Nền kinh tế Việt Nam hồi phục rõ nét hơn trong tháng Tám trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới đang cải thiện nhẹ khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại lần đầu tiên kể từ tháng Hai, theo đó chỉ số Quản lý thu mua (PMI) đã tăng lên 50,5 điểm trong tháng Tám lần đầu tiên sau năm tháng rớt dưới ngưỡng 50 điểm và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,9% m/m và tăng 2,6% y/y. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng được cải thiện với xuất khẩu tăng 7,7% m/m và nhập khẩu tăng 5,7% m/m và tiếp tục đạt thặng dư cao với tổng thặng dư thương mại hàng hóa trong 8T2023 đạt 20,2 tỷ USD. Trong khi đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước tiếp tục tăng trưởng ổn định, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,2 triệu lượt khách trong tháng Tám và đạt 7,8 triệu trong 8T2023, rất gần với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023 và phục hồi gần 70% so với trước đại dịch COVID-19. Dòng vốn quốc tế đến từ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng ổn định trong khi nguồn vốn giải ngân đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trong tháng Tám và đã đạt 49,4% kế hoạch được giao trong năm 2023. Chỉ số lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát với CPI bình quân 8T2023 tăng 3,1% mặc dù CPI tháng Tám tăng nhanh do giá xăng dầu, giá nhà ở và giá gạo tăng, tuy nhiên lạm phát cơ bản vẫn tiếp tục giảm.
Trên quan điểm thận trọng, chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 của Việt Nam ở mức 5.2%, thấp hơn mục tiêu 6.5% của Chính phủ và cao hơn trung bình của các nước ASEAN theo ước tính của ADB, chủ yếu nhờ các yếu tố sau:
(1) Tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ trong nửa cuối năm khi các chính sách kích cầu như giảm thuế VAT 2% của Chính phủ phát huy tác dụng và tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động du lịch trong nước cũng như du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp, và chính sách thuận lợi về thị thực và xuất nhập cảnh chính thức có hiệu lực từ 15/8/2023 có thể thúc đẩy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong sáu tháng cuối năm.
(2) Sự phục hồi của nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng, trong đó ngành xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong quý III và quý IV, nhờ các chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ và mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh cũng như động lực từ dòng vốn của khối doanh nghiệp FDI vốn duy trì mạnh mẽ từ đầu năm đến nay.
Chỉ số CPI đã tăng khá chậm trong suốt nửa đầu năm 2023 nhưng có một số yếu tố đang gây áp lực lên chỉ số CPI trong những tháng cuối năm như giá các mặt hàng xăng dầu, điện, giá gạo và các mặt hàng nông sản khác tăng, tuy nhiên chúng tôi cho rằng mức tăng không đáng kể và sẽ không kéo dài gây áp lực lên lạm phát, mức CPI thấp hiện nay đang tạo dư địa lớn cho các nhà điều hành kinh tế triển khai các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi duy trì dự báo chỉ số CPI của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng trong khoảng 3,1% - 4,5%, trong trường hợp kém lạc quan nhất khi giá xăng dầu và giá gạo tăng tốc trong những tháng còn lại của năm thì lạm phát vẫn đạt mục tiêu được kiểm soát ở mức 4,5% như kế hoạch của Chính phủ đặt ra cho năm 2023.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487