Bản tin sáng 21/7

BẢN TIN SÁNG 21/7

(bản tin được làm thủ công, không copy paste tiêu đề như bên khác*)*


TIN TRONG NƯỚC

TỔNG HỢP PHIÊN GIAO DỊCH 20/07

Chỉ số Điểm Thay đổi
VNINDEX 1,273.29 +29.78 +2.39%
HNX 301.11 +9.05 +3.10%
UPCOM 83.69 +1.10 +1.33%
VN30 1,411.02 +36.87 +2.68%
VN30F1M 1,405.00 +37.00 +2.70%

Diễn biến thị trường

Ÿ Cuối phiên giao dịch, lực cầu dâng cao và kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá: HPG (+6.77%), MWG (+5.18%), HDB (+4.70%), TPB (+4.07%), …

Ÿ Nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh: ART (+8.86%), SSI (+6.90%), AGR (+6.2%) tăng trần, VND (+9.52%), SHS (+8.79%), MBS (+8.65%), …

  • Kéo chỉ số tăng: HPG (+3.631); VCB (+3.212); VHM (+2.085); GVR (+1.732); BID (+1.469); … /// Kéo chỉ số giảm: BCM (-0.169); APH (-0/143); KDH (-0.07); VRE (-0.063); PSH (-0.056); …

  • Thanh khoản giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.400 tỷ đồng, giảm 16,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE là 16.700 tỷ đồng, giảm 16,9%.

  • Khối ngoại mua ròng hơn 9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị +38,6 tỷ đồng. Bán ròng mạnh các mã gồm MSB (-121 tỷ đồng), VIC (-113 tỷ đồng), NVL (-107 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng đột biến gần 346 tỷ đồng cp PVI thông qua thỏa thuận.

TIN COVID

  • Tính riêng ngày 20/7, tổng số ca mắc Covid-19 mới đạt 4.795 ca, riêng TP.HCM3.322 bệnh nhân.

  • Hơn 2/3 số ổ dịch COVID-19 mới tại TP HCM đã ổn định, TP hiện có 22 ổ dịch đang diễn tiến, 45 ổ dịch đã ổn định.

  • Lãnh đạo quận Đống Đa (Hà Nội) giao công an quận điều tra, làm rõ trách nhiệm nhà thuốc số 95 Láng Hạ vì để dịch bệnh bùng phát khiến 7 người mắc COVID-19.

  • CDC Hà Nội ghi nhận thêm 21 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 9 trường hợp liên quan đến chùm ca bệnh nhà thuốc Đức Tâm (95 Láng Hạ, quận Đống Đa).

  • CDC Khánh Hòa thông báo khẩn tìm người liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 từng đến chợ Đầm, TP Nha Trang từ ngày 14 - 18/7.

  • Tính tới sáng ngày 20/7, tổng số người mắc Covid-19 tại Việt Nam từ đầu dịch thứ 4 đến nay lên hơn 53.600, riêng TP HCM hơn 33.700.

  • Bộ Y tế khẳng định thông tin “Việt Nam cần 10 năm nữa mới đạt được mục tiêu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 75% dân số” là hoàn toàn không chính xác.

  • Từ 0h ngày 20/7, tạm dừng thu phí các dự án BOT ở các tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội cho đến khi dỡ bỏ lệnh giãn cách nhằm tạo thuận lợi trong phòng, chống dịch Covid-19.

  • Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 5/7, phát hiện 5 ổ dịch không rõ nguồn lây, trong đó có những chùm ca bệnh lên đến hàng chục người.

  • Từ 20 - 30/7, bốn chuyến bay của hãng Bamboo Airways xuất phát từ Cảng hàng không Phù Cát vào TP.HCM đón người lao động về quê.

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

  • CQN: Q2/2021, doanh thu thuần Cảng Quảng Ninh giảm 77% do trong kỳ không ghi nhận nguồn thu kinh doanh nông sản. LNST đạt 29,3 tỷ đồng, tăng 51% svck 2020 do giá vốn và các loại chi phí giảm.

  • CRE: Q2/2021, CTCP Bất động sản Thế Kỷ đạt LNST 128 tỷ đồng, chỉ tăng 32% svck 2020 do các chi phí tăng vọt .

  • DBC: Q2/2021, LNST Dabaco đạt 214,9 tỷ đồng, giảm 46,4% svck 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh. Lũy kế 6 tháng, LNST đạt 580 tỷ đồng, hoàn thành 70% kế hoạch năm.

