Bản tin thị trường cập nhật hàng ngày tháng 5

thông tin

Bản tin 04.05.2022 - Thị trường đang tạo đáy W
Góc nhìn thị trường ngày 04/05/2022

Phiên giao dịch mở cửa sau kỳ nghỉ Lễ diễn ra tiêu cực trong bối cảnh thị trường chứng khoán Quốc tế cũng chứng kiến áp lực giảm mạnh trước đó. Áp lực giảm diễn ra trên diện rộng và phổ biến ở các cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là nhóm: Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Bất động sản, Phân bón…Vnindex đóng cửa thấp nhất phiên ở 1348.68 điểm -18.12 điểm (-1.33%) và VN30 – 27.72 điểm (-1.96%). Thanh khoản sụt giảm nhẹ so với phiên trước và mức độ lan tỏa ở mức thấp với 29% tăng giá; 8% đi ngang và 63% cổ phiếu giảm điểm.

Mặc dù diễn biến tiêu cực về điểm số nhưng trong nội tại thị trường có sự phân hóa nhất định. Các cổ phiếu nhóm ngành Cảng biển và Vận tải tăng giá mạnh, nhóm ngành Xây dựng, Dầu khí cũng tăng giá. Khối nhà đầu tư ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HOSE. Các thị trường giảm điểm trong bối cảnh lo ngại tăng mạnh lãi suất nhằm chống lạm phát tại cuộc họp của Fed diễn ra trong 3-4/5. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ (2.975%) tạo đỉnh cao mới và USD Index (103.4 điểm) tiếp tục tăng so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Theo chúng tôi, điều này gây áp lực lên hầu hết các thị trường tài chính toàn cầu trong thời gian qua và các quyết định bán ròng của Khối nhà đầu tư ngoại

Chúng tôi cho rằng thị trường đang đi theo kịch bản hình thành đáy W như đề cập trong bản tin trước kỳ nghĩ Lễ. Theo quan sát của chúng tôi, các thị trường thường giảm mạnh trước đợt tăng lãi suất lớn của Fed để phản ánh trước lo ngại nhưng có xu hướng hồi phục sau khi Fed ra quyết định tăng lãi suất. Do đó, chúng tôi cho rằng các phiên giảm điểm tới tiếp tục là cơ hội tốt để chọn lọc cổ phiếu mua vào cho mục tiêu trung và dài hạn. Các nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng sự “bấp bênh” trong ngắn hạn của tâm lý thị trường để tái cơ cấu danh mục và giữ trạng thái cân bằng.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí tăng giá tích cực phiên hôm nay một phần nhờ hỗ trợ đà tăng tích cực từ đà tăng của giá dầu.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu xây dựng cũng ghi nhận đà hồi phục tích cực trong phiên hôm nay và cùng với nhóm dầu khí, đây là nhóm ngành tích cực nhất phiên giao dịch.

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường trở lại mức rất thấp. Độ rộng thị trường trong phiên hôm nay nghiêng về số mã giảm giá.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí tăng với PVC (+5%), PVS (+4,1%) và OIL (+3,7%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành xây dựng phục hồi với HT1 (+6,6%), FCN (+5,7%) và HBC (+5,6%)

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn phân hóa trong phiên hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là GAS, POW và HVN. Ngược lại, TCB, HPG và VCB làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại bán ròng 278 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là NLG và HPG với giá trị lần lượt là 45,6 tỷ đồng và 31,79 tỷ đồng. Chiều ngược lại, KDH và DGC bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 46 tỷ và 29,75 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· MSH ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.291 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp may đạt lãi sau thuế giảm 11% xuống 82 tỷ đồng. Trong đó, phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 91 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.

· TTF công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu 536 tỷ đồng, tăng 72%. Lợi nhuận gộp gấp đôi lên 75 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11,53% lên 13,97%.

· KSB công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu tăng 6% đạt 262 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 42 tỷ đồng, giảm 18%. Đây là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất kể từ quý III/2019.

· NVL công bố kết quả tài chính hợp nhất quý I với hơn 1.965 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 1.046 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 49% so với cùng kỳ.

· IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4 của Việt Nam đạt 51,7 điểm. Con số này giảm nhẹ so với tháng trước (54,7 điểm) nhưng đây vẫn là tháng thứ 7 liên tiếp ghi nhận các điều kiện sản xuất của ngành công nghiệp được cải thiện.

· Giới chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 3/5 đã đưa ra một bản dự thảo kế hoạch cho các nước thành viên về gói trừng phạt mới đối với Nga sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, một số nước thành viên EU ngỏ ý không tham gia lệnh cấm vận dầu mỏ này.

image

Bản tin 05.05.2022 - Cơ sở hình thành đáy W ngày một cao hơn
Góc nhìn thị trường ngày 05/05/2022

Phiên giao dịch hôm nay diễn ra kịch tính với nhiều lần trồi sụt mạnh nhưng kết phiên tích cực. Thị trường mở cửa trong trạng thái lạc quan sau quyết định của Fed và các thị trường tài chính quốc tế hồi phục mạnh như chúng tôi kỳ vọng trong bản tin hôm qua. Tuy nhiên, đà tăng diễn ra yếu với thanh khoản thấp nên tâm lý thị trường có phần thất vọng và quay ra bán mạnh ở đầu phiên chiều. Đà hồi phục mạnh ở cuối phiên tại các cổ phiếu vốn hóa lớn giúp tâm lý thị trường tích cực hơn và chúng tôi thấy đáy W đang dần hình thành ngày một rõ nét hơn.

