trường hợp của SHB, mã này bị loại ra khỏi MSCI Frontier MarketsSmall Cap để thêm vào MSCI Frontier Market.

Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI (tiếng Anh: MSCI EmergingMarkets Index) là viết tắt của Morgan Stanley Capital International (MSCI) vàlà một chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu suất thị trường vốn tại các thị trườngmới nổi toàn cầu. Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI bao gồm 26 nền kinh tếđang phát triển bao gồm Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộnghòa Séc, Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico,Pakistan, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, ĐàiLoan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

16 mã còn lại đến từ 6 quốc gia gồm: Sri Lanka (2), Croatia(1), Estonia (1), Ice Land (10), Romania (1).

![8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap]

Kết quả review tháng 5/2021 của MSCI Frontier Markets Small Cap Index.

Như vậy, số lượng [cổ phiếu] thành phần danh mục MSCI FrontierMarkets Small Cap Index vẫn giữ ở con số 149 mã. Tại cuối ngày 30/4/2021, ViệtNam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong chỉ số với 25.03%, tăng từ mức 21.51% của3 tháng trước.

![8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap]

Tỷ trọng quốc gia trong chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index tính tới ngày 30/4/2021.

Tỷ trọng Việt Nam được nâng lên trong khoảng thời gian gầnđây nhờ việc MSCI đã bắt đầu loại cổ phiếu Kuwait ra khỏi danh mục thị trường cậnbiên và đà tăng mạnh của [thị trường chứng khoán]

Tính đến 30/4, SHB hiện đang là mã có tỷ trọng lớn nhấttrong rổ danh mục MSCI Frontier Market với 2.63%. Việt Nam còn góp mặt PDR vàSSI trong top 10 mã chiếm tỷ trọng lớn nhất rổ danh mục.

8 mã chứng khoán của Việt Nam được vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap

Top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index tính tới 30/4/2021.

Minh Châu

doanhnghiepvn

1 Likes

NĐT ai đang ôm những cổ phiếu trên vào nhận hàng!

VCI được chọn vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap.
VCI, TCB: Cùng nhau dẫn sóng TT.

VCI: Ngày 17.5.2021 tiền thưởng bằng tiền mặt 20% về TK của các NĐT.

Vũ khí bí ẩn giúp ngân hàng lợi nhuận khủng

Nhiều bạn thắc mắc tại sao năm 2020 nền kinh tế khó khăn nhưng ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng, các ngân hàng vẫn lãi khủng và giá cổ phiếu các ngân hàng xịn vẫn tăng.

Bài này tôi viết theo phong cách Bà Ngoại để bà 8 bán tạp hóa, anh 9 tài xế đọc có thể hiểu. Bài sử dụng những thống kê từ “Báo cáo triển vọng 2021. Ngành ngân hàng trở lại con sóng”, do Công ty Chứng khoán BSC thực hiện trong quý 1, 2021.

Thứ nhất: Doanh thu cho vay tăng

Việt Nam luôn cần vốn vay. Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam (đo bằng GDP) tăng 2.9%. So với các nước, đó là 1 kỳ tích.

Nhưng tăng trưởng GDP vẫn chưa thần kỳ bằng tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2020, tín dụng hay nói một cách nôm na tổng số tiền vay/ cho vay của VN tăng 12%. (năm 2018: 14%, 2019: 13%, 2020: 12%).

Ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn dựa vào vốn vay nhiều hơn so với vốn cổ đông/ vốn chủ sở hữu. Còn người dân thì vẫn vay tiền để đầu tư, để tiêu xài và để vượt khó.

Thứ hai: Chi phí vốn của các ngân hàng xịn ngày càng rẻ hơn nhờ CASA

Đây là vũ khí “bí ẩn” của các Ngân hàng. CASA là viết tắt của Current Account Savings Account: tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi.

Về mặt nguyên tắc khách hàng có thể rút tiền gởi không kỳ hạn ra bất kỳ lúc nào. Nhưng vì ngân hàng có số lượng lớn khách hàng, nên số tiền không kỳ hạn này sẽ như dòng chảy tạo ra 1 số tiền dài hạn. Nói một cách khác 1 tỷ lệ % số tiền không kỳ hạn này sẽ trở thành tiền dài hạn, ngân hàng có thể dùng để cho vay dài hạn.

Tiền không kỳ hạn càng nhiều, tức là CASA càng lớn, thì chi phí vốn của ngân hàng càng nhỏ.

Giả sử Ngân hàng XYZ có CASA = 20%. Ngân hàng XYZ có tổng cộng 100 tỷ tiền gởi, trong đó có 20 tỷ tiền gởi không kỳ hạn (lãi suất 0.1%), 30 tỷ tiền gởi dưới 1 năm (lãi suất trung bình 4%), 50 tỷ tiền gởi lãi suất từ 1 năm trở lên (lãi suất trung bình 6%), thì Ngân hàng phải trả lãi cho 100 tỷ tiền gởi này là = (200.1% )+(304%)+(50*6%)= 0.02+1.2+3 = 4.22 tỷ. (Còn gọi là chi phí vốn)

Giả sử LDR: Loan to Deposit Ratio “tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gởi” của ngân hàng XYZ là 75%. Tức là từ 100 tỷ này, ngân hàng được đem 75 tỷ cho vay. Tùy theo đối tượng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), cá nhân vay mua nhà, cá nhân vay tiêu dùng…mà lãi suất cho vay khác nhau. Giả sử trung bình bình quân của lãi suất cho vay này là 8%. Như vậy Ngân hàng sẽ thu được tiền lãi là = 75*8% = 6 tỷ.

Như vậy thu nhập lãi thuần của ngân hàng XYZ trong năm = 6 – 4.22 = 1.78 tỷ.

