Cập nhật thông tin các MÓN NỢ của Doanh nghiệp Việt Nam nợ Credit Suisse

, ,

Cập nhật các khoản Doanh nghiệp Việt Nam nợ Credit Suisse:

Vingroup - CS đang làm tư vấn chính và tham gia một số khoản nợ của VIC. Chúng tôi đã nói chuyện với công ty và họ không mong đợi rằng khoản vay sẽ được gọi lại hoặc hết hạn trước mà sẽ được giữ lại sau khi sáp nhập với UBS.

  • Tổng mức độ nợ trực tiếp của Vingroup là khoảng 167 triệu USD, tương đương với khoảng 2% của tổng nợ.

NVL - CS có khoản nợ dài hạn và trái phiếu dài hạn tại NVL trị giá 10,2 nghìn tỷ VNĐ, chúng tôi nghĩ rằng sẽ được xử lý bởi UBS.

MSN - Vào cuối năm 2022, CS có khoản nợ dài hạn khoảng 75 triệu USD tại MSN, tương đương với 2,5% tổng nợ của MSN tại thời điểm đó. Trong năm nay, CS cũng tham gia vào khoản vay đa phương dự kiến ​​trị giá 650 triệu USD do BNP Paribas, CS, HSBC, Standard Chartered Bank và United Overseas Bank bảo lãnh (trong đó 375 triệu USD đã cam kết). MSN không tiết lộ CS tham gia bao nhiêu trong năm nay.

  • MSN hy vọng sẽ không có vấn đề gì đối với 375 triệu USD đã cam kết. Với số tiền còn lại là 275 triệu USD, hiện chưa có thông tin.
1 Likes

oi gioi oi, vn nợ tui nó chứ nó nợ vietnam đau ma thấy lap pic mọc lên như nấm het fb toi f

2 Likes

Vẫn có tác động trực tiếp đến các Doanh nghiệp Việt Nam đó bạn nha, không phải giật nợ được đâu ạ!

Điều cần quan tâm nhất lúc này là những động thái và chính sách mới của UBS ví như việc tổ chức này có tăng lãi suất hay tăng cường thu hồi các khoản nợ từ Việt Nam hay siết tài sản đảm bảo nợ hay không.

Tính ra các thằng nổi tiếng huy động và deal với nước ngoài của Việt Nam toàn thông qua CS là nhiều nhỉ. Nhiều khi kênh huy động nước ngoài của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro nếu đánh giá lại các khoản vay đó.

1 Likes

Tác động đối với Novaland:

Doanh nghiệp này hiện đang có khoản nợ ngắn hạn với 1900 tỷ đồng thế chấp bằng hơn 1,18 tỷ cổ phần phổ thông tại Nova Hospital và đang gia hạn thời hạn trả nợ. Với tình hình hiện tại, khi đổi chủ CS thì khả năng gia hạn nợ khó mà thực hiện, nhiều khả năng Credit Suisse “lấy” cổ phần tại No Va Hospital và rao bán để thu hồi công nợ. Điều này càng gây ra áp lực trả nợ lớn cho NVL trong bối cảnh thanh khoản khó khăn như hiện tại nếu vẫn muốn giữ mảng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng này.

Còn đối với trái phiếu dư vay trái phiếu hơn 8.200, mối lo cận kề là với các lô trái phiếu KHÔNG tài sản đảm bảo. Kịch bản xấu nhất là việc phía Credit Suisse “xử lý” bằng việc bán tháo các lô trái phiếu giá rẻ ra thị trường để thu hồi bớt công nợ. Việc bán tháo với giá rẻ dễ gây ra hiệu ứng “domino” ảnh hưởng tiêu cực đến cả mặt bằng chung các lô trái phiếu còn lại của NVL.

Đúng vậy ạ! Vả lại các doanh nghiệp VN mình hiện tại đều đang đối mặt với rủi ro mất thanh khoản, CS gặp vấn đề thì các DN này cũng khó mà tiếp cận vốn ạ.

1 Likes

Đối với Vingroup

Có thể nói đến việc hoạt động đầu tư kinh doanh của VinFast tại thị trường Mỹ, khi ngân hàng Credit Suisse là bên thu xếp cho các đợt phát hành, chào bán chứng khoán của VinFast hoặc công ty con trên toàn cầu với quy mô tối thiểu 2 tỷ USD.

Vậy nên câu hỏi lớn đặt ra là liệu IPO trên đất Mỹ của Vinfast có thành công sau khi đối tác bảo lãnh của mình là CS đã có chủ mới hay không? Mọi người đánh giá nguy cơ fail là bao nhiêu nhỉ?

1 Likes

Khi đổi chủ có khả năng CS buộc phải thu hồi các khoản nợ mà nhất là các khoản nợ bị vi phạm hợp đồng trong đó có NVL.

→ Điều này sẽ gây thêm áp lực cho NVL cùng với các khoản trái phiếu đáo hạn buộc NVL phải tìm thêm nhiều giải pháp để huy động tiền.