VNIndex đóng cửa ở 1,360.68 điểm + 12 điểm (0.89%); VN30 đóng cửa ở 1,404.88 điểm + 15.29 điểm (1.1%). Thanh khoản cải thiện nhẹ so với 2 phiên giao dịch gần đây cho thấy dòng tiền vẫn đang quan sát và chưa tư tin nhập cuộc. Mức độ lan tỏa tích cực ở đầu phiên với 67% nhưng thu hẹp ở giữa phiên và đóng cửa chỉ với 33% tăng giá; 10% tham chiếu; 57% giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại mua ròng nhẹ hơn 300 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: NLG; VHM; CTG; TPB; DXG.

Vnindex kết phiên bằng nến Dragon Fly đỏ nhẹ và vẫn khá đẹp với chân nến chạm về mức thấp nhất tại 1,331 điểm. Trong giả định của chúng tôi VNIndex có thể lùi về sâu hơn ở quanh mức 1,300 điểm để hình thành đáy W. Tuy nhiên, mọi thứ thường ít khi hoàn hảo như mong đợi và chúng tôi cho rằng sau cú lùi 2 phiên vừa qua nếu thị trường đi lên đóng cửa vượt qua 1370 điểm trong các phiên tới sẽ đánh dấu việc hình thành đáy W lệch thành công. Trong trường hợp thị trường đi theo nhận định lạc quan của chúng tôi dòng tiền sẽ phần nào tự tin gia nhập trở lại. Chúng tôi cho rằng những nhà đầu tư đã mạnh dạn mua vào trong vài tuần qua cũng như có một tỷ trọng cổ phiếu trên 70%/tài sản nên kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi đáy thiết lập xong để mua thêm mỗi khi điều chỉnh sau đó.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng ghi nhận mức hồi phục nhẹ trở lại trong phiên hôm nay với lực tăng đến từ các mã cổ phiếu rổ Vn30

Ø Nhóm cổ phiếu ngành BĐS – KCN cũng ghi nhận đà hồi phục nhẹ sau nhiều phiên giảm điểm vừa qua.

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường duy trì ở mức thấp. Độ rộng thị trường trong phiên hôm nay nghiêng về số mã giảm giá

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng với TPB (+6,9%), VIB (+3,5%) và CTG (+3,3%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành BĐS – KCN phục hồi với VGC (+4%), LHG (+3,9%) và BCM (+2,4%)

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn phân hóa trong phiên hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là VHM, MSN và VCB. Ngược lại, DIG, PLX và VPB làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại mua ròng 298 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là NLG và VHM với giá trị lần lượt là 155,12 tỷ đồng và 82,97 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM và BCM bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 36,44 tỷ và 31,54 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· POW công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu thuần 7.061 tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ 2021 và hoàn thành 30% kế hoạch doanh thu. POW thu về 803,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 41,9% so với cùng kỳ và vượt 8,1% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

· VSC vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần 496,3 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm năm 2021. Doanh nghiệp thu về 109,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng tăng 42,1% lên 90,1 tỷ đồng.

· C4G vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với doanh thu thuần 427,2 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ 2021. Doanh nghiệp thu về 32,3 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 43,1% lên 31,8 tỷ đồng

· Thâm hụt thương mại Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3/2022, tiếp tục ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế trong quý I/2022. Số liệu công bố ngày 4/5 của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại Mỹ tăng 22,3% lên mức 109,8 tỷ USD trong tháng 3, với nhập khẩu tăng mạnh.

· Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa có công văn gửi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cảnh báo về việc Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

thông tin

thong tin

Bản tin 09.05.2022 - Áp lực bán mạnh đẩy chỉ số quay về vùng thấp nhất của ngày 26.04
Góc nhìn thị trường ngày 09/05/2022


Thị trường mở cửa tuần giao dịch mới với một phiên giảm mạnh và số lượng các cổ phiếu giảm sàn ở mức kỷ lục. Điều này cho thấy tâm lý thị trường hiện đang hết sức bi quan với khi bên cầm cổ phiếu chấp nhận bán bằng mọi giá. Lợi suất trái phiếu 10 năm chính phủ Mỹ và đồng USD tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần gây áp lực cho hầu hết các thị trường tài chính trong đó có Việt nam.