Nếu như ngân hàng XYZ tăng CASA lên 30%. Trong 100 tỷ có 30 tỷ tiền gởi không kỳ hạn 0.1%, 35 tỷ tiền gởi dưới 1 năm (lãi suất trung bình 4%), 35 tỷ tiền gởi lãi suất từ 1 năm trở lên (lãi suất trung bình 6%) thì lúc này chi phí vốn của ngân hàng = (300.1% )+(354%)+(35*6%)= 0.03+1.4+2.1 = 3.53 tỷ

Như vậy thu nhập lãi thuần của ngân hàng XYZ trong năm = 6- 3.53 = 2.47 tỷ.

Tăng 38.76% so với số 1.78 tỷ.

CASA là “vũ khí” hiệu quả làm tăng thu nhập lãi thuần vì thế các ngân hàng đang tìm mọi cách để tăng tiền gởi không kỳ hạn. Trong đó có các biện pháp như: tăng cường công nghệ để hỗ trợ khách hàng gởi tiền thuận lợi và miễn phí, rút tiền ATM miễn phí, dịch vụ khách hàng vượt trội, khách VIP nếu duy trì lượng tiền định mức trong TK…

Tất cả nhằm thu hút lượng tiền gởi không kỳ hạn, và tăng CASA.

CASA tăng thì chi phí vốn thấp, và thu nhập lãi thuần tăng.

CASA của các ngân hàng tiêu biểu trong năm 2020: Ngân hàng Techcombank TCB = 46.1% (rất khủng), Ngân hàng Quân đội MBB = 40.9%, Ngân hàng Ngoại thương VCB = 32.8%, Ngân hàng ACB = 21.6%

** Ngoài 2 điểm trên thì để tăng lợi nhuận ngân hàng sẽ phải:

  • Tăng LDR - tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gởi” lên cao trong vùng cho phép (< 85%).

  • Tăng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh đầu tư chứng khoán, bán bảo hiểm…

  • Quản lý nợ xấu hiệu quả.

  • Giảm CIR: Cost to Income Ratio “Tỷ lệ chi phí trên thu nhập”

CEO Lâm Minh Chánh

Nếu triển khai thành công các dịch vụ tài chính tại Vinmart, độ phủ của Techcombank sẽ tăng mạnh

Một trong số các sản phẩm TCB đang nghiên cứu là việc tích hợp các dịch vụ tài chính tại các của hàng Vinmart và Vinmart+. Đây là mô hình thành công đã triển khai tại hệ thống gần 12.000 cửa hàng 7-eleven tại Thái Lan với các dịch vụ như thanh toán hóa đơn điện, nước; gửi tiền tiết kiệm; rút tiền; chuyển tiền,…

![VCBS: Nếu triển khai thành công các dịch vụ tài chính tại Vinmart, độ phủ của Techcombank sẽ tăng mạnh

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, ngân hàng Techcombank (TCB) với vị thế là ngân hàng tiên phong trong việc đặt trải nghiệm khách hàng lên trên các lợi ích kinh tế ngắn hạn đã đạt được rất nhiều thành công trong vài năm qua.

Chi phí huy động thấp nhất ngành

Tỷ lệ CASA của ngân hàng đã đạt 43%, giữ vững vị thế là ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao nhất Việt Nam. Lý do vì tệp khách hàng sử dụng TCB làm ngân hàng giao dịch chính tiếp tục tăng lên cộng với việc lãi suất có kỳ hạn không còn đủ sức hấp dẫn khiến cho nhiều khách hàng không thực hiện gửi tiền mà để tiền ở tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi CASA cao được đóng góp chủ yếu bởi nhóm khách hàng cá nhân có tính bền vững hơn so với các ngân hàng huy động CASA từ nhóm khách hàng tổ chức.

Bên cạnh việc thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn, TCB cũng có mức lãi suất huy động giảm nhanh khi nhu cầu huy động tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng là không nhiều. Chi phí lãi ghi nhận trên danh mục huy động tiền gửi khách hàng của TCB giảm xuống còn 2,1% trong quý 1/2021. Chi phí vốn của ngân hàng vào quý 1/2021 ghi nhận ở mức 2,24%, đưa TCB trở thành ngân hàng có chi phí vốn thấp nhất hệ thống. Chi phí vốn thấp là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của TCB giúp cho tỷ suất sinh lời trên tài sản duy trì cao trong dài hạn.

Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo ngân hàng, dư địa để tăng trưởng về CASA vẫn còn khi có những ngân hàng trên thế giới ghi nhận tỷ lệ này lên tới 70%. Tuy nhiên, VCBS cho rằng quá trình này có thể diễn ra chậm hơn do hiện tại đã có nhiều ngân hàng bao gồm nhóm ngân hàng lớn cũng đã chú trọng hơn về vấn đề nâng cao trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, các nước ghi nhận tỷ lệ CASA cao có 1 phần đóng góp lớn đến từ mức lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn thấp.

Triển vọng từ hợp tác với Vingroup, Masan

VCBS đánh giá cao triển vọng của Techcombank, với dự báo tốc độ tăng trưởng tín dụng nhà băng này cao hơn trung bình ngành. Hiện TCB có hệ số CAR đạt 15,8%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu yêu cầu theo thông tư 41 nên có khả năng được cấp room tăng trưởng tín dụng năm 2021 cao nhất ngành ngân hàng.

Với việc lãi suất huy động giảm, nhóm phân tích kỳ vọng biên lãi ròng NIM của Techcombank tiếp tục mở rộng và yếu tố này sẽ tiếp tục giúp cho lợi nhuận tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2021. Ngoài ra, TCB có chi phí vốn giảm nhanh hơn tốc độ giảm trung bình của toàn ngànhgiúp NIM của TCB sẽ tiếp tục duy trì cao hơn trung bình ngành ngay cả trong trường hợp các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay đầu ra hỗ trợ khách hàng theo lời kêu gọi của NHNN.