  • DDV: Q2/2021, sản lượng DAP Vinachem tiêu thụ đạt 70.777 tấn, gấp 2,3 lần svck 2020. Nhờ doanh thu tăng mạnh (gấp 2,8 lần) nhưng chi phí ở mức thấp, LNST đạt 55 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 27 tỷ đồng.

  • DGC: Q2/2021, Hóa chất Đức Giang ghi nhận LNST đạt mức kỷ lục 333 tỷ đồng, tăng 24% svck 2020. Lũy kế 6 tháng hoàn thành 67% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

  • FOC: Q2/2021, FPT Online thu về 60,7 tỷ đồng lãi ròng, tăng 29,7% svck 2020 nhờ doanh thu tăng mạnh từ nền thấp của cùng kỳ dưới tác động của dịch bệnh.

  • FPT: Lãi trước thuế 2.936 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 21% svck do nhu cầu gia tăng mảng công nghệ và cải thiện biên lợi nhuận tại mảng viễn thông, hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm.

  • FTS: Q2/2021, Chứng khoán FPT đạt LNST 230 tỷ đồng, tăng 172,8% so với Q2/2020 nhờ doanh thu môi giới của công ty tăng lên gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, đạt 142,6 tỷ đồng.

  • HCM: Q2/2021, Chứng khoán TP.HCM đạt LNST 283 tỷ đồng, tăng 88,7% svck 2020. Trong đó, hoạt động tự doanh đóng góp lớn nhất cho doanh thu với 446 tỷ, tăng 151%, danh mục tập trung mua mạnh các mã trong VN30: HPG, VPB, TCB, MBB, FPT, NVL, MWG, VIC,…

  • KLB: 6 tháng đầu năm 2021, Kienlongbank báo lãi trước thuế đạt 805,70 tỷ đồng, tăng 409,26% svck 2020, hoàn thành 80,57% kế hoạch năm.

  • LAS: Q2/2021, Phân bón Lâm Thao ghi nhận LNST đạt 28 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 16 tỷ svck 2020. Lũy kế 6 tháng, LNTT vượt 86% kế hoạch năm.

  • LIX: Q2/2021, CTCP Bột giặt LIX ghi nhận lãi sau thuế 40 tỷ đồng, giảm 16,7% svck 2020.

  • LPB: 6 tháng đầu năm, LNTT đạt hơn 2.000 tỷ đồng, hoàn thành gần 2/3 kế hoạch năm (3.200 tỷ), tăng trưởng tín dụng đạt gần 14.300 tỷ đồng, huy động vốn thị trường vượt 221.500 tỷ đồng.

  • MASVN: Q2/2021, CTCK Mirae Asset đạt mức doanh thu hoạt động 618,5 tỷ đồng, tăng 82%; LNTT 215,3 tỷ đồng, tăng trưởng 18%; LNST chỉ đạt 151,05 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% svck 2020.

  • MBS: Q2/2021, Chứng khoán MB đạt doanh thu hoạt động 643,2 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lầnLNST hơn 132 tỷ đồng, tăng trưởng 63% svck 2020. Đáng chú ý, mảng tự doanh trong quý 2 đạt gần 212 tỷ đồng doanh thu, gấp 4,3 lần quý 2/2020.

  • NT2: Q2/2021, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 ghi nhận LNST 24,6 tỷ đồng, giảm tới 90% so với Q2/2020 do nhu cầu phụ tải thấp cùng với giá khí tăng cao.

  • NVB: Q2/2021, Ngân hàng TMCP Quốc Dân ghi nhận LNTT tăng trưởng gấp 12 lần svck 2020, dư nợ tín dụng vẫn tăng 3,5% so với đầu năm mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng.

  • PDR: Q2/2021, LNST đạt 251 tỷ đồng, tăng 108% svck. 6 tháng đầu năm, Phát Đạt báo lãi 502 tỷ đồng, tăng 80% svck 2020 nhờ ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượngbàn giao một số nền đất tại Dự án Phân khu số 2.

  • SCS: Q2/2021, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn đạt doanh thu thuần gần 212 tỷ đồng, tăng 47%; LNST 150 tỷ đồng, tăng 50% svck 2020.

  • SHS: Q2/2021, Chứng khoán SHS ghi nhận doanh thu 595 tỷ đồng, tăng 54% svck 2020:

Ÿ Doanh thu môi giới tăng từ 40 tỷ lên 146 tỷ đồng.

