Báo cáo ngành Ngân hàng quý 3/2023

Tổng LNTT của 27 ngân hàng niêm yết đi ngang ở mức -2.6% n/n và -5.7% q/q trong 2Q23. Tăng trưởng tín dụng trong 1H23 tăng 4.73% kể từ đầu năm, thua xa room tín dụng lần 1 là 11% và cùng kỳ các năm trước. Biên lãi thuần (NIM) 2Q23 của hầu hết các ngân hàng đều giảm n/n và q/q. Nợ xấu 2Q23 bào mòn bộ đệm dự phòng. Dự kiến tăng trưởng tín dụng Q3/23 có thể tăng nhanh hơn 1H23 với kì vọng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn. NIM kì vọng tạo đáy trong bối cảnh lãi suất huy động giảm và CASA cải thiện.

Tăng trưởng lợi nhuận vẫn kém khả quan
· Tổng LNTT của 27 ngân hàng niêm yết đi ngang ở mức -2.6% n/n và -5.7% q/q trong 2Q23, lũy kế hoàn thành 47% kế hoạch LNTT đã đề ra. Tuy nhiên, kết quả lại có sự phân hóa giữa các ngân hàng với 11/27 ngân hàng có kết quả tích cực. Các ngân hàng với sự tăng trưởng LNTT cao bao gồm VCB (+25% n/n), CTG (+13.2% n/n), STB (+79.9% n/n), NAB (+44.9% n/n), OCB (+74.5% n/n), PGB (26.8% n/n). Trong khi đó, các ngân hàng có mức tăng trưởng LN suy giảm mạnh gồm TCB (-22.8% n/n), VPB (-37.5% n/n), LPB (-50.9% n/n), TPB (-25.2% n/n), SSB (-36.9% n/n), EIB (-51.1% n/n) và một số ngân hàng nhỏ khác. Những lý do chính là (1) NIM sụt giảm và (2) chi phí trích lập dự phòng cao hơn trong bối cảnh nợ xấu gia tăng.

Hấp thụ tín dụng còn hạn chế
· Tăng trưởng tín dụng trong 1H23 tăng 4.73% kể từ đầu năm, thua xa room tín dụng lần 1 là 11% và cùng kỳ các năm trước, do nhu cầu tín dụng của cả doanh nghiệp và cá nhân đều thấp trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Các ngân hàng tăng trưởng tín dụng chậm hơn trong 2Q23 ngoại trừ TCB, NAB, MSB, KLB và PGB. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã sử dụng gần hết room tín dụng lần 1 (TCB, MBB, HDB, VPB).

NIM không có tín hiệu phục hồi
· Biên lãi thuần (NIM) 2Q23 của hầu hết các ngân hàng đều giảm n/n và q/q, ngoại trừ STB, VIB, BAB và NVB. Lợi suất tài sản bị ảnh hưởng bởi các gói hỗ trợ giảm lãi suất, tỷ trọng bán lẻ giảm trong dư nợ tín dụng. Trong khi đó, chi phí vốn (COF) không giảm ngay trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng giảm. NIM của các ngân hàng quốc doanh giảm nhẹ hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên, NIM của các ngân hàng tư nhân lớn như VPB, MBB, TCB, HDB lại giảm nhiều hơn. Tỷ lệ CASA 2Q23 được cải thiện q/q là một tín hiệu tích cực.

Nợ xấu 2Q23 bào mòn bộ đệm dự phòng
· Nợ xấu 2Q23 liên tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi không đáng kể. Tuy nhiên, nợ xấu 2Q23 tăng chậm sau khi thông tư 02/2023/NHNN ban hành. NPL (nợ nhóm 3-5 của 27 ngân hàng niêm yết) tăng từ 1.6% trong 4Q22 và 1.9% trong 1Q23 lên 2.1% trong 2Q23 (so với mục tiêu quản lý là 3%). NPL (nợ nhóm 2-5) tăng từ 3.4% trong 4Q22 và 4.4% trong 1Q23 lên 4.6% trong 2Q23. Bộ đệm dự phòng của ngành trở nên mỏng hơn với tỷ lệ LLR giảm từ 123% của 4Q22 xuống còn 100% của 2Q23.

Triển vọng dần phục hồi

· Dự kiến tăng trưởng tín dụng Q3/23 có thể tăng nhanh hơn 1H23 với kì vọng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn. NIM kì vọng tạo đáy trong bối cảnh lãi suất huy động giảm và CASA cải thiện. Nợ xấu có thể được kiểm soát dưới mục tiêu 3% nhờ thông tư 02/2023 và thị trường dần phục hồi nhưng tăng cơ cấu lại khoản vay (phân bổ chi phí 2 năm). Chi phí dự phòng có thể tăng, đặc biệt là các ngân hàng có tấm đệm dự phòng mỏng và nợ xấu cao. Yếu tố rủi ro: Suy thoái kéo dài không thể lường trước dẫn đến hiệu quả kinh doanh chậm lại và nợ xấu gia tăng khó kiểm soát. Một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục đáo hạn là thách thức.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487