Việc tập trung triển khai các dự án công nghệ cao cũng giúp duy trì hoạt động hiệu quả trong dài hạn của TCB.

Đáng chú ý, Techcombank đang kết hợp triển khai dịch vụ tài chính với One Mount Group, Vinmart và Vinshop giúp nâng trải nghiệm khách hàng của TCB trong dài hạn. Ngân hàng đang trong quá trình xây dựng sản phẩm, chiến lược xoay quanh các đối tác lớn Vingroup và Masan.

VCBS cho rằng, các sản phẩm mới nếu triển khai thành công sẽ giúp TCB tăng độ phủ và trải nghiệm khách hàng. Một trong số các sản phẩm TCB đang nghiên cứu là việc tích hợp các dịch vụ tài chính tại các của hàng Vinmart và Vinmart+. Đây là mô hình thành công đã triển khai tại hệ thống gần 12.000 cửa hàng 7-eleven tại Thái Lan với các dịch vụ như thanh toán hóa đơn điện, nước; gửi tiền tiết kiệm; rút tiền; chuyển tiền,…

Dù vậy, chiến lược xoay quanh hệ sinh thái của một số khách hàng lớn sẽ mang lại những cơ hội phát triển đột phá nhưng cũng có thể khiến cho TCB gặp phải khó khăn trong quá trình tăng trưởng về dư nợ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng nếu như có xảy ra sự gián đoạn trong hoạt động của các khách hàng lớn đó.

Ngoài ra, lợi thế khác của Techcombank là không phải chịu áp lực lớn từ trích lập dự phòng khi ngân hàng đang ghi nhận tỷ lệ nợ tái cơ cấu trên danh mục cho vay cuối quý 1/2021 ở mức 2,3%, giảm so với mức 3,6% ở thời điểm cuối quý 2/2020. VCBS cho rằng việc một số khách hàng có dư nợ tái cơ cấu không thể hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển thành nợ xấu trong năm 2021 là không thể tránh khỏi và ngân hàng sẽ phải thực hiện trích lập xử lý lượng nợ xấu này. Tuy nhiên với việc thực hiện trích lập dự phòng mạnh mẽ ngay trong năm 2020, áp lực trích lập nợ xấu trong năm 2021 được kỳ vọng ở mức thấp.

Thu Thủy

vãi cả FLC

1 Likes

Trong không tưởng lại có tưởng bro.

Giá lương thực liên tục tăng, mã nào hưởng lợi?

(ĐTCK) Giá lương thực, đặc biệt là gạo, không ngừng tăng lên, giúp nhiều doanh nghiệp hưởng lợi như LTG, PAN…

Đại dịch khiến giá lương thực tăng cao

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá lương thực toàn cầu trong tháng 3/2021 tăng 2,1% so với tháng 2, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 10 liên tiếp và ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2014.

Đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự trữ lương thực, đặc biệt là gạo. Trong khi đó, nguồn cung bị gián đoạn vì dịch bệnh, tỷ lệ dự trữ nông sản thấp và USD suy yếu. Đây là nguyên nhân chính khiến giá lương thực tăng cao.

Xu hướng giá này dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do triển vọng mùa vụ năm 2021 bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi, trong khi sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu thúc đẩy nhu cầu về lương thực.

Bên cạnh đó, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu lúa mì và ngô ở mức cao, ước tính lần lượt là 8,5 triệu tấn và 16,5 triệu tấn trong niên vụ 2020/2021, để phục vụ hoạt động tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Đây cũng là nguyên nhân đẩy giá ngũ cốc tăng vọt trong 8 tháng liên tiếp.

Dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối năm 2021 được FAO dự báo sẽ giảm 1,7% so với năm ngoái, xuống 808 triệu tấn; tỷ lệ dự trữ ở mức 28,4%, thấp nhất trong 7 năm.

Tổ chức này nâng dự báo về giao dịch thương mại ngũ cốc thế giới trong niên vụ 2020/2021 lên 466 triệu tấn, tăng 5,8% so với niên vụ trước, một phần là do Trung Quốc nhập khẩu ngô cao kỷ lục. Đối với mặt hàng gạo, dự báo thương mại quốc tế sẽ tăng 6%.

Người mừng

Giá gạo và đường tại Việt Nam trong quý đầu năm nay tăng lần lượt 18,6% và 31,8%, giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất hai mặt hàng này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đột biến.

Cụ thể, kết thúc quý I/2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đạt doanh thu thuần hợp nhất 2.397 tỷ đồng, tăng 227,1% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu từ lương thực tăng 204%, đạt 605 tỷ đồng, chiếm 25% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 184 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 37 tỷ đồng.

Tại Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN), quý I năm nay, mảng giống và nông sản ghi nhận lợi nhuận tăng 111% so với cùng kỳ.

Đối với Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS), quý I/2021 ghi nhận doanh thu từ mảng sản phẩm đường tăng 55% so với cùng kỳ, đạt 408 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp mảng này ghi nhận 49,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 3 tỷ đồng.

Góp phần vào kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp mía đường là quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời của Bộ Công thương đối với đường thô và đường tinh luyện có xuất xứ từ Thái Lan với mức thuế cho hai sản phẩm lần lượt là 44,88% và 33,88%, có hiệu lực trong 120 ngày kể từ ngày 16/2/2021. Mức thuế chính thức được kỳ vọng sẽ tương đương với mức thuế tạm thời hiện tại.

