CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG THÁNG 5: NẾU CÓ “SELL IN MAY” SẼ LÀ CƠ HỘI TO LỚN
- Quốc tế:
Chứng Mỹ giảm mạnh trong tháng 4.
Chỉ số DXY tiếp tục tăng cao.
Mặc dù FED đã khẳng định chính sách giữ nguyên lãi suất tuy nhiên vẫn đang “diều hâu” trong tiến trình giảm lãi suất.
Xung đột địa chính trị đẩy giá cả hàng hóa tăng lên gây áp lực lạm phát.
Thống lê lịch sử cho thấy rằng, từ năm 1950 tháng 5 trong các năm bầu cử Tổng thống Mỹ thường sẽ kéo TTCK đi xuống.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là 3 tháng sau đó sẽ là 3 tháng tăng rất mạnh.
Chính vì thế tháng 5 dù có tiêu cực đi nữa có thể trở thành tháng của cơ hội để nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu/tài sản giá tốt hơn và tìm kiếm lợi nhuận cho đến cuối năm.
- Trong nước:
Trong phiên cuối tuần trước kỳ nghỉ lễ kéo dài, đầu phiên VN-Index chịu áp lực rung lắc trước thông tin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đề nghị của HOSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024, sau đó phục hồi mạnh lên vùng giá 1.216 điểm, tương ứng giá thấp nhất phiên giảm điểm mạnh 15/4/2024.
Thực tế cho thấy, dữ liệu lịch sử thị trường chứng khoán không ít lần “lao dốc” vào tháng 5. Điều này là không xa lạ với các thị trường chứng khoán trên thế giới. Bởi theo giới phân tích, nguyên nhân giảm điểm của tháng 5 đến từ việc thị trường thiếu vắng thông tin.
Các báo cáo tài chính, họp đại hội cổ đông, kế hoạch kinh doanh đều đã được công bố trước và trong tháng 4, trong khi số liệu kết quả kinh doanh quý II phải hết tháng 6, đầu tháng 7 mới được công bố.
Uớc tính dự trữ ngoại hối hiện tại của Việt Nam vào khoảng 94 tỷ USD, tương đương 3,4 tháng nhập khẩu, cao hơn đôi chút so với khuyến nghị của IMF là 12-14 tuần nhập khẩu.
Vì vậy, Việt Nam có dư địa bán ngoại tệ dự trữ để ổn định tỷ giá, song nguồn lực không quá dồi dào.
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng qua OMO (công cụ của chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động mua bán các giấy tờ có giá nhằm kiểm soát được lượng tiền cung ứng) trong những phiên giao dịch gần đây khi nhu cầu tín dụng hồi phục trong tháng 3 nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt thanh khoản cục bộ trong hệ thống ngân hàng; duy trì lãi suất liên ngân hàng ở vùng hợp lý, tránh tăng nóng; đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tỷ giá và tránh gây nhiều áp lực làm tăng lãi suất huy động, cho vay.
Về lãi suất cho vay, các ngân hàng thương mại vẫn còn dư địa giảm thêm (dù không lớn) nhờ tiết giảm chi phí vốn sau đợt giảm lãi suất huy động từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024.
Thực tế, thị trường Việt Nam hiện không có nhiều thông tin hỗ trợ, trong bối cảnh chứng khoán thế giới diễn biến không mấy tích cực.
Với những diễn biến từ số liệu vĩ mô cùng việc thiếu hụt đi những yếu tố hỗ trợ (KRX vẫn chưa đi vào hoạt động, Tỷ giá chưa biến động giảm …)
Tôi cho rằng VNINDEX vẫn sẽ rất khó để nhà đầu tư đoán bắt được xu hướng trong giai đoạn hiện tại.
Như trong các bản tin về thị trường gần đây nhất, tôi vẫn giữ quan điểm VNI sẽ tiến lên vùng 1220 - 1230 rồi mới có những diễn biến rõ ràng hơn.
- Dưới góc nhìn lớn: VNINDEX chỉ đang nằm trong pha điều chỉnh trong một sóng tăng cực lớn.
- Dưới góc nhìn ngắn hạn: Pha hồi phục, đang tạo đáy ngắn hạn và chờ xác nhận đáy trung hạn.
Nhà đầu tư có thể tham khảo 2 kịch bản thị trường sau (Lưu ý: Quan điểm cá nhân và không phải khuyến nghị đầu tư)
Như đã nói rõ ở trên, dù tháng 5 khả năng cực cao sẽ là một tháng không có biến động tích cực nhưng sẽ mở ra cơ hội mua vào để đón lợi nhuận lớn trong nửa cuối năm 2024.
Tuy nhiên, hãy nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ tới lợi nhuận.
Nhà đầu tư cần lưu ý:
Hiện tại VNINDEX vẫn đang tạo đáy ngắn hạn, chưa có phiên “Bùng nổ theo đà” để xác nhận đáy trung hạn.
Quan sát áp lực bán ở vùng 1220-1230, nếu bị bán mạnh xuống hãy nghĩ đến kịch bản rơi về 1120.
Để có kế hoạch riêng cho danh mục đầu tư cá nhân, vui lòng LIÊN HỆ TÔI
Chúc nhà đầu tư thắng lớn
Trân trọng !