Diễn biến của thị trường khá tiêu cực với cách giảm nhẹ ở đầu phiên và mạnh dần về cuối phiên. Các nỗ lực hồi phục trong phiên diễn ra khá yếu ớt và không có sự đồng thuận. VNIndex đóng cửa gần với mức thấp nhất phiên ở 1,269.62 điểm – 59.64 điểm (4.49%); VN30 đóng cửa ở 1,314.04 điểm -59.17 điểm (4.31%). Thanh khoản tăng hơn 15% so với phiên giao dịch trước và độ rộng thị trường ở mức rất tiêu cực với 6% tăng giá; 2% tham chiếu và 92% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại mua ròng tích cực với gần 570 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: VHM, HPG, GMD, VRE, DGC. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng các cổ phiếu: NVL, VCB, GEX, SBT…

Phiên giảm điểm hôm nay có mức tiêu cực gấp đôi với phiên giảm ngày cuối tuần trước ở cả điểm số lẫn số cổ phiếu giảm sàn. Xét ở góc nhìn PTKT kỳ vọng đáy W của chỉ số VNIndex vẫn còn nguyên nhưng xác suất đang mỏng manh hơn khi trong nội tại thị trường áp lực bán là quá lớn. Số lượng các cổ phiếu vốn hóa lớn có mức giảm dưới 2% phiên hôm nay như VNM; VIC; VCB; MSN…tạo một chút hi vọng về các đợt hồi phục của chỉ số trong phiên tới. Tuy nhiên trong nội tại thị trường vẫn rất áp lực. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm về kỳ vọng hình thành đáy W và theo chúng tôi các nhà đầu tư có mức cổ phiếu từ 50% tài sản trở lên nên tạm dừng giải ngân thêm để có hành động phù hợp sau phiên giao dịch quan trọng ngày mai.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục là nhóm ngành giảm điểm mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay và cũng là nhóm ngành sở hữu số mã sàn nhiều nhất.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành hóa chất – phân bón cũng kết thúc đà tăng và giảm điểm mạnh cùng với thị trường chung.

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, và dự báo sẽ rất khó trở lại vùng giá trị cao như giai đoạn trước đó trong ngắn hạn

Ø Nhóm cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán giảm điểm mạnh nhất thị trường với MBS (-9,8%), SHS (-9,6%%) và VCI (-7%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành Hóa chất – phân bón cũng giảm điểm với thị trường chung với các mã DCM (-7%), BFC (-7%) và DGC (-7%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn toàn bộ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là SHI, CAV và TRA. Ngược lại, BID, VPB và TCB làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại mua ròng 590 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là VHM và HPG với giá trị lần lượt là 94,14 tỷ đồng và 63,98 tỷ đồng. Chiều ngược lại, NVL và VCB bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 38,63 tỷ và 20,13 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· TMS vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần đạt 1.668 tỷ đồng, tăng 53,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, Transimex thu về 263 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 2,6 lần so với cùng 2021. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ là 248,1 tỷ đồng, gấp 2,5 lần quý I/2021.

· FCN công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 7,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng 18 tỷ đồng

· Liên quan đến đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón, DPM đánh giá việc này không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

· So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc tháng 4 tăng chậm, trong khi nhập khẩu không thay đổi , theo thông tin công bố trong sáng ngày 9/5. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4 đạt 222,5 tỷ USD, ngang bằng so với cùng kỳ năm trước. So với tháng 3, nhập khẩu giảm 0,1%. Dữ liệu thực tế mới được công bố thấp hơn nhiều mức trung bình kết quả một cuộc khảo sát đối với các chuyên gia phân tích thực hiện bởi Bloomberg. Họ cho rằng nhập khẩu của nền kinh tế này giảm 3,2%.

· Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, G7 cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, trong đó có việc loại bỏ hoặc cấm nhập khẩu dầu. G7 khẳng định “sẽ thực hiện điều này một cách kịp thời, có trật tự và theo những cách để thế giới có đủ thời gian đảm bảo nguồn cung thay thế”.

· Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 2152/BCT-CN gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.” Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, cần có chính sách đặc thù để giúp phát triển hơn nữa ngành thép.

thông tin

Bản tin 10.05.2022 - Nhiều khả năng đã hình thành đáy W thứ hai
Góc nhìn thị trường ngày 10/05/2022


Thị trường có phiên giao dịch kịch tính khá giống phiên tạo đáy 1 ngày 26/4 với cách giảm sâu ở đầu phiên và bật lên mạnh mẽ ở cuối phiên. Các chỉ số và nhiều cổ phiếu đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên với nhiều cổ phiếu tăng khá mạnh nhưng chưa có nhiều cổ phiếu tăng trần.

VNIndex đóng cửa ở 1,293.56 điểm + 23.94 điểm (1.89%); VN30 đóng cửa ở 1,345.46 điểm + 31.42 điểm (2.39%). Thanh khoản giảm nhẹ 5% so với phiên giao dịch trước và độ rộng thị trường ở mức tích cực với 57% tăng giá; 9% tham chiếu và 34% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng tích cực với hơn 700 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: DGC, STB, HPG, NLG, CTG…. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng ở các cổ phiếu: E1VFVN30, VHM, VRE, FUEVFVND, CTD…Theo chúng tôi đây là dòng tiền quan trọng giúp giảm áp lực từ lượng cung hàng do nhà đầu tư cá nhân dùng vay nợ đang phải bán ra.