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo, thị trường đường thế giới trong niên vụ 2020-2021 sẽ chuyển từ tình trạng cung vượt cầu sang cung không đáp ứng đủ nhu cầu, với mức thiếu hụt khoảng 3,5 triệu tấn. Do vậy, giá đường thế giới nhiều khả năng duy trì xu hướng tăng trong năm 2021.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới. Niên vụ 2020 - 2021, sản lượng đường Việt Nam vẫn thuộc về đường nhập khẩu do nguồn cung nội địa thấp.

Với xu hướng tăng giá hiện tại, các công ty sản xuất gạo và đường được nhận định sẽ mở rộng biên lợi nhuận gộp trong giai đoạn tiếp theo.

Bà Hà Thu Hiền, chuyên gia phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhận định: “Với xu hướng tăng giá hiện tại, các công ty sản xuất gạo và đường sẽ mở rộng biên lợi nhuận gộp trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó, các doanh nghiệp trong ngành đường còn được hưởng lợi từ quyết định mới về thuế chống bán phá giá”.

Các công ty phân bón cũng được kỳ vọng hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu tăng cao do nông dân tăng cường sản xuất để tận dụng xu hướng giá lương thực tăng.

Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM) là hai cái tên đáng chú ý. Mặc dù vậy, DCM và DPM vẫn đối mặt với yếu tố bất lợi là giá khí đốt toàn cầu tăng cao làm tăng giá vốn hàng bán của mặt hàng phân bón.

Kẻ lo

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sữa, thức ăn chăn nuôi và dầu ăn tại Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu sữa bột, ngũ cốc, dầu thực vật. Vì thế, giá các nguyên liệu này tăng cao làm cho không ít doanh nghiệp gặp khó khăn.

Mảng đường của QNS tăng trưởng mạnh, nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh mảng sữa đậu nành sụt giảm khi giá đậu nành bình quân trong quý I/2021 ước tính tăng trên 40% so với mức giá bình quân năm 2020.

Với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), gần 70% nguyên liệu sữa tươi được nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương. Giá sữa bột tăng đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong quý I/2021: doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 7% và 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc VNM cho biết, ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh khiến sức mua thị trường giảm sút, VNM bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu thế giới năm nay tăng cao chưa từng có.

VCBS nhận định, đợt tăng giá này sẽ ảnh hưởng rõ rệt hơn đến chi phí nguyên liệu của VNM trong nửa cuối năm 2021 do Công ty đã chốt giá sữa bột (gần như không đổi so với cùng kỳ) cho hoạt động sản xuất đến tháng 6/2021 vào cuối năm 2020.

Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi nguyên liệu thông thường chiếm 80 - 85% giá thành sản xuất.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giai đoạn từ năm 2015 đến quý III/2020, giá nguyên liệu nhìn chung ổn định. Giá các loại nguyên liệu chính của thức ăn chăn nuôi bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay, với mức tăng trung bình từ 30 - 35%, giá ngô và giá đậu tương có mức tăng cao hơn.

Về giá bán sản phẩm, tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước có 5 - 6 đợt tăng, với mức tăng 200 - 300 đồng/kg/lần, tổng cộng tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg, tùy từng loại, tương đương tăng 10 - 15%.

Giá thành phẩm tăng không tương xứng với giá nguyên liệu đầu vào khiến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) có biên lợi nhuận gộp giảm từ 26% xuống 25,4% trong quý I/2021. Tương tự, Công ty cổ phần Masan MEATLife (MML) có doanh thu và lợi nhuận tăng, nhưng biên lợi nhuận gộp giảm từ 16,5% xuống 14,2%.

Tại Công ty cổ phần Chăn nuôi - Mitraco (MLS), trong ba tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận trên 106 tỷ đồng doanh thu, tăng 14% so với cùng kỳ, song lợi nhuận sau thuế giảm 19%, còn 18 tỷ đồng.

Theo Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có dấu hiệu sẽ giảm trong quý II/2021, nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm nhiều khả năng tăng thêm 5 - 10% (500 - 1.000 đồng/kg).

“Vận may” cổ phiếu ngân hàng

1 giờ trước

(ĐTCK) Ước tính, khoảng gần 8 tỷ cổ phiếu mới ngân hàng phát hành thêm cho cổ đông năm nay, pha loãng là chắc chắn, nhưng có thể đó lại là… may mắn cho TTCK.

May mắn đầu tiên đó là đa số cổ phiếu mới phát hành do trả cổ tức, chứ không phải phát hành mới thu tiền về; cái may tiếp theo, giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ điều chỉnh giảm khi phát hành, tạo cảm giác bớt nóng cho nhà đầu tư.

Tăng vốn giúp tăng quy mô tín dụng và tài sản

Đại hội đồng cổ đông 2021 của MB đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 40%. Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc MB cho biết, với phần vốn tăng thêm gần 10.700 tỷ đồng, Ngân hàng dự kiến sẽ đầu tư tăng năng lực (bao gồm đầu tư hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở tại TP.HCM…) khoảng 4.783 tỷ đồng; bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác (bao gồm bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh mới…) hơn 5.900 tỷ đồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế chưa hồi phục mạnh và dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến khó lường, kế hoạch tăng đột biến vốn điều lệ khiến một số cổ đông băn khoăn. Tuy nhiên, Tổng giám đốc MB trấn an: “Mỗi năm, Ngân hàng đều tận dụng tối đa hiệu quả hoạt động dựa trên quy mô tài sản (phụ thuộc vào cho vay, huy động vốn)”.

Theo ông Thái, việc tính toán tăng vốn cho phù hợp với chiến lược 5 năm là rất quan trọng, bởi nếu tận dụng thời điểm tăng vốn đúng sẽ tăng được quy mô tín dụng và tài sản tốt.