Ÿ Đặc biệt, mảng tự doanh (FVTPL) tăng mạnh hơn 42% lên 253 tỷ đồng.

  • SSI: Q2/2021 đạt mức LNTT kỷ lục 703,5 tỷ đồng (tăng 8%). Sau 6 tháng, LNTT đạt 1.232 tỷ đồng, tăng 84% svck. Dư nợ cho vay ký quỹ (margin) cuối quý II đạt 15.539 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm.

  • TCB: Lãi trước thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% svck. Chất lượng tài sản của TCB tiếp tục dẫn đầu trong hệ thống với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,4%.

  • VAB: 6 tháng đầu năm, VietABank ghi nhận LNTT đạt 407 tỷ đồng, tăng 173% svck 2020 và thực hiện 62% kế hoạch năm.

  • VASS: Q2/2021, CTCP Bảo hiểm Viễn Đông ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 25% svck, còn gần 324 tỷ đồng. LNST giảm 50% svck, còn hơn 15 tỷ đồng.

  • VFG: Q2/2021, Khử trùng Việt Nam ghi nhận LNST tăng hơn 23%, đạt 44,6 tỷ đồng nhờ tiết giảm chi phí. Lũy kế nửa đầu năm 2021 hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

  • VNS: Q2/2021, Vinasun báo lỗ sau thuế 66,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái cũng lỗ 111 tỷ đồng - ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp kinh doanh thua lỗ.

KINH DOANH – TÀI CHÍNH – CHỨNG KHOÁN

  • FPT: Tại thị trường nước ngoài, FPT đã thu về 11 dự án lớn có quy mô trên 5 triệu USD/dự án trong nửa đầu năm 2021, tăng mạnh so với 2 dự án cùng kỳ năm 2020.

  • IMP: Quỹ SK Investment Vina III mua thỏa thuận 140.200 trên tổng số 1 triệu cp IMP đăng ký giao dịch từ ngày 18/6 - 17/7, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 29,42% vốn.

  • Kamereo - nền tảng hoạt động theo mô hình B2B do cựu COO Pizza 4P’s sáng lập - vừa được đầu tư 4,6 triệu USD.

  • KBC: Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited thuộc quỹ Dragon Capital đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu KBC, tương ứng với mức chi ít nhất 560 tỷ đồng.

  • LDG: Tổng giám đốc CTCP Đầu tư LDG thông báo về việc thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu căn cứ trên Nghị quyết của HĐQT ban hành ngày 14/7.

  • MSN: CTCP Masan đăng ký mua 3,5 triệu cp MSN từ 22/7 - 20/8. Dự kiến nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 372,78 triệu đơn vị (tỷ lệ 31,58%).

  • OCH: Hơn 21 triệu cp OCH của Công ty Tập đoàn Đại Dương sẽ không được phép chuyển nhượng cho đến khi có quyết định của cơ quan thi hành án dân sự quận Ba Đình.

  • PVI: HDI Global SE đăng ký mua 9,22 triệu cp để nâng tỷ lệ nắm giữ lên 42,3%. Giao dịch thực hiện từ ngày 20/7 - 18/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

  • SHS: Lũy kế 6 tháng 2021, SHS đứng số 5 thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HNX với tỷ lệ 5,78%.

  • SHS: Nhiều khoản đầu tư tự doanh quan trọng ghi nhận tăng giá tích cực trong quý 2/2021. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng của SHS đang lãi gần 1.000 tỷ đồng so với giá trị ban đầu với các mã “nóng” như BID, VCB, TCB, STB và SHB.

  • TLH: Giám đốc điều hành Thép Tây Nguyên – công ty con của TLH, đăng ký bán toàn bộ 657.800 cổ phiếu (giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 0%) từ 26/7 - 24/8 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

  • VAB: Sáng 20/7, gần 445 triệu cổ phiếu VAB chào sàn UPCoM với giá tham chiếu 13.500 đồng/cp, biên độ +/- 40%.

  • VJC: Vietjet bổ nhiệm bà Phạm Ngọc Thoa giữ chức Kế toán trưởng và ông Hoàng Mạnh Hà giữ chức vụ Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ.

KHUYẾN NGHỊ - NHẬN ĐỊNH

  • CTCK Bảo Việt (BVSC) khuyến nghị OUTPERFORM với IDC với mức lợi nhuận kỳ vọng 38% với thời gian nắm giữ 6-12 tháng.