Phiên tăng điểm hôm nay có ý nghĩa quan trọng ở giai đoạn thị trường hiện tại vì ít nhất nó cũng giúp tâm lý thị trường được bình ổn. Ngoài ra, các áp lực bán do giải chấp được giải quyết khi các cổ phiếu giảm sàn chỉ chiếm số ít. Dưới góc độ PTKT thì phiên hôm nay có đồ thị nến rất tích cực (Piercing Pattern) tương đương phiên tạo đáy 1 ngày 26/04. Xác suất cao thị trường sẽ tiếp tục hồi phục trong phiên tới nhưng để xác nhận đáy W thành công Vnindex cần nỗ lực nhiều phiên để vượt qua mốc 1370. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên giữ trạng thái tài khoản ở mức cân bằng từ 50-70% cổ phiếu so với tài sản và chưa nên gia tăng thêm trạng thái khi đáy W chưa xác nhận bởi các bất ổn hiện vẫn tiềm tàng gây ra các rủi ro bất ngờ.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí là nhóm ngành phục hồi đầu tiên trong ngày hôm nay, tạo tín hiệu khá tích cực cho thị trường.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán đã có sự phục hồi trở lại nhất định sau chuỗi ngày giảm điểm vừa qua. Đây cũng là tín hiệu hết sức tích cực

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp, và dự báo sẽ rất khó trở lại vùng giá trị cao như giai đoạn trước đó trong ngắn hạn

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán phục hồi với SHS (+6,7%), SSI (+3,9%) và VDS (+3,6%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí tăng điểm tốt với các mã PVS (+10%), PVC (+9,8%) và PVD (+6,7%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn toàn bộ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là VCB, VHM và BID. Ngược lại, DPM, DCM và PGV làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại mua ròng 710 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là DGC và STB với giá trị lần lượt là 105,03 tỷ đồng và 69,52 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VRE và VNM bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 37,90 tỷ và 32,26 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· PVTrans chuẩn bị ngân sách đầu tư 3.299 tỷ đồng, riêng đầu tư tàu là 2.916 tỷ đồng. Cụ thể, doanh nghiệp có kế hoạch mua 6 tàu mới trong năm nay, gồm 1 tàu chở hàng rời khoảng 50.000 – 85.000 DWT hoặc tàu dầu/hóa chất 10.000 – 25.000 DWT, 1 tàu chở dầu thô khoảng 100.000 – 120.000 DWT, 1 tàu chở dầu/HC khoảng 10.000 – 25.000 DWT, 1 tàu cở dầu MR/LR1 khoảng 20.000 – 75.000 DWT và 2 tàu chở dầu/hóa dầu khoảng 10.000 – 25.000 DWT. Trong đó có 3 tàu là dự án chuyển tiếp từ 2021.

· DIG công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 52,8% so với cùng kỳ, đạt 63,4 tỷ đồng. Doanh thu thuần tăng 3,7% lên 518,9 tỷ đồng.

· Tổng doanh thu của BWE đạt 1.197 tỷ đồng trong 4 tháng vừa qua, tăng gần 15% so với cùng kì, đạt 31% kế hoạch cả năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 4% so với cùng kì, đạt hơn 260 tỷ đồng, và bằng 35% mục tiêu năm

· Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại thặng dư 850 triệu USD trong tháng 4 và thặng dư 2,53 tỷ USD sau 4 tháng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt 33,32 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước. Trong khi đó, lũy kế 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 122,48 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước.

· Theo dữ liệu do Tổng Cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 9/5, kim ngạch xuất nhập khẩu tính bằng đồng USD của nước này chỉ tăng 2,1% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thương mại thấp nhất của nước này kể từ tháng 6/2020. Mức tăng của tháng 3 là 7,5%.

· Chỉ sau 4 tháng, Tổng cục Thuế đã thu được 544.215 tỷ đồng tiền thuế, hoàn thành 46,3% dự toán đề ra. Trong đó, riêng số thu từ dầu thô là 24.096 tỷ, tương đương 85,4% dự toán

thông tin

Bản tin 11.05.2022 - Tiếp diễn đà tăng
Góc nhìn thị trường ngày 11/05/2022


Thị trường giao dịch trong sắc đỏ gần như toàn phiên cho thấy dòng tiền và tâm lý vẫn bất an với vài lần nỗ lực cố gắng bật tăng điểm nhưng đều không thành công. Phải đến sau hai giờ chiều, với tiêu điểm là một số cổ phiếu vốn hoá lớn đặc biệt là nhóm ngành ngân hàng cùng với đà hồi phục tích cực từ phiên sáng của nhóm ngành BĐS mới dần dần giúp thị trường tiếp diễn đà tăng điểm của phiên trước đó.