Đa số ngân hàng sẽ tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, kết hợp với phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, người lao động (ESOP), hoặc phát hành riêng lẻ.

“Năm 2021, MB sẽ kết thúc chiến lược 5 năm, cả quy mô tài sản, lợi nhuận đều vượt kế hoạch. Trong 5 năm tiếp theo sẽ có chiến lược mới, trong đó tập trung đầu tư cho mô hình kinh doanh tập đoàn gồm ngân hàng và 6 công ty thành viên, hơn thế là vươn tới quy mô thị trường Đông Nam Á. Đó là lý do cần phải tăng vốn”, ông Thái giải thích.

Nhiều ngân hàng khác có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2021 như ACB sẽ tăng thêm hơn 5.400 tỷ đồng, lên trên 27.000 tỷ đồng; SHB tăng hơn 3.700 tỷ đồng, lên gần 21.300 tỷ đồng; HDBank tăng hơn 4.000 tỷ đồng, lên hơn 20.110 tỷ đồng; VIB tăng hơn 4.900 tỷ đồng, lên 15.997 tỷ đồng; MSB tăng hơn 3.525 tỷ đồng, lên 15.275 tỷ đồng; SeABank tăng hơn 3.000 tỷ đồng, lên 15.200 tỷ đồng; BIDV tăng thêm 8.304 tỷ đồng, lên 48.524 tỷ đồng; Vietcombank tăng thêm 3.076 tỷ đồng, lên hơn 50.401 tỷ đồng.

Đa số ngân hàng sẽ tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, kết hợp với phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, người lao động (ESOP), hoặc phát hành riêng lẻ.

Kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ nhất xét về giá trị có lẽ là VietinBank, từ hơn 37.324 tỷ đồng lên trên 50.400 tỷ đồng. Được biết, đây là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chi phối duy nhất hiện nay chưa đạt chuẩn Basel II. Dự kiến, VietinBank sẽ đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II sau khi tăng vốn.

Ngược lại, Techcombank chỉ lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 0,17%, lên 35.109 tỷ đồng, thông qua phát hành 6 triệu cổ phiếu ESOP. Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank chia sẻ: “Vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Tăng vốn mạnh từ chia cổ tức bằng cổ phiếu không quan trọng, vì chúng ta đã tăng đủ. Câu chuyện là làm thế nào để sử dụng vốn sao cho giá trị của Ngân hàng tăng lên”.

Hành trình nhiều gian nan

Đánh giá về những thành quả của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, điểm nổi bật là năng lực tài chính được tăng cường, nguồn vốn được cải thiện thông qua tăng hiệu quả hoạt động, thu hút vốn từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài…

Mặc dù cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng tiêu tốn nhiều nguồn lực, nhưng tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng tốt, đạt bình quân khoảng 14%/năm từ 2011 đến nay. Vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng tăng mạnh, từ hơn 460.000 tỷ đồng cuối năm 2015 lên gần 650.000 tỷ đồng cuối năm 2020 (tăng 41,3%).

Hệ số an toàn vốn (CAR) duy trì trung bình từ 12 - 13%, ở mức 9% nếu theo chuẩn mới, tiệm cận Basel II, quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm 2020.

Các chỉ tiêu sinh lời như ROA và ROE ghi nhận tăng từ mức 0,52% và 6,26% năm 2015 lên 0,9% và 12% năm 2020, góp phần cải thiện thu nhập cũng như tăng nguồn lợi nhuận để các tổ chức tín dụng có thể giữ lại một phần bổ sung vốn chủ sở hữu. Riêng năm 2020, do tác động bởi dịch Covid-19, các chỉ số này giảm nhẹ, lần lượt xuống 0,8% và 10,5%.

Tuy vậy, quy mô và năng lực tài chính của hệ thống tổ chức tín dụng còn nhỏ so với khu vực. Việt Nam chưa có tổ chức tín dụng nào thuộc Top 100 ngân hàng lớn châu Á (BIDV liên tục giữ vị trí ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại thị trường nội đại, nhưng mới chỉ thuộc Top 50 ngân hàng lớn nhất ASEAN năm 2020). Năng lực cạnh tranh và mức độ lành mạnh tài chính của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế.

Đáng chú ý, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước chi phối nhằm nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Basel II gặp khó khăn do vướng mắc về quy định pháp lý (đến năm 2020 mới được tháo gỡ).

Theo Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ được phát triển theo hướng tổ chức trong nước đóng vai trò chủ lực, hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững, cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình…; nền tảng công nghệ, quản trị tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2025. Bên cạnh đó, năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế cũng như thúc đẩy tài chính toàn diện đến năm 2030.

Ngày 7/1/2019, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 34/2019/QĐ-NHNN về chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030, cụ thể hóa các định hướng phát triển của Thủ tướng cũng như đưa ra giải pháp dành cho các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

“Một giải pháp trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến 2030 là đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực, hiệu quả của các tổ chức tín dụng, bao gồm các ngân hàng thương mại, nhất là năng lực tài chính, áp dụng chuẩn mực quản trị và Basel II, III”, TS. Lực nói.

Thực tế, triển khai việc tăng vốn điều lệ là không dễ dàng đối với các ngân hàng, nhất là Agribank, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn vì Covid-19. Tăng vốn là mục tiêu duy nhất trong 10 mục tiêu của phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 mà Agribank không đạt được.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, quy mô vốn điều lệ và vốn tự có của Agribank còn thấp và tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng quy mô hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và yêu cầu nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II chưa đáp ứng yêu cầu lộ trình triển khai. Nguyên nhân chủ yếu là việc tăng vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào việc sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn cho các NHTM nhà nước nên cần có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.

Ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc Agribank cho hay: “Ngân hàng đặt mục tiêu tín dụng tăng 8-11%, lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 10%, thu từ dịch vụ tăng 6-8%, thu hồi nợ xấu sau xử lý tối thiểu 9.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu tăng tín dụng 8-11% và đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn, Agribank phải được tăng vốn điều lệ thêm 10.000 tỷ đồng. Nếu không được khẩn trương tăng vốn, không có cơ chế tháo gỡ khó khăn, thì Agribank sẽ phải hạn chế tăng trưởng tín dụng”.

VCI, TCB. FLC, HNG (NÔNG NGHIỆP BAO GIỜ CŨNG ĐI CHẬM, NHƯNG DỊCH DÃ CÁC NƯỚC PT QUÁ MẠNH NÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP RẤT CẦN VÀ SỢ KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC SỰ THIẾU HỤT RẤT LỚN CHO TOÀN TG .KHÔNG PHẢI BỖNG DƯNG HNG ĐƯỢC CHỌN VÀO RỔ MSCI…)… DÒNG RẤT TIỀN MẠNH …

Giá trái cây đầu vụ tăng gấp đôi

Chôm chôm, vú sữa, thanh long, sầu riêng… đầu vụ giá tăng 50%, thậm chí gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do khan hàng.

Đầu tháng 5 là thời điểm các loại trái cây nhiệt đới vào mùa. Tuy nhiên, khác hẳn mọi năm, hiện nhiều loại trái cây đầu mùa tăng giá khá mạnh, có loại tăng gấp đôi cùng kỳ.

Khảo sát của VnExpress tại các chợ TP HCM cho thấy, giá chôm chôm thường đang được bán giá 60.000 đồng một kg, tăng 30.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Vú sữa loại 2 tăng 10.000 đồng lên 40.000 đồng một kg. Vải u hồng loại 3 thay vì 55.000 đồng một kg, nay lên 60.000 đồng.

Ngoài ra, thanh long ruột đỏ loại 1 giá 40.000 đồng một kg, loại 3 là 25.000 đồng một kg, tăng vài chục nghìn đồng. Dưa hấu, chanh dây… cũng tăng thêm 5.000 đồng so với vụ năm ngoái.

Người mua trái cây trên đường Lê Đức Thọ, Gò Vấp (TP HCM). Ảnh: Hồng Châu.

Chị Thanh, chợ Gò Vấp cũng cho biết, vú sữa nhí năm trước khá rẻ nhưng năm nay lấy vào đã 30.000-35.000 đồng một kg và khi bán ra có giá 40.000-45.000 đồng. Trong khi đầu vụ năm ngoái loại vú sữa này chỉ 20.000 đồng một kg.

Lý giải việc tăng giá mạnh, chị Hằng, chủ sạp trái cây ở chợ Tân Định (quận 1) TP HCM cho hay, năm nay trái cây đầu mùa khan hiếm hơn so với mọi năm. Nguyên nhân là năm ngoái hạn mặn khiến nhiều loại cây ăn trái hư hỏng, diện tích trồng bị thu hẹp.

Mặt khác, trái cây đầu mùa thường có số lượng chỉ bằng 1/10 so với giữa vụ nên giá cao. “So với đầu vụ năm ngoái, giá trái cây hiện tăng 20-50%. Tuy nhiên, lượng hàng về không nhiều”, chị Hằng nói.

Là thương lái chuyên bán buôn ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, anh Thanh cho biết, các mặt hàng trái cây đầu vụ năm nay đều tăng 10-30% so với 2020. Trong đó, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, vú sữa tăng mạnh nhất.

“Năm ngoái, đầu mùa lượng sầu riêng nhập vào mỗi ngày 3 tấn nhưng nay chỉ gom được hơn 1 tấn vì khan hàng”, anh Thanh nói.

Theo báo cáo thống kê của chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, giá sầu riêng tại chợ 90.000 đồng một kg, thanh long Bình Thuận 25.000 đồng một kg, thanh long Long An 28.000 đồng một kg, nhãn xuồng 95.000 đồng một kg, vú sữa Cần Thơ 35.000 đồng… Tất cả đều tăng 10-20% so với đầu vụ năm ngoái.

Còn theo báo cáo của Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản Việt Nam, dứa nhập tại ruộng dao động 8.000-10.000 đồng một kg, cao gần gấp đôi các năm trước. Giá thanh long ruột đỏ hiện được thương lái thu mua tại vườn giá khoảng 25.000 đồng một kg. Với giá này, nông dân lãi trên 15.000 đồng một kg.

Hồng Châu

Vãi luôn FLC! CE trong không ngờ bro nhỉ.

Đau lòng kẻ ở người đi!

Thương mại Mỹ như thế nào sau cuộc chiến với Trung Quốc

Theo WSJ, dữ liệu mới cho thấy thuế quan khiến Mỹ giảm mạnh nhập hàng Trung Quốc nhưng lại tăng mua từ các thị trường khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Gần hai phần ba lượng hàng hoá Trung Quốc, tương tương 370 tỷ USD mỗi năm bị Mỹ áp thuế giai đoạn năm 2018 - 2019. Theo các nhà phân tích WSJ về thông tin từ Trade Data Monitor, hiện tại, một nửa hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, tương đương 250 tỷ USD bị đánh thuế khi các công ty Mỹ mua hàng nhiều hơn từ các nước khác.

Chính quyền Trump đã áp thuế trong giai đoạn này nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ bởi việc nhập hàng hoá Trung Quốc đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa đạt được khi các doanh nghiệp Mỹ lại chuyển sang nguồn cung từ các quốc gia khác ở châu Á.