Tiềm năng trong dài hạn với quỹ đất lớn để phát triển Khu công nghiệp mà Công ty đang sở hữu.

Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông sau khi Bộ Xây dựng và Bitexco thoái vốn giúp cho cấu trúc cổ đông tập trung hơn.

Dòng tiền trong 2021 2025 dự báo sẽ gia tăng mạnh khi các quỹ đất công nghiệp được kinh doanh

Với kết quả định giá theo phương pháp từng phần, giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần của IDC là 42.000 đồng/cp.

  • CTCK BIDV (BSC) nhận định cổ phiếu LIX của Công ty cổ phần Bột giặt Lix đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi có giai đoạn đi ngang tích lũy tại khu vực 55-57. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn giữ giá trị ổn định. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể có nhịp điều chỉnh nhẹ trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của LIX nằm tại khu vực 57.5-58. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 65, cắt lỗ nếu ngưỡng 57 bị xuyên thủng.

  • CTCK Bản Việt (VCSC) khuyến nghị mua cho PTB với giá mục tiêu 98.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 12,4%, bao gồm lợi suất cổ tức là 2,2%, theo giá đóng cửa hôm nay.

6 tháng đầu năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 287 tỷ đồng (tăng trưởng 55%). Kết quả kinh doanh tích cực này chủ yếu nhờ xuất khẩu gỗ tăng mạnh - đặc biệt là sang thị trường Mỹ - trong nửa đầu năm 2021.

  • CTCK Bản Việt (VCSC) nhận định CTCP Sợi Thế Kỷ (STK):

Quý 2/2021 khả quan với doanh thu phục hồi 102% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng so với mức cơ sở so sánh thấp là 3 tỷ đồng vào quý 2/2020

Biên lợi nhuận gộp quý 2/2021 giảm nhẹ còn 19,4% từ mức cơ sở cao của quý 1/2021 là 19,8% khi STK đã sử dụng hết lượng tồn kho hạt PET nguyên sinh giá thấp trong quý 1/2021

Lợi nhuận quý 2/2021 vượt kỳ vọng của chúng tôi, và doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt lần lượt 46% và 56% dự báo cả năm của chúng tôi.

Chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

KINH TẾ - XÃ HỘI

  • ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 5,8% do việc triển khai tiêm chủng tương đối chậm và áp dụng các biện pháp giãn cách gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế.

  • ADB hạ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế châu Á xuống 7,2% do các đợt bùng phát mới của dịch bệnh Covid-19 làm chậm quá trình phục hồi ở một số nền kinh tế trong khu vực.

  • Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về chính sách tiền tệ.

  • Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD dự báo ở mức 4,56% - 4,98% và có thể lên tới 5% nếu nền kinh tế phục hồi chậm hơn.

  • Thông tin “TP.HCM mở lại hàng trăm chợ truyền thống để bán hàng thiết yếu” đang lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

  • Chiều 20/7, Quốc hội đã thống nhất cao bầu ông Vương Đình Huệ - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV - giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

  • 483/483 đại biểu thông qua Nghị quyết bầu 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 475/475 đại biểu Quốc hội thông qua nghị quyết bầu 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 20/7.

  • Ngày 20/7, Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP.HCM, đến thăm và trao 200.000 USD ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tại TP.HCM.

BẤT ĐỘNG SẢN – HÀNG HÓA

+ Bắc Giang sắp có KCN Yên Lư tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng với diện tích khoảng 377 ha.

  • Bắc Giang duyệt quy hoạch 2 KĐT với tổng diện tích 84 ha bao gồm: KĐT mới phía Đông Nam đô thị Chũ (khoảng 60 ha) và KĐT Khả Lý Thượng (khoảng 24 ha).

  • UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt danh mục 16 quỹ đất (dự án) đấu giá quyền sử dụng đất đợt 1 năm 2021, trong đó có 7 dự án chuyển tiếp từ năm 2020.

  • CTCP Hoàng Thịnh Đạt vừa được giao 129 ha đất để thực hiện dự án KCN Hoàng Mai 1 tại thị xã Hoàng Mai, thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

  • CTCP Thủy điện Đakrông muốn đầu tư khu du lịch sinh thái Đakrông tại Quảng Trị với diện tích gần 200ha.

  • Theo Bộ Xây dựng, thị trường BĐS hiện tại đã được kiểm soát và dần ổn định, đã xuất hiện hiện tượng giảm giá đất nền (khoảng 10-20%) so với thời kỳ cao điểm.