VNIndex đóng cửa ở 1,301.53 điểm ~ +7.97 điểm (0.62%); VN30 đóng cửa ở 1,349.82 điểm ~+4.36 điểm (0.32%). Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tiếp tục suy giảm và hiện tại chỉ còn hơn 12,000 tỷ đồng một phiên, giảm rất mạnh so với bình quân tháng trước ở quanh mức 25,000 tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường khá tích cực với 60,3% tăng giá; 10,3% tham chiếu và 29.4% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ hơn 95 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: VNM; DXG; MSN; PLX. Ở chiều ngược lại, họ mua ròng các cổ phiếu: DPM; CTG; DGC; VHM…

Phiên tăng điểm hôm nay mặc dù chưa quá tích cực nhưng là rất cần thiết và tiếp tục củng cố cho luận điểm thị trường có lẽ đã tạo đáy 2 thành công theo mẫu hình đáy W như nhận định trước đó của chúng tôi. Việc thị trường đi lên từ đáy cũng rất khó kỳ vọng với thanh khoản lớn khi sự chán nản sau chuỗi ngày giảm điểm của nhà đầu tư hiện tại là rất rõ nét. Xét dưới góc độ PTKT đối với cây nến dạng Hammer tăng điểm hôm nay xuất hiện cho thấy đà hồi phục dự báo vẫn có thể tiếp diễn nhưng để thị trường xác nhận tạo đáy W vẫn cần vượt qua mốc giá trị 1370 điểm trong các phiên sắp tới. Ở góc độ tâm lý, thị trường đang trong giai đoạn chán nản và nghi ngờ nên thanh khoản sắp tới được chúng tôi dự báo sẽ rất khó đột biến so với giai đoạn hiện tại. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên giữ trạng thái tài khoản ở mức cân bằng ở mức 50% cổ phiếu so với tài sản và chưa nên gia tăng thêm trạng thái khi đáy W chưa xác nhận bởi các bất ổn hiện vẫn tiềm tàng gây ra các rủi ro bất ngờ.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành BĐS ghi nhận mức hồi phục rất mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm nay sau một giai đoạn giảm điểm sâu. Đà tăng chủ yếu đến từ các mã BĐS vốn hóa vừa và nhỏ.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cũng ghi nhận mức hồi phục nhẹ trở lại trong phiên hôm nay. Đây cũng là tín hiệu hết sức tích cực

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức rất thấp, và dự báo sẽ rất khó trở lại vùng giá trị cao như giai đoạn trước đó trong ngắn hạn

Ø Nhóm cổ phiếu ngành BĐS tăng với CEO (+10%), IDJ (+8,8%) và DIG (+7%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng điểm tốt với các mã EIB (+7%), CTG (+6%) và VIB (+2,7%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn toàn bộ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là CTG, BCM và FPT. Ngược lại, MSN, VNM và HPG làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại bán ròng 95 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là DPM và CTG với giá trị lần lượt là 49,49 tỷ đồng và 49,33 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM và DXG bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 70,19 tỷ và 54,17 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· POW công bố sản lượng điện tháng 4 đạt 1,4 tỷ kWh, vượt 28% so với kế hoạch tháng; lũy kế đạt 5 tỷ kWh. Theo đó, doanh thu ước đạt 2.824 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 4 tháng, doanh thu đạt 9.948 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

· PTB thông qua trả cổ tức 2021 tỷ lệ 45% trong đó có 5% bằng tiền mặt, được thanh toán vào ngày 17/6.

· VCG vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức năm 2021. Theo đó, cổ tức năm 2021 sẽ được chi trả bằng tiền với tỷ lệ 18% với 6% đã được tiến hành tạm ứng trong năm 2021. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 25/5/2022, tức ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/5.

· MPC công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu tăng 51% đạt 4.239 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp gấp đôi lên 492 tỷ đồng. Công ty tôm ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 90 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với nền thấp cùng kỳ năm trước nhưng là mức thấp nhất trong vòng 4 quý.

· Ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông cùng Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát tăng cao ở nước này. Ông cho biết một trong những phương án để kìm hãm giá cả leo thang mà chính phủ đang tính tới là việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Trung Quốc, vốn được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump

· Trong tháng 4, khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 230 nghìn người, tăng ấn tượng 502% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách nội địa đạt 6,4 triệu khách giảm 17% so với cùng kỳ. Lượng khách quốc tế sử dụng các hãng hàng không Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, lên tới 214,7% so với cùng kỳ, trong khi hành khách nội địa giảm nhẹ 18,2%.

thông tin

Bản tin 12.05.2022 - Diễn biến tiêu cực quay trở lại
**Góc nhìn thị trường ngày 12/05/2022 **


Trước các thông tin tiêu cực về vĩ mô toàn cầu cũng như vận động tiêu cực của thị trường quốc tế, chỉ số Vnindex cũng giảm điểm mạnh trở lại với cách giảm tiêu cực. Đà giảm đến từ sớm đầu phiên và ngày càng gia tăng về cuối phiên khi tâm lý bán đuổi và sự chán nản dần bao trùm lên toàn thị trường. Sau hai giờ, với việc toàn bộ nhóm vốn hóa lớn đều suy yếu trở lại đã khiến chỉ số rơi nhanh chóng và đóng cửa ở vùng thấp nhất trong ngày.

