Bắt đáy hàng về 22/08

I, Nhận định thị trường ngày 22/08

Câu chuyện chính sách tiền tệ nới lỏng đang được xảy ra tại Trung Quốc - “con diều ngược gió” của thế giới. Cụ thể, ngân hàng Trung ương Trung Quốc (BPOC) ngày 15/8 bất ngờ hạ lãi suất chủ chốt, với mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2020, để vực dậy nền kinh tế đang bị rủi ro bủa vây tứ phía, từ thị trường bất động sản chìm trong khủng hoảng cho tới tiêu dùng suy yếu.

Lãi suất ở Trung Quốc, Bank of China

Động thái hạ lãi suất diễn ra ngay trước khi Trung Quốc công bố loạt số liệu gây thất vọng trong tháng 7. Các số liệu này cho thấy tăng trưởng tiêu dùng chậm lại, sản lượng công nghiệp giảm và tốc độ tăng trưởng đầu tư yếu đi trong toàn nền kinh tế, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ngày một gia tăng. Đặc biệt, trước đó chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn cho thị trường Bất động sản nhưng dường như không có dấu hiệu “ấm lên” từ thị trường này.

Chi tiết về số liệu, sản lượng công nghiệp tháng 7 của Trung Quốc chỉ tăng 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 4.3% mà giới chuyên gia dự báo; doanh thu bán lẻ tăng 2.5% so với dự báo tăng 4%; đầu tư tài sản cố định 7 tháng đầu năm tăng 3.4% so với dự báo tăng 3.7%; đầu tư Bất động sản giảm 8.5% trong tháng 7. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên 5.3%, từ mức 5.2% của tháng 6; đến nỗi NBS phải tuyên bố ngừng công bố dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ để rà soát lại. Đặc biệt, cuối tuần qua cũng có những thông tin xấu về vụ Evergrande nộp đơn bảo hộ phá sản đã làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và dấy lên lo ngại khủng hoảng Bất động sản kéo dài tại Trung Quốc khi lĩnh vực này chiếm tới ¼ GDP của nền kinh tế lớn số 2 thế giới.

Có thể thấy, mặc dù đã thực hiện chính sách đi ngược nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp đà giảm tốc khiến toàn thế giới lo lắng. Không chỉ có tác động lớn tới các nước Châu Á, Trung Quốc còn được xem là “quả bom hẹn giờ” đối với nền kinh tế nước Mỹ và Châu Âu. Việc chính sách đi ngược kéo dài sẽ làm gia tăng áp lực giảm đối với tỷ giá nhân dân tệ khi Fed tăng mạnh. Tuy nhiên, áp lực về tỷ giá dường như chẳng phải là mối lo ngại đối với chính phủ Trung Quốc lúc này khi đất nước vẫn còn hơn 3 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối; và là chủ nợ có quyền lực lớn nhất thế giới…

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc, Trading economics

Về thị trường chứng khoán, có vẻ như đang có một đà suy yếu trên toàn thế giới khi thị trường Mỹ, Trung Quốc đều xuất hiện áp lực. Chứng khoán Việt Nam cũng bắt đầu gặp áp lực tương tự trước những biến số vĩ mô có phần xấu đi của thế giới. Chính sách đi ngược vẫn là yếu tố duy nhất hỗ trợ thị trường lúc này! Về ngắn hạn, câu chuyện tỷ giá và tăng trưởng tín dụng thấp sẽ làm chậm lại đà hồi phục của thị trường. Kết phiên 21/8, chỉ số xuất hiện lực cân bằng sau phiên “xả mạnh” nhưng xu hướng rõ ràng vẫn phải đánh giá vào chiều hôm nay! Cùng theo dõi chương trình nhận định thị trường của DSC…