  • Thanh Hoá chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu xen cư phố Thành Yên, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa với diện tích sử dụng đất hơn 10.000m2.

TIN THẾ GIỚI

+ Chốt phiên 20/7: Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhạy cảm với kinh tế và vận tải diễn biến tốt hơn mặt bằng chung.

  • Dow Jones tăng 549,95 điểm, tương đương 1,62%, lên 34.511,99 điểm.
  • S&P 500 tăng 64,57 điểm, tương đương 1,52%, lên 4.323,06 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 3.
  • Nasdaq tăng 223,89 điểm, tương đương 1,57%, lên 14.498,88 điểm.
  • Dow Jones phục hồi sau phiên giảm mạnh nhất 9 tháng trước đó. Đây là phiên tăng đầu tiên sau 4 ngày của S&P 500, sau 6 ngày đối với Nasdaq. Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, chỉ hàng tiêu dùng đóng phiên trong sắc đỏ. Công nghiệp tăng mạnh nhất 2,7%.

+ Chốt phiên 20/7, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá vàng giảm do USD tăng giá, khiến dòng tiền vào kim loại quý này đi xuống bất chấp các lo ngại liên quan Covid-19.

  • Giá dầu Brent tương lai tăng 73 cent, tương đương 1,1%, lên 69,35 USD/thùng.
  • Giá dầu WTI giao tháng 8, đáo hạn ngày 20/7, tăng 1 USD, tương đương 1,5%, lên 67,42 USD/thùng, trong phiên có lúc xuống 65,21 USD/thùng.
  • Giá dầu WTI giao tháng 9 tăng 94 cent, tương đương 1,4%, lên 67,29 USD/thùng.
  • Giá vàng ngày 20/7 giảm do USD tăng giá, khiến dòng tiền vào kim loại quý này đi xuống bất chấp các lo ngại liên quan Covid-19.
  • Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 2,7 USD xuống 1.809,9 USD/ounce.
  • Giá vàng tương lai tăng 0,1% lên 1.811,4 USD/ounce.
  • Giá bạc giảm 1% xuống 24,96 USD/ounce.
  • Giá platinum giảm 0,4% xuống 1.070,46 USD/ounce.
  • Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,58%.
  • Nikkei 225 giảm 0,96% còn Topix giảm 0,96%.
  • Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite giảm 0,07%, Shenzhen Component tăng 0,123%.
  • Hang Seng của Hong Kong giảm 0,84%. Trung Quốc hôm nay thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) cho doanh nghiệp và hộ gia đình. LPR kỳ hạn 1 năm và 5 năm vẫn là 3,85% và 4,65%, như dự đoán từ giới phân tích.
  • Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,35%. ASX 200 của Australia giảm 0,46%.
  • Thị trường Indonesia, Malaysia và Singapore nghỉ lễ.
  • Mỹ và các đồng minh cáo buộc Trung Quốc thực hiện chiến dịch gián điệp mạng trên toàn thế giới.

  • Mỹ: Số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng nhanh trở lại ở Mỹ ở những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp do biến chủng Delta.

  • Ngày 20/07, Bitcoin rớt ngưỡng 30,000 USD. Khoảng 90 tỉ USD bị “thổi bay” khỏi vốn hóa thị trường tiền ảo trong 24 giờ qua.

  • Singapore sẽ thắt chặt các quy định hạn chế trở lại vào 22/7 - 18/8 sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm mới.

P/s: Nếu trung bình bạn bỏ ra 3 phút để đọc hết 1 bài báo, giả sử bản tin có 100 tin (tương đương 100 bài báo), bạn sẽ cần 300 phút (5 tiếng) để đọc hết 100 bài báo đó, trong khi bạn chỉ mất 3 phút có thể đọc được 100 tin này qua bản tin. Nếu mỗi năm bạn đều phải đọc tin mỗi ngày trên các báo chính thống, thì mỗi năm bạn có thể phải mất 1800 tiếng cuộc đời (75 ngày) dành cho việc đọc báo, và nếu bạn gắn bó với thị trường 5-10 năm hoặc lâu hơn thì số thời gian cuộc đời bạn bị mất cho việc đọc còn khủng khiếp hơn. Hãy ủng hộ các bạn trong Team đã phải thức khuya dậy sớm để làm bản tin cho quý vị chỉ bằng hành vi đơn giản là Like động viên.
image