BID - Sự trở lại của người khổng lồ

Hành trình mới sau tái cấu trúc

  • Với lợi thế là ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, có thương hiệu lâu đời và mạng lưới hoạt động lớn, BIDV tận dụng được nguồn vốn huy động ổn định với chi phí thấp để gia tăng thị phần tín dụng, đặc biệt đối với mảng cho vay bán lẻ (từ 12.5% năm 2019 lên 14.1% năm 2023). Hiệu quả hoạt động không cao dù có quy mô tài sản lớn nhất, đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc năm 2014-2021 (ROE/ROA: 9.5%-15%/0.5%-0.7% trong 2014-2021). Tuy nhiên, chất lượng tài sản, cấu trúc tài sản và tỷ suất sinh lời đã được cải thiện (ROE/ROA của BID: 19%-20%/0.9-1.0% trong 2022-2023). Chúng tôi tin rằng BIDV có thể duy trì hiệu quả hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.

Duy trì đà tăng trưởng

  • Sự gia tăng của thu nhập khả dụng, sức mua và chuyển đổi số tiếp tục thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và nhu cầu vay vốn của hộ gia đình. Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng của Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn mua nhà. Với chi phí vốn huy động thấp và ổn định, BIDV có thể duy trì thị phần bán lẻ ngày càng tăng và duy trì biên lãi ròng ổn định trong chu kỳ tăng lãi suất mới giai đoạn 2024F-2026F. Chúng tôi ước tính lợi nhuận có thể tăng trưởng 17% svck / 10% svck / 9% svck trong giai đoạn 2024F / 2025F / 2026F.

Báo cáo lần đầu với khuyến nghị NẮM GIỮ

  • Chúng tôi đưa ra báo cáo lần đầu về BID với khuyến nghị NẮM GIỮ với giá mục tiêu 55,600 đồng, tiềm năng tăng giá 13%, sử dụng phương pháp thu nhập thặng dư (50%) và phương pháp P/B (50%). Chúng tôi tin rằng BID đang giao dịch ở mức 2.2 lần, tương đương định giá lịch sử 5 năm, và phù hợp với tỷ suất ROE bền vững của BID. Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm hơn dự kiến có thể làm ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%

Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày

Có hàng T0

Điện thoại ở Avatar