Bản chất Thị trường chứng khoán Việt Nam

I. Sự lặp lại của sóng tăng và sóng giảm

TTCK được hình thành từ những chu kỳ, và những chu kỳ này sẽ là những nhịp tăng, nhịp giảm, không có chu kỳ nào tăng mãi mãi và cũng không có chu kỳ nào giảm mãi mãi.

Thị trường là những con sóng giao động không ngừng nghỉ, thị trường là nơi vận động liên tục và là nơi bị chi phối bởi chính hành vi tâm lý của con người. Nếu như chúng ta cùng mở biểu đồ lịch sử của VNINDEX trong suốt 20 năm qua, sẽ đếm được rất nhiều lần sự biến động lớn nhỏ của chỉ số này.

Tôi tin chắc rằng, dù là NĐT lâu năm hay NĐT mới đều hiểu được bản chất này của thị trường. Nhưng rồi với 4 tháng của thị trường tăng mạnh (T4/2023 – T8/2023), kèm theo đó là sự tăng giá rất mạnh mẽ của nhiều cổ phiếu lớn nhỏ, chính sự hưng phấn và lạc quan trong cảm xúc của phần lớn các NĐT, đã khiến chúng ta quên đi bản chất của thị trường và phải nhận lấy sự chán nản cùng tâm lý tiêu cực, quên đi những nguyên tắc đầu tư và chiến lược đã từng giúp mình thành công.

Sự sụt giảm của thị trường có tốt không? Câu trả lời là CÓ tôi khẳng định chắc chắn đây là điều cần thiết của VNINDEX. Hầu như chúng ta đều thấy việc tăng giá mạnh mẽ của VNINDEX, khiến nhiều cổ phiếu đã có mức tăng 30%, 50% hay thậm chí là 100% trong vòng 4 tháng, trong khi thật khó để có 1 doanh nghiệp nào có tốc độ tăng trưởng kịp theo sự tăng vốn hóa mạnh mẽ như vậy. Hay thậm chí là sự tăng điểm quá mức của VNINDEX, làm định giá của thị trường quá cao, không thu hút dòng tiền của NĐT nước ngoài tham gia. Chính vì vậy sự giảm điểm, hay điều chỉnh trong chu kỳ dài hạn của VNINDEX là điều chúng ta phải đối mặt, và đó chính là đặc điểm của một thị trường bền vững.

II. Đừng ngủ quên trên chiến thắng

Thị trường là những sự vận động không ngừng nghỉ, và nếu như chúng ta xem việc đầu tư trên TTCK là một công việc nghiêm túc, kênh kiếm tiền trong dài hạn, trong tương lai, chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị tốt, kiểm soát sự hưng phấn khi tăng mạnh và sự sợ hãi/chán nản khi giảm mạnh.

Những hoạt động mua/bán thường xuyên (hay còn gọi là đầu cơ ngắn hạn), ngoài yếu tố phân tích ra, những quyết định mua/bán ấy là dựa trên cảm xúc. Khi thị trường tăng giá mạnh, việc mua đâu thắng đó – là một việc hết sức cần lưu tâm, vì TTCK chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ dẫn đến những cảm xúc hưng phấn, lạc quan thái quá và thỏa mãn trước lợi nhuận có được, điều này làm cảm xúc dẫn dắt những quyết định, chúng ta mất đi những nguyên tắc giao dịch, những sự phòng thủ chắc chắn trong đầu tư.

Thay vào đó, chúng ta cần phải chuẩn bị một tâm lý giao dịch ổn định, một phương pháp hiệu quả và quản trị rủi ro tốt. Hãy nhớ, đầu tư là con đường dài hơi trên TTCK, hãy hành động một cách có nguyên tắc” để chúng ta có thể tránh được những đợt sụt giảm, lấy đi thành quả của chính mình.

III. Hình thành những nguyên tắc giao dịch

Trong đầu tư tài sản – xác định đây là con đường trường kỳ, kênh kiếm tiền lâu dài thì sau mỗi lần hành động sai, hành động theo cảm xúc thì chúng ta ngay lập tức để bảo vệ những tài sản còn lại – đó là những nguyên tắc đầu tư rõ ràng, quản trị rủi ro phù hợp với tâm lý của cá nhân.

1. Hình thành Nguyên tắc BÁN

(1) Bán để chốt lợi nhuận

Một khi cổ phiêu có được mức lãi lớn gấp nhiều lần so với mức dừng lỗ ban đầu, bạn không nên để vị thế này biến thành khoản lỗ.

Ví dụ: bạn đặt lệnh dừng lỗ ban đầu là 7%, nếu bạn có khoản lãi 20%, bạn không nên để cho vị thể này mất tất cả lợi nhuận và trở thành một khoản lỗ. Để làm điều này, bạn có thể di chuyển lệnh dừng lỗ lên tới điểm hòa vốn hoặc trở thành lệnh đừng lỗ động (trailing stop) để khóa phần lớn lợi nhuận có được.

(2) Bán để dừng lỗ nếu không đúng kỳ vọng

Chúng ta nên thiết lập lệnh dừng lỗ đầu tiên với tỷ lệ % < khoảng lãi trung bình trong năm trước. Thông thường tối đa sẽ là 10%, trung bình sẽ trong vùng từ 5% - 7%.

Lệnh dừng lỗ ban đầu được sử dụng khi mới mở vị thế. Một khi giá cổ phiếu tăng, lệnh dừng lỗ được nâng lên để bảo vệ lợi nhuận.

2. Chiến lược đi tiền theo Mô hình kim tự tháp

Trong đầu tư, sự hưng phấn và xanh/đỏ của bảng điện tử sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và quyết định của NĐT. Nên Jesse Livermore có đưa ra chiến lược mua giải ngân theo từng đợt gọi là bổ xung vị thế mua theo mô hình Kim Tự Tháp. Chiến lược này sẽ giúp NĐT xây dựng một vị thế mong muốn khi giá cổ phiếu tăng lên, và quản trị được rủi ro nếu xu thế giá không ủng hộ.

Giả sử, chúng ta có 100 triệu đồng trong tài khoản và Xác định được cổ phiếu muốn mua

Bước 1: Mua 50% (50 triệu) vị thế khi giá vừa mới vượt qua điểm mua (điểm pivot). Hãy mua gần điểm pivot nhất có thể.

Bước 2: Khi cổ phiếu tăng 2% - 2.5% so với giá mua ban đầu của bạn (tức cũng chỉ tầm 2%-2.5% so với điểm pivot), bạn mua 30% (30 triệu nữa) vị thế. Như vậy, bạn đã giải ngân được 80% vị thế mong muốn.

Bước 3: Mua 20% vị thế còn lại (20 triệu cuối) khi cổ phiếu tăng thêm 2% - 2.5% từ lần mua thứ hai, tức 5% so với lần mua đầu tiên của bạn (và bảo đảm cổ phiếu không vượt quá xa 5% so với điểm pivot).

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

qua đợt này mới thấm cái câu bán để chốt lãi chặn lãi nó quan trọng ntn

Đúng rồi bro.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487