Tốc độ tăng trưởng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ những năm gần đây. Ảnh: WSJ.

“Nếu mục tiêu là giảm mua hàng từ Trung Quốc, chính sách này đã thành công. Nhưng nếu mục tiêu là tăng sản xuất tại Mỹ, tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nó xảy ra”, Craig Allen, Chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung Quốc, tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc nhận xét.

Ông cho rằng: “Chính sách này đã thành công nếu mục tiêu là tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác ở châu Á hay tăng sản xuất tại Việt Nam”.

WSJ nhận định Việt Nam được hưởng lợi nhiều trong bối cảnh này khi trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 6 vào Mỹ, tăng 6 bậc so với năm 2018.

Chất bán dẫn là ví dụ điển hình cho một mặt hàng được áp thuế sớm trong cuộc chiến thương mại, nhưng chứng khiến lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Việt Nam, Đài Loan và Malaysia.

![Sư thay đổi của giá trị nhập khẩu chất bán dẫn vào Mỹ từ năm 2018.

Trong một số trường hợp, thuế quan thúc đẩy các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc nhanh hơn. Với ngành nội thất, nhiều doanh nghiệp Mỹ dịch chuyển sang nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn mức trước cuộc chiến thương mại.

![Sư thay đổi của giá trị nhập khẩu hàng nội thất vào Mỹ từ năm 2018.

Sự thay đổi của giá trị nhập khẩu hàng nội thất vào Mỹ từ năm 2018. Ảnh: WSJ

Trong các mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế, các thiết bị viễn thông và máy tính bị ảnh hưởng lớn nhất. Lượng nhập khẩu những mặt hàng này giảm 15 tỷ USD so với đỉnh năm 2018.

Nguồn thu thuế từ các nhà nhập khẩu của Bộ Tài chính Mỹ cũng giảm. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 năm nay, Mỹ chỉ thu thuế được 66 tỷ USD, thấp hơn so với đỉnh 76 tỷ USD năm trước đó.

Nhập khẩu các mặt hàng không bị áp thuế từ Trung Quốc bắt đầu tăng những tháng gần đây sau khi thương mại toàn cầu suy thoái vì Covid-19. Tuy nhiên, tổng lượng giá nhập nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc đạt 472 tỷ USD, vẫn thấp hơn so với đỉnh 539 tỷ USD năm 2018.

Adam Slater, nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics đánh giá: “Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực với hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc hơn đại dịch. Ảnh hưởng từ đại dịch bắt đầu giảm xuống nhưng tác động động lâu dài từ cuộc chiến thương mại vẫn tồn tại”.

Mỹ và Trung Quốc đã ký một thoả thuận để kết thúc cuộc chiến thương mại năm 2020. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ thuế quan như một đòn bẩy để bảm bảo Bắc Kinh tuân thủ cam kết. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng vẫn giữ thuế với hàng Mỹ nhập vào nước này.

Theo WSJ, dù các khoản thuế do doanh nghiệp Mỹ trả, các nhà máy tại Trung Quốc vẫn có thể bị các đối thủ ở các nước khác gồm Việt Nam, Malaysia, Mexico lấy mất cơ hội kinh doanh. Cuộc chiến thương mại đã đánh trực tiếp vào tham vọng trở thành người dẫn đầu trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ như xe điện và chất bán dẫn của Bắc Kinh.

Chính quyền Biden cho biết đang xem xét lại chính sách thuế quan nhưng chưa đưa ra dấu hiệu nào về việc liệu có dỡ bỏ thuế trong tương lai hay không để đổi lấy sự nhượng bộ của Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3 với WSJ, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai, cũng là cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Biden cho biết chính phủ chưa sẵn sàng dỡ bỏ thuế quan với hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu trong tương lai gần.

Tú Anh (theo WSJ)

Dịch đang hoành hành và âm ỉ lây lan tại cộng đồng. Mỗi Bro là một chiến sỹ trên chiến trường chống dịch. Hãy tự bảo vệ cho chính mình và cho gia đình. Chúc sự bình an đến các Bro.

“Hãy cống hiến cuộc đời của bạn cho cái đẹp. Đừng cống hiến nó cho những điều kinh tởm. Bạn không có nhiều thời gian, không có nhiều sức lực để lãng phí. Một cuộc sống nhỏ bé như vậy, một nguồn năng lượng nhỏ bé như vậy thật ngu ngốc để dành cho sự tức giận, buồn bã, hận thù, ghen tị. “

Từ bài thơ cổ đến nỗi sợ của các CEO công nghệ Trung Quốc

Thứ 6, 14/05/2021, 14:53

Cơn bão lớn ập đến sau khi nhà sáng lập kiêm CEO Meituan Wang Xing đăng bài thơ từ thời nhà Đường lên mạng xã hội tuần trước. Bài viết trên website Fanfou đã bị xóa song Meituan xác nhận nó chứa bài thơ “The Book Burning Pit” của tác giả Zhang Jie viết hơn 1.100 năm trước để châm biếm Tần Thủy Hoàng.

Theo sử sách, Tần Thủy Hoàng dập tắt bất đồng trong nước bằng cách đào các hố khổng lồ, đốt những cuốn sách không được chính quyền chấp thuận cũng như chôn các học giả để ngăn mọi người lên án mình.

Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng Wang có thể đã đăng bài thơ để ngầm chỉ trích chính phủ Trung Quốc, vốn đang kìm hãm các hãng công nghệ lớn nhất nước. Những người khác so sánh bài viết với bài phát biểu của nhà sáng lập Alibaba Jack Ma năm ngoái, khi ông “vỗ mặt” các ngân hàng trung ương Trung Quốc và nhà quản lý tài chính vì sử dụng các phương pháp lỗi thời. Bài phát biểu của Jack Ma dường như đã khiến giới chức giận dữ. Vụ IPO lịch sử của Ant Group cũng bị đình chỉ vào phút chót.

