Cảnh báo: số tài khoản chứng khoán mở mới tăng kỷ lục

Với số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt mức kỷ lục trong tháng 7 đã nâng tổng số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam tính tới cuối tháng 7/2023 đạt gần 7,5 triệu tài khoản…


Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa công bố, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới 151 nghìn tài khoản chứng khoán trong tháng 7, chiếm 99,8% số lượng tài khoản mở mới của toàn thị trường. Con số mở mới đã tăng hơn 3% so với tháng trước (146.000 tài khoản) và đây là mức cao nhất của tháng tính trong vòng 1 năm trở lại.

Cũng trong tháng 7, nhà đầu tư nước ngoài gồm tổ chức và cá nhân cũng mở mới 212 tài khoản chứng khoán.

Như vậy, tổng số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam tính tới cuối tháng 7/2023 đạt gần 7,5 triệu tài khoản, giả sử mỗi nhà đầu tư mở một tài khoản thì tỷ lệ người dân mở tài khoản chứng khoán đạt khoảng 7,5% dân số.

Số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân tăng mạnh trong bối cảnh VN-Index đã tăng trưởng ấn tượng 9,2% trong tháng 7. Với hiệu suất này, VN-Index có hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á.

Nhịp tăng điểm vượt trội của VN-Index trong trong tháng 7/2023 đã góp phần giúp hiệu suất thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 21,4% so với đầu năm vượt qua nhiều thị trường chứng khoán lớn khác như Mỹ (+19,3% so với đầu năm), Hàn Quốc (+17,7% so với đầu năm) và chỉ xếp sau Nhật Bản với mức tăng 27,1% so với đầu năm.

Động lực giúp thị trường tăng điểm được giới phân tích liệt kê gồm: Nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách mở rộng tiền tệ và tài khóa sẽ giúp kết quả kinh doanh các doanh nghiệp tạo đáy và tăng trở lại trong những quý tới; Lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt nhanh thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân đổ sang thị trường chứng khoán.

Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể. Giá trị giao dịch bình quân ba sàn tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 55,2% so với cùng kỳ lên 21.216 tỷ đồng/phiên giao dịch, trong đó HOSE: 18.397 tỷ đồng/phiên, +8,0% so với tháng trước; HNX: 1.734 tỷ đồng/phiên, -9,6% so với tháng trước; UPCoM: 1.085 tỷ đồng/phiên, +19,4% so với tháng trước).

Khối ngoại ghi nhận bán ròng 1.926 tỷ đồng trong tháng 7/2023 (gấp 4,7 lần so với tháng trước) chủ yếu là do dòng vốn ngắn hạn có xu hướng chảy khỏi thị trường Việt Nam trong bối cảnh lãi suất tại Việt Nam quay đầu giảm và trở nên kém hấp dẫn hơn so với mặt bằng lãi suất một số thị trường trong khu vực và các thị trường phát triển khác.

Sau khi bán ròng 1.926 tỷ đồng trong tháng 7/2023, giá trị mua bán ròng lũy kế từ đầu năm 2023 của khối ngoại giảm còn 11 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại tiếp tục duy trì ở mức thấp 6,9% trong tháng 7/2023 trong bối cảnh dòng tiền nội quay trở lại mạnh mẽ những tháng vừa qua.

1 doanh nghiệp có tài sản cực tốt để các bác tham khảo đầu tư giá trị

  1. Tình hình tài chính rất tốt - Tại báo cáo tài chính 2022, PRT đang nắm giữ 955 tỷ tiền mặt trong khi vay ngắn hạn và dài hạn chỉ 128 tỷ - Giá trị sổ sách hiện tại 12.360 đ/cp cao hơn 12% so với thị giá
  2. Lợi nhuận tăng trưởng - Dù 2022 có liên quan nhiều tới pháp lý nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của PRT vẫn tăng trưởng khả quan: Doanh thu tăng 8%, LNST tăng 20% so với 2021 - Cổ tức 2021 và 2022 dự kiến chia 5% tiền mặt/năm. Như vậy hiện còn 10% cổ tức tiền mặt chưa trả
  3. Cơ cấu cổ đồng cô đặc - Hiện cổ đồng nhà nước đang nắm giữ 61% vốn điều lệ - Công ty TNHH Phát Triển sở hữu 45 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 15% vốn); CTCP Sam Holdings sở hữu 24 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8% vốn) và CTCP Đầu tư U&I sở hữu 18 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6% vốn). - Cổ phiếu trôi nổi bên ngoài chỉ khoảng 10% tương đương 30 triệu cổ phiếu
  4. Quỹ đất 2.54 triệu m2 tại Bình Dương - Đất được giao và đất thuê như Khu liên hợp dịch vụ và đầu tư Bình Dương (Sân golf Thái Hòa) với diện tích hơn 1,45 triệu m2; - Nhà máy Giấy Vĩnh Phú diện tích 45.653 m2; - Nhà máy Nước đá Dĩ An diện tích 2.154 m2; - Khu vành đai sân gôn diện tích 16.583 m2
  5. Sở hữu hệ thống các cty con và cty liên kết có giá trị rất cao - FrieslandCampina Việt Nam VĐL: 294.9 tỷ Tỷ lệ sở hữu: 30% Phân phối các sản phẩm sữa rất được ưa chuộng: Cô gái Hà Lan, Frisco, Ovaltine, Yomost Thị phần đứng thứ 2 chỉ sau Vinamilk - Công ty TNHH Ascendas - Protrade VĐL: 621.24 Tỷ lệ sở hữu: 100% Sở hữu KCN 500 ha tại Bến Cát – Bình Dương với tỷ lệ cho thuê khá cao đạt 85% biên lợi nhuận gộp có năm lên đến 86% Triển khai kế hoạch mở rộng thêm 600ha. - BV đa khoa Quốc tế Hạnh phúc VĐL: 1.224.8 tỷ Tỷ lệ sở hữu: 24% Diện tích 1,4 ha Quy mô 260 giường Chuyên chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em Doanh thu hàng năm trên 400 tỷ - May mặc Bình Dương (BDG) VĐ: 247 Tỷ lệ sở hữu: 48.89% LNST 2022 đạt kỷ lục 226 tỷ đồng. EPS gần 10k Dự kiến chi trả cổ tức 30% tiền mặt - Cao Su Dầu Tiếng Việt Lào VĐL:700 tỷ Tỷ lệ sở hữu: 40% Sở hữu 4000 ha cao su - YCH – Protrade VĐL: 162.07 Tỷ lệ sở hữu: 30% Hệ thống kho hiện đại nhất Việt Nam tổng diện tích 6,9 ha Vị trí chiến lược sau 2 KCN - Sân Golf Palm Sông Bé VĐL: 259.33 tỷ Tỷ lệ sở hữu: 100% Sở hữu 3 trên tổng số 5 sân golf tại Bình Dương

Với gần 24,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, May mặc Bình Dương sẽ chi khoảng 74,4 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Trong đó, tổng CTCP Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT) hiện đang là cổ đông lớn sở hữu hơn 47,7% vốn điều lệ, sẽ nhận về khoảng 35 tỷ đồng cổ tức đợt này.

→ lại có tiền để đóng án phạt rồi =))