VNIndex đóng cửa ở 1,238.84 điểm -62.69 điểm (-4.82%); VN30 đóng cửa ở 1,279.76 điểm - 70.06 điểm (-5.19%). Thanh khoản giao dịch toàn thị trường đã có sự cải thiện trở lại so với hôm qua khi tăng lên mức 17,000 tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường rất tiêu cực với 7,99% tăng giá; 5,12% tham chiếu và 86,89% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ hơn 100 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào các cổ phiếu: HPG; VIC; VCB; DIG. Ở chiều ngược lại, họ mua ròng các cổ phiếu: STB; DGC; VNM; HDG…

Theo chúng tôi với đà giảm mạnh và sốc như phiên giao dịch hôm nay khi đóng cửa ở mức thấp nhất cho thấy đà giảm điểm dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến phiên giao dịch sắp tới. Thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp với lực cầu quá mỏng dẫn đến hiệu ứng bán tháo khi quay đầu giảm điểm phần nào cho thấy dòng tiền vẫn ngại rủi ro và chưa nhập cuộc mặc dù về mặt định giá cơ bản là rất hấp dẫn. Tâm lý toàn thị trường đang ở mức hoảng loạn và mức độ hiệu ứng khi giảm điểm là quá mạnh với nhiều cổ phiếu sẵn sàng bị bán bằng mọi giá. Khi tâm lý tiêu cực bao trùm như hiện tại thì các mốc hỗ trợ thường không còn nhiều ý nghĩa. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải so với tài sản (50%/tài sản) và chỉ nên tập trung vào những mã cổ phiếu cơ bản tăng trưởng trong dài hạn để tích lũy tài sản cho các mục tiêu trung và dài hạn. Các hành động trading ngắn hạn hiện tại vẫn rất rủi ro khi xu hướng tạo đáy của chỉ số đang ngày một tiêu cực hơn.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục suy giảm trở lại và là nhóm ngành giảm mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành KCN cũng ghi nhận một phiên giao dịch rất tiêu cực và đà giảm đã quay trở lại sau vài nhịp hồi phục ngắn vừa qua

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường cải thiện trở lại nhưng vẫn rất thấp, và dự báo sẽ rất khó trở lại vùng giá trị cao như giai đoạn trước đó trong ngắn hạn

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán giảm với BVS (-10%), MBS (-9,7%) và SHS (-7,4%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành BĐS – KCN suy giảm với PHR (-7%), LHG (-7%) và BCM (-7%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn toàn bộ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là SAB, LGC và EIB. Ngược lại, VCB, BID và MSN làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại bán ròng 104 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là STB và DGC với giá trị lần lượt là 49,66 tỷ đồng và 43,93 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG và VIC bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 35,59 tỷ và 22,94 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· VHM thông qua mục tiêu doanh thu năm nay đạt 75.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 30.000 tỷ đồng, lần lượt giảm 12 % và 23% so với thực hiện năm trước.

· MIG sẽ phát hành 21,45 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm ngoái. Tỷ lệ thực hiện 15%, cổ đông sở hữu một cổ phiếu được hưởng một quyền nhận cổ tức, cổ đông sở hữu 100 quyền nhận cổ tức được nhận 15 cổ phiếu mới.

· CRE thông qua kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 đạt 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 51,9% và lợi nhuận trước thuế hơn 900 tỷ đồng, tăng 57,4% so với kết quả thực hiện năm 2021.

· Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng do đó ổn định kinh tế vĩ mô đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ trong vấn đề quản lý và ổn định thị trường ngoại hối, đóng góp vào ổn định vĩ mô của Việt Nam.

· Khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với rủi ro bất ổn xã hội nếu như giá thực phẩm tăng quá nhanh và mạnh, Mohamed Faiz Nagutha, Nhà kinh tế tới từ Bank of America Securities chia sẻ với CNBC.

· Theo báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5 của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam đang lấy được đà phục hồi. Tuy nhiên, WB cho rằng Việt Nam cần thận trọng với lạm phát và rủi ro nhu cầu toàn cầu yếu hơn, cũng như gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.

· Theo Reuters, đồng nhân dân tệ đã suy giảm 5% so với USD trong vòng ba tuần qua. Ngay cả khi so sánh với một giỏ tiền tệ của những đối tác thương mại chính, nhân dân tệ cũng sụt giảm 3%. Nhiều đồn đoán đã xuất hiện xoay quanh thời điểm cũng như cách thức mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ hành động để ngăn sự mất giá này

thông tin

thông tin

Bản tin 16.05.2022 - Phục hồi không trọn vẹn
Góc nhìn thị trường ngày 16/05/2022

Thị trường nỗ lực hồi phục trong phiên hôm nay với mức độ khá hào hứng ở đầu phiên sau phiên hồi phục đồng loạt của thị trường chứng khoán toàn cầu. Đà tăng diễn ra tích cực trong phiên sáng với đa số cổ phiếu tăng điểm nhưng các đợt bán nhanh và mạnh trong phiên chiều lại xuất hiện khiến các chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ với nhiều cổ phiếu giảm sàn.