Một trong số đó là kế hoạch tăng vốn đang được tiến hành, đây được xem như là một hình thức để tạo sức ép cho ông Bùi Thành Nhơn và ban lãnh đạo có liên quan mua cổ phiếu phát hành thêm tăng vốn cho NVL.

Vừa qua phía ông Bùi Thành Nhơn và con trai cũng đang tích cực bán tài sản liên quan mục đích có tiền cho đợt phát hành tăng vốn này.

1 Likes

Không biết CS có liên kết với ngân hàng Việt Nam nhiều không nhỉ. Thấy tác động của họ vào chúng ta cũng chưa bộc lộ nhiều điểm yếu trong hệ thống.

1 Likes

Dạ theo em biết thì CS không có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam và không có liên kết chính thức với bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam.

Em nghĩ CS chỉ có tác động thông qua các khoản vay song phương và đa phương đến VN thôi ạ → Mà tác động này chủ yếu đánh lên thanh khoản thôi (mà vấn đề thanh khoản cũng là nguyên nhân cốt lõi những bất ổn hiện tại ạ) nên có thể chưa thực sự thấy rõ nhưng mà về bề chìm thì rõ là có đó ạ.

Vậy nên cũng tuỳ quan điểm mỗi người mà nghĩ là có tác động hay không, không có đúng hay sai tuyệt đối mà cứ hợp lý có bằng chứng là được!!!

Này không đơn giản là quan điểm vì chưa đánh giá hết được trước khi những bơm nổ xảy ra mới coi từng cái được. Giờ Việt Nam thì chắc dính doanh nghiệp là chính và chắc kênh này giờ bị bịt lại bất ngờ không chừng.

1 Likes

Hiện tại thì rủi ro của nó tạm được ngăn chặn trước khi có gì mới tiếp theo xảy ra. Mà tớ thấy xảy ra hơi chớp nhoáng và nhanh quá.

1 Likes

Cảm ơn bạn đã tổng hợp thông tin nha.

1 Likes

dạ đúng rồi ạ!

ý em trước khi xảy ra thì những nhận định đều là view cá nhân thôi ạ. Đến khi chính thức thì mới đánh giá được đúng sai như thế nào ạ.

1 Likes

Thông tin liên quan đến vụ Credit Suisse.

Có thể nói các regulator của Thụy Sĩ (SNB/FINMA) giải quyết rất nhanh và rất quyết liệt để tránh một vụ Lehman Brothers thứ hai. So với vụ FDIC/Fed xử lý SVB, vụ này gần với nghĩa “giải cứu” hơn (FDIC/Fed vẫn chưa bán được SVB). Có 2 điểm kỹ thuật cần lưu ý.

Thứ nhất việc SNB/FINMA write-off toàn bộ $17 tỷ trái phiếu AT1 không có gì bất ngờ. Bạn có thể đọc prospectus về một lần phát hành trái phiếu AT1 của CS giữa năm 2022 trong link bên dưới, trong đó nói rất rõ khi capital ratio giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định tất cả AT1 bonds sẽ bị write-off. Đây chính là bản chất của AT1 có một phần là options/insurance, những nhà đầu tư vào loại tài sản này hiểu và phải chấp nhận rủi ro. Mặc dù mang tiếng là “trái phiếu” nhưng họ xếp sau shareholder.

Thứ hai là shareholder của CS không có tiếng nói gì có đồng ý hay không việc UBS mua lại CS, nhất là tỷ lệ hoán đổi share. Về bản chất CS coi như đã bị FINMA takeover bởi không còn đảm bảo các tỷ lệ an toàn của một (global) SIB, tương tự như FDIC trigger Chapter 11 đối với SVB. Về mặt luật Swiss Federal Council (tương đương với federal government) đưa ra một emergency ordinance cho phép FINMA xử lý. Bởi vậy trên nguyên tắc shareholder của CS hoàn toàn có thể bị wipe out, họ được nhận lại được một phần rất nhỏ có lẽ là một dạng sweetening deal (cho mấy cổ đông Arab lớn) để họ khỏi phá bĩnh.

Giống như vụ Bear Stearns năm 2008, Thụy Sĩ phải cam kết dành ra $9 tỷ để “bù lỗ” cho UBS nếu tài sản của CS sau này rớt giá quá nhiều. Chưa kể SNB phải cấp hơn $100 tỷ liquidity và guarantee cho depositors. Việc write-off ngay lập tức $17 tỷ AT1 được cho là một dạng bail-in với các investors của loại bond đó để giảm bớt taxpayers’ money cho bailout CS. Hi vọng SNB/FINMA biết rõ các investors đó không quá interconnected/highly leveraged, nếu không thì…

Giới finance ở Úc đang phải ra soát các exposures với CS. Không may Úc là một trong một số ít thị trường CS còn giữ investment banking business.