---BFC yếu tố nhận được lợi thế---

Giới phân tích đánh giá nhu cầu nội địa và giá bán dự báo tăng về cuối năm là động lực thúc đẩy kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp phân bón.

Doanh thu ngành phân bón trong quý 3 có thể đi ngang so với kết quả quý 2 vừa qua nhưng nhờ sự sụt giảm trong giá gas đầu vào, các công ty sản xuất có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp từ 1,2-5%.

Thời gian tới, giá gas đầu vào có thể giảm lần lượt 24% và 7% trong quý 3 và quý 4 khi phần lớn các nước trên thế giới đang trải qua mùa Hè nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ chất đốt giảm xuống, giúp giá gas thế giới hạ nhiệt. Trong khi giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa mới chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Cùng với đó, đơn giá xuất khẩu ure trong tháng 7 khoảng 485-650 USD/tấn, tương đương 11,2-15 triệu đồng/tấn. Giá ure nội địa có thể tăng trở lại mức 16.500 đồng/kg vào tháng 11, tăng trưởng 7% so với mức giá tháng Bảy.

Theo trang tổng hợp giá Fertilizer Pricing, thị trường quốc tế ghi nhận giá phân bón đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây chỉ là sự suy giảm tạm thời do yếu tố thấp điểm của mùa vụ. Khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp.

Tại Việt Nam, từ nay đến quý 4, cả nước bước vào vụ Đông Xuân, mùa vụ lớn nhất trong năm, nhu cầu nội địa và giá bán dự báo tăng tạo dư địa cho doanh nghiệp ngành phân bón tăng trưởng.

Không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa, các doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài trong các quý tiếp theo, đặc biệt là Ấn Độ khi mùa vụ Kharif diễn ra vào tháng 6-10. Đây cũng là thời điểm Ấn Độ nhập khẩu nhiều phân bón nhất trong năm.


Growth Investing
Khuyến nghị: Mua giá 25.85 ngày 26/8/2022
Trạng thái: Nắm giữ

Screenshot 2022-02-18 084804