VNIndex kết phiên ở 1,171.95 điểm -10.82 điểm (-0.91%); VN30 đóng cửa ở 1,215.08 điểm -8.68 điểm (-0.71%). Thanh khoản giao dịch toàn thị trường sụt giảm so với hai phiên trước và thanh khoản sàn HOSE chỉ còn ở mức gần 14 nghìn tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường ở mức cân bằng với 46 % tăng giá; 9% tham chiếu và 45% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư mua ròng nhẹ với hơn 270 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào: CTG; HPG; VCI; NLG… Ở chiều ngược lại, họ bán ròng các cổ phiếu: SSI; STB; VHM; GAS; VCB…

Phiên giao dịch hôm nay cho thấy tâm lý thị trường vẫn rất bất ổn với nhiều lần trồi sụt mạnh trong phiên. Nhóm các cổ phiếu ngành Chứng khoán vs Dầu khí hồi phục tốt, ngành Ngân hàng hồi phục nhẹ trong khi nhóm Thủy sản, Phân đạm, Bán lẻ, Vận tải….chịu sức ép bán rất mạnh. Dưới góc nhìn PTKT các chỉ số vẫn tiếp tục tiêu cực thêm sau phiên hôm nay khi đóng cửa ở mức thấp và giảm điểm. Chúng tôi cho rằng mức độ rủi ro ngắn hạn của thị trường hiện vẫn đang rất lớn và đà hồi phục chỉ diễn ra từng phần trong nội tại thị trường. Chiến lược phù hợp trong giai đoạn hiện tại vẫn là duy trì tỷ trọng danh mục cân bằng (cổ phiếu ở mức 50% tài sản) nhằm ứng phó với diễn biến khó lường ngắn hạn và quan sát nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng để tìm điểm tựa hồi phục trong các phiên tới

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán hồi phục tích cực trở lại trong ngày hôm nay nhưng vẫn chưa cân bằng được đà giảm trong 2 phiên cuối tuần trước đó.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng ghi nhận mức hồi phục nhẹ trở lại sau 2 tuần giảm sâu. Đây tạm thời là tín hiệu tích cực khi nhóm ngành lớn có tín hiệu ngưng đà giảm

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tiếp tục suy giảm trở lại trong ngày hôm nay. Độ rộng thị trường phiên hôm nay nghiêng về số mã tăng điểm

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng với TPB (+3,3%), CTG (+2,7%) và MBB (+2,1%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán phục hồi với SHS (+8,5%), SSI (+5,8%) và VCI (+3,3%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn phân hóa trong trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là VCB, CTG và PLX. Ngược lại, VHM, GAS và MSN làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại mua ròng 224,5 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là CTG và HPG với giá trị lần lượt là 45,70 tỷ đồng và 45,35 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SSI và STB bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 65,06 tỷ và 33,63 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· VPG vừa ra Nghị quyết phát hành 7,29 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021 tỷ lệ 10%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 72,9 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên hơn 801 tỷ đồng.

· VCG vừa công bố thông tin hoàn tất bán 2 triệu cổ phần, tương ứng 50% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đô thị Việt Nam (Vinasinco). Hình thức thực hiện là bán trực tiếp cho nhà đầu tư quan tâm.

· SAB đã lấy lại đà tăng trưởng trong giai đoạn bình thường mới ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế tăng tương ứng 24,7% và 25,4% trong quý I năm 2022

· Quý I: Lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng hơn 33%, Ngành hoá chất và khai khoáng ghi nhận lợi nhuận tăng lần lượt 303% và 461,7% trong quý I và là hai ngành đứng đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng ba tháng đầu năm.

· Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI năm 2022 khó giữ được ở mức dưới 4%.

· Tính đến cuối quý 1/2022, nợ xấu ngân hàng tiếp tục gia tăng trong tình hình tăng trưởng tín dụng khả quan và lợi nhuận ngân hàng tiếp tục tăng tốc. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối quý 1, tăng trưởng tín dụng đạt 5.04%, nếu so với mức tăng 2.16% của quý 1/2021 là một tín hiệu khả quan. Ở chiều ngược lại, nợ xấu của các ngân hàng tăng bình quân 13.53%

thông tin

phím cho mình 1 con nào chủ top

1 Likes

Bản tin 17.05.2022 - Nhiều khả năng thị trường đã tạo đáy ngắn hạn
Góc nhìn thị trường ngày 17/05/2022

Các chỉ số và nhiều cổ phiếu có phiên giao dịch rất tích cực hôm nay với đà tăng mạnh, đóng cửa ở mức cao nhất phiên với rất nhiều cổ phiếu dư mua trần. Áp lực bán vẫn xuất hiện trong phiên sáng khiến giao dịch diễn ra trồi sụt nhưng đã có sự phân hóa tích cực bởi nhiều cổ phiếu tỏ ra miễn nhiễm và tăng giá tốt ngay cả khi chỉ số giảm điểm. Từ 10h trở đi tâm lý thị trường bắt đầu ổn định và tích cực trở lại khi nhiều cổ phiếu có tính dẫn dắt duy trì mức tăng giá mạnh dần đều và ổn định. Đà tăng dần lan tỏa sang nhiều cổ phiếu khác và kéo dài tới cuối phiên với mức tăng mạnh ở hầu hết các nhóm ngành.

