BANK - Nợ xấu, giấy nhiều có phải mối lo?

, , , ,

BANK - Nợ xấu, giấy nhiều có phải mối lo ?

Tăng trưởng tín dụng tích cực tất yếu sẽ kéo theo phát sinh nợ xấu của các nhà băng tăng đáng kể.

Có thể thấy điều này qua số nợ tăng của các ngân hàng cả khối Big 3 có thị phần tín dụng lớn nhất, với ngân hàng tốt nhất về chuẩn mực cho vay, chất lượng tài sản, chiến lược thận trọng để trích lập dự phòng và bao phủ nợ như Vietcombank, hay 2 ngân hàng là VietinBank và BIDV.

Theo đó, nợ xấu của VietinBank và BIDV đang đứng thứ 2 và 3 trên toàn hệ thống xét về giá trị tại cuối 2021, so với cùng kỳ 2020, với lần lượt gần 14.300 tỷ (tăng gần 49%) và 13.245 tỷ (giảm 38%). Còn nợ xấu của Vietcombank cũng có mức tăng khoảng 17% về giá trị, từ 5.230 tỷ đồng lên 6.121 tỷ đồng. Như vậy chỉ có BIDV là ghi nhận nợ xấu giảm hàng nghìn tỷ tuy nhiên vẫn giữ con số rất cao.

Dẫn đầu hệ thống về nợ xấu là VPBank với 15.887 tỷ đồng, tăng 60% so với 2020.

Nhiều ngân hàng cũng có giá trị nợ xấu nội bảng hàng nghìn tỷ đồng như Sacombank (5.721 tỷ đồng); SHB (5.165 tỷ đồng) hay VIB (4.760 tỷ đồng).

Top 10 Ngân hàng có nợ xấu lớn nhất

Tuy nhiên theo đánh giá của tôi, cơ quan chức năng sẽ sớm thắt chặt hơn việc quản lý chất lượng tài sản ngân hàng, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong năm 2022.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi thông tư 52/2018 về đánh giá tổ chức tín dụng và dự thảo sửa đổi nghị định 153/2020 dự thảo sửa đổi nghị định 153/2020 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thắt chặt hoạt động tín dụng. Ngoài ra, cũng có một số đề xuất nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản thương mại và nhà ở giá trị cao để hạ nhiệt thị trường.

Về các biện pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu, nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào năm 2022 nên đang có các đề xuất về việc gia hạn hoặc luật hóa nghị quyết này để hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu tồn đọng và nợ xấu liên quan đến COVID-19.

Ngoài ra, có thể nới lỏng một số mốc thời hạn quan trọng giúp các ngân hàng có thêm thời gian thích ứng.

Ví dụ, việc lùi thời gian thắt chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giúp các ngân hàng có thể duy trì chi phí vốn ở mức thấp và tăng khả năng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia (ví dụ một số dự án BOT nối liền với cao tốc Bắc Nam).

Về lượng lớn cổ phiếu được phát hành thêm trong 2021, ví dụ chỉ tính riêng BID đã có hơn 1 tỷ cổ được phát hành ( BIDV hoàn tất phát hành trả cổ tức, hơn 1 tỷ cổ phiếu sẽ về tay nhà đầu tư trong tháng 1 ). Nhiều người đặt ra sự quan ngại đáng kể với lượng “ giấy” khổng lồ mà các nhà băng in ra, việc này dấy lên sự lo ngại về tính ì của cổ phiếu bank.

Tuy nhiên hãy nhìn vào 1 sự thực, lượng tiền được bơm vào thị trường càng ngày càng cao ( điển hình là các công ty chứng khoán liên tục vay thêm, tăng vốn để cấp margin dồi dào). Hơn thế việc nâng hạng thị trường VN lên Emerging market (EM) không thể thiếu sự đóng góp của nhóm ngành bank bởi vì tính tới thời điểm này chỉ có nhóm ngành bank sở hữu đủ điều kiện thỏa mãn tiêu chí nâng hạng:

  • Quy mô công ty (giá trị vốn hóa): 1269 triệu USD.
  • Quy mô giao dịch cổ phiếu (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng): 635 triệu USD
  • Thanh khoản của cổ phiếu bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng (ATVR 15%)

Cùng với đó nhóm ngân hàng là điểm sáng nổi bật trong việc nới room ngoại ( 1 điều kiện để thị trường VN được nâng hạng). Đã gần 2 năm kể từ khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 60 cho phép nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, số lượng cổ phiếu chính thức nới room vẫn khá khiêm tốn, một phần do bị hạn chế bởi các quy định từ các luật liên quan, một phần do không nhận được sự đồng tình của cổ đông về việc nới room.

Việc nới room cho nhà đầu tư ngoại khiến mối lo “giấy” nhiều sẽ không còn là gánh nặng cho sự tăng trưởng của thị giá các nhà băng ở năm 2022.

Cũng phải nhấn mạnh rằng, lợi nhuận của cổ phiếu các ngân hàng không còn ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh và đồng đều như giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đồng thời, mức định giá của cổ phiếu các ngân hàng đã cao hơn trung bình quá khứ. Do đó, giá cổ phiếu của các ngân hàng năm 2022 kỳ vọng có sự phân hóa mạnh theo tốc độ tăng trưởng và các câu chuyện riêng.

Nói thêm về đồ thị giá

Theo đánh giá trên góc nhìn của tôi, dòng bank đang ở con sóng 5 ( tương đương với sóng của VNI ). Trên khung đồ thị tuần, tôi nhận thấy dòng bank đang tích nền tạo mô hình Cup and Handle ( Cốc tay cầm ) kết hợp với phân tích thanh khoản xuất hiện những tín hiệu No Supply ở vùng đáy tay cầm tôi đánh giá đây mới là thời điểm thích hợp để mua bank. Việc chọn lọc cổ phiếu theo momentum để đạt hiệu suất đầu tư cao tôi sẽ dựa vào chỉ số sức mạnh tương đối với thị trường chung kết hợp với yếu tố dòng tiền xin đề ra 4 mã bank có khả năng làm leader đoạn tới: MBB, MSB, EIB, VPB.

Về kỹ thuật dòng bank có tpb tích lũy đủ, dòng tiền đã vào hiện đã vào mẫu hình vcp cốc chén thánh, mai break có vol thì lên đc 5x lead được dòng bank ko thì khả năng dòng bank sẽ sw chỉnh 3-4% nhường cho đầu tư công, bđs :slight_smile:

Mai hơi sớm, em dự tuần thứ 2 tháng 3 sẽ chính thức chạy sóng này

Cần trao đổi thị trường các bác quét mã nhé

múc

múc đi mn ơi giá sale lo gì