Meituan cùng nhiều “ông lớn” khác như Alibaba, Tencent đều bị phạt hoặc bị điều tra, giám sát trong vài tháng nay vì vi phạm độc quyền hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Bài thơ có tuổi đời hơn 1.100 năm tiếp tục cho thấy tình trạng hiểm nghèo đang chờ đợi những công ty như Meituan. Cổ phiếu Meituan giảm 13% từ 6/5 đến 11/5, thổi bay gần 30 tỷ USD vốn hóa. Hiện tại, cổ phiếu phục hồi nhẹ, tăng 2,5% khi chốt phiên ngày 12/5.

CEO Wang sau đó đăng đàn giải thích, ông cho rằng bài thơ ngụ ý về các đối thủ cạnh tranh của Meituan. “Nhà Tần lo sợ các học giả song Lưu Bằng và Hạng Vũ – những người lật đổ nhà Tần – lại không được học cao. Điều đó nhắc nhở tôi rằng kẻ địch nguy hiểm nhất không phải những người được mong đợi. Alibaba tập trung vào Jdcom để rồi Pinduoduo vượt qua về lượng người dùng. Tương tự, Eleme được xem là đối thủ lớn nhất của Meituan, nhưng thứ thực sự gây sốc cho toàn ngành công nghiệp có thể là một doanh nghiệp, mô hình kinh doanh nào đó chưa lọt vào tầm ngắm của chúng tôi”.

Vào tháng 4, Meituan và hàng chục công ty khác được cảnh báo khi Alibaba nhận án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD. Nhà chức trách Trung Quốc cho biết, Alibaba bị phạt vì hành xử như kẻ độc quyền. Họ cũng báo với các doanh nghiệp rằng nếu không giải quyết hành vi độc quyền, họ sẽ bị trừng phạt tương tự.

Sau đó, Cơ quan Điều tiết thị trường Nhà nước Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền với Meituan vì “các thỏa thuận giao dịch độc quyền”. Công ty bị nhiều cơ quan triệu tập, trong đó có nhà chức trách Thượng Hải, về quyền lợi khách hàng.

Theo các nhà phân tích Fitch Ratings, rủi ro quản lý với lĩnh vực Internet Trung Quốc có xu hướng leo thang. Cơ quan này không loại trừ bất kỳ án phạt nào với các công ty khác sau những gì xảy ra với Alibaba.

Một dân mạng nhận xét: “Bài thơ vô cùng gợi mở. Wang Xing đăng nó vào giai đoạn quan trọng của cuộc đàn áp Big Tech. Đây rõ ràng là hành động không phù hợp. Wang có lẽ muốn nói tới các đối thủ của anh ta, song các nhà đầu tư không nghĩ như vậy. Thời điểm này rất nhạy cảm”.

Theo Du Lam

4 tháng, Chính phủ trả nợ 117.835 tỷ đồng

Thứ 6, 14/05/2021, 19:21

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong tháng 4 năm 2021 Chính phủ đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài 25,4 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/4/2021 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 557 triệu USD, tương đương khoảng 12.851 tỷ đồng.

Ngay sau đó Chính phủ đã thực hiện cấp phát khoảng 379 triệu USD, cho vay lại khoảng 178 triệu USD.

Trong tháng 4 năm 2021 trả nợ của Chính phủ khoảng 17.235 tỷ đồng, trong đó, trả nợ trong nước khoảng 12.535 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 4.700 tỷ đồng.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 117.835 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 97.904 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 19.931 tỷ đồng.

Bộ Tài chính còn cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, Chính phủ đã ký kết 1 hiệp định với Ngân hàng Thế giới trị giá 84,4 triệu USD. Đây là khoản hỗ trợ ngân sách chung sử dụng vốn vay từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB và là một nguồn lực bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển, thúc đẩy thực hiện các cam kết khung chính sách về kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay công tác điều hành ngân quỹ được quản lý chặt chẽ, đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách Nhà nước và các đơn vị giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đã triển khai công tác gửi có kỳ hạn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại theo phương thức đấu thầu điện tử và ký hợp đồng điện tử. Tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, chi phí liên quan kịp thời, đầy đủ theo quy định.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã hoàn thiện kế hoạch vay trả nợ công 5 năm trình Quốc hội khóa 15 dự thảo Nghị quyết để xem xét phê duyệt vào kỳ họp Quốc hội tháng 10/2021. Hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do mới, Bộ Tài chính cho biết, hiện Việt Nam đã triển khai các thủ tục trong nước chuẩn bị ký kết và phê duyệt Nghị định thư vòng 9 về Tự do hoá dịch vụ tài chính trong ASEAN.

Tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN nằm trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về Thương mại dịch vụ (AFAS) được ký kết năm 1992. Theo kế hoạch AFAS sẽ được nâng cấp thành Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) và hiện đang đàm phán đến Gói cam kết dịch vụ thứ 10. Còn đàm phán tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN đi theo lộ trình riêng và đến nay đã trải qua 8 vòng đàm phán.

Nghị định thư về Tự do hóa dịch vụ tài chính trong khu vực ASEAN nhằm hướng tới mục tiêu gỡ bỏ dần hạn chế áp dụng đối với các tổ chức tài chính ASEAN bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư… trong việc cung cấp dịch vụ tài chính tại các nước trong khu vực.

Bộ Tài chính cũng vừa trình Chính phủ hồ sơ Nghị định ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên hiệp Anh-Bắc Ailen giai đoạn 2021-2022.

Theo Linh Đan