VNIndex kết phiên ở 1,228.37 điểm +56.42 điểm (+4.81%); VN30 đóng cửa ở 1,279.55 điểm +64.47 điểm (+5.31%). Thanh khoản giao dịch toàn thị trường tương đương phiên trước và thanh khoản sàn HOSE chỉ còn ở mức hơn 13 nghìn tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường ở mức rất tích cực với 84 % tăng giá; 4% tham chiếu và 12% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư bán ròng nhẹ với hơn 60 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung vào: HPG; SSI; STB; VCB… Ở chiều ngược lại, họ mua ròng các cổ phiếu: CTG; VNM; GMD; MSN…

Phiên giao dịch hôm nay mang lại rất nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thị trường suy giảm mạnh hơn 1 tháng qua. Đây cũng là phiên tăng mạnh nhất và có nhiều cổ phiếu tăng giá trần nhất trong vài năm qua. Dưới góc độ PTKT chỉ số kết phiên bằng nến Bullish Engulfing (Bao phủ và tăng trưởng) một mẫu mình cho thấy xác suất tạo đáy rất cao. Theo chúng tôi, thanh khoản chưa cải thiện do số lượng cổ phiếu tăng giá trần quá nhiều trong khi người cầm cổ phiếu không tiếp tục bán ra nên ở các phiên giao dịch tới thanh khoản sẽ tự cải thiện khi cung cầu gặp nhau ở vùng giá cao hơn. Chúng tôi tin tưởng rằng xác suất cao thị trường đã tạo đáy ngắn hạn thành công. Mặc dù vậy, các áp lực bán của lực cung bắt đáy sẽ tạo ra các nhịp điều chỉnh trong những phiên tới và mang lại cơ hội gia tăng trạng thái với những nhà đầu tư còn tỷ trọng cổ phiếu ở mức <50% tài sản.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục có phiên hồi phục mạnh mẽ và định hướng phục hồi cho thị trường chung phiên giao dịch hôm nay.

Ø Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí là nhóm ngành thứ hai tích cực rõ nét ngay trong phiên sáng hôm nay cùng vói nhóm ngành chứng khoán. Các nhóm ngành giảm sâu hơn thị trường đang có tín hiệu tạo đáy và tăng trước so với chỉ số

Diễn biến dòng tiền:

Thanh khoản giao dịch toàn thị trường duy trì ngang bằng mức hôm qua. Độ rộng thị trường phiên hôm nay nghiêng về số mã tăng điểm

Ø Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng với BID (+7%), SHB (+7%) và CTG (+6,9%).

Ø Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán phục hồi với SHS (+9,8%), MBS (+9,7%) và VCI (+6,9%).

Nhóm vốn hóa lớn:

Ø Nhóm vốn hóa lớn phân hóa trong trong phiên giao dịch hôm nay. Các mã giúp thị trường tăng điểm là VCB, CTG và PLX. Ngược lại, VHM, GAS và MSN làm thị trường giảm điểm nhiều nhất.

Ø Khối ngoại bán ròng nhẹ 40 tỷ đồng đồng trên hai sàn HSX và HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất trên hose là CTG và VNM với giá trị lần lượt là 71,7 tỷ đồng và 60,66 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG và SSI bị bán ròng nhiều nhất trên Hose, tương ứng 173,12 tỷ và 162,43 tỷ VND

TIN TỨC NỔI BẬT.

· MSN vừa ra Nghị quyết triển khai phương án phát hành tối đa hơn 7 triệu cổ phiếu cổ phiếu ESOP, tương đương 0,5% tổng số cổ phần. Đối tượng dự kiến phát hành sẽ là nhân viên, các công ty con, công ty liên có thành tích nổi bật, đóng góp đặc biệt vào sự tăng trưởng của Masan Group.

· PSH đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.476 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 348 tỷ đồng, tăng lần lượt 151,5% và 8,9% so với thực hiện năm trước. Mức cổ tức cho năm nay dự kiến là 5%.

· TCM công bố doanh thu tháng 4 đạt 17 triệu USD (393 tỷ đồng), tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng may đóng góp 78%, vải 14% và sợi 7%. Lãi sau thuế 834.000 USD (19,2 tỷ đồng), tăng 1%

· VND công bố ngày 27/5 là ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ thực hiện 5%. Ngày thanh toán dự kiến 10/6 và số tiền chi ra khoảng 609 tỷ đồng.

· Bộ Tài chính vừa có báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn lũy kế 4 tháng đầu năm và ước thực hiện đến hết 31/5. Trong đó, tỷ kệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tính đến 30/4 đạt gần 16,4% kế hoạch năm Thủ tướng giao, tương đương hơn 84.765 tỷ đồng.

· Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) vừa có báo cáo về hoạt động logistics tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là chi phí logistics tương đương khoảng 20 - 22% GDP hàng năm, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (19%), Trung Quốc (18%), Malaysia (13%) và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ, Singapore (8%).

Thị trường hồi mã nào chả hồi hả bác. Dầu khí có PVS khỏe kìa, cả thủy sản, cảng biển nữa