Chứng khoán vẫn là kênh hút tiền hấp dẫn nhất

I. Lãi suất đầu tư:

Hiện tại kênh gửi tiền mặt lãi suất quá thấp: Nếu chúng ta bỏ qua lạm phát thì lãi suất chỉ bằng… 1%!

Mặt bằng lãi suất gần bằng đáy Covid trong khi lạm phát kỳ vọng 4.5%

Vừa qua nhà đầu tư chúng ta lo lắng về việc ngân hàng nhà nước đã phát hành tổng cộng hơn 110.000 tỷ tín phiếu kỳ hạn 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất.

Tuy nhiên, động thái này của NHNN không nhằm thắt chặt hay đảo ngược chính sách nới lỏng hiện tại, mà chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời trong ngắn hạn, nhằm hút bớt thanh khoản quá dư thừa và hạn chế đầu cơ tỷ giá.

👉 Từ đó có thể thấy việc phát hành tín phiếu vừa qua của NHNN rất ít khả năng làm đảo ngược xu thế giảm của lãi suất huy động và cho vay.

Cụ thể, nhìn vào số liệu, lãi suất tiền gửi duy trì đà giảm trong tháng 9/2023.

Lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng của NHTM giảm xuống mức 5.6%/năm tại ngày 25/09/2023, giảm 2.2% so với cuối năm 2022.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi hiện đã về gần đáy của giai đoạn COVID-19 (2021-nửa đầu 2022) và theo như báo cáo của VNDirect, kỳ vọng mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ duy trì ở vùng này, tức là ở mức bình quân 5.5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng trong những tháng cuối năm 2023.

Trong khi đó, lạm phát kỳ vọng trong năm 2023 là 4.5%, đó là con số mà nhà nước đặt ra mục tiêu để vươn tới. Nói các khác, nếu yếu tố bên ngoài biến động (ví dụ như giá lương thực hay giá dầu tăng) đẩy chi phí lên cao, có khả năng lạm phát vượt 4.5%.

Vậy giả sử chúng ta đi gửi tiền tiết kiệm:

Lãi suất thực khi gửi tiết kiệm = Lãi suất của ngân hàng - Lạm phát

Lãi suất của ngân hàng (kỳ hạn 12 tháng) = 5.6%

Lạm phát kỳ vọng 2023 = 4.5%

👉 Lãi suất thực khi gửi tiết kiệm = … 1.1%!

Nói cách khác, đem tiền đi gửi ngân hàng gần như không sinh lời.

👉 Đó là lý do dòng tiền khó lòng dịch chuyển mạnh vào việc gửi ngân hàng.

II. Bất động sản

Còn đóng băng chứ chưa sôi động

Dù đã thực hiện nhiều giải pháp như giãn tiến độ thanh toán, tăng chiết khấu, hỗ trợ lãi suất… nhưng các dự án mở bán gần đây giao dịch vẫn nhỏ giọt. Rất nhiều lãnh đạo của các công ty bất động sản đều đánh giá hiện giờ, đặt ra câu hỏi khi nào tan băng bất động sản là bài toán khó.

Thực tế diễn biến hiện thanh khoản bất động sản vẫn rất kém, tâm lý thị trường vẫn yếu, chưa có tín hiệu nào cho thấy sẽ tan băng rõ rệt năm 2023. Nếu dạo một vòng thị trường sale bất động sản, không dễ để chúng ta thấy một lượng lớn dự án, nhà đất,… đang bị bán tháo nhưng vẫn không có người mua! Trong khi đó, dự đoán tương lai thị trường năm 2024 cần rất nhiều biến số.

Nhìn vào nền kinh tế có thể thể chưa hồi phục mạnh, các thị trường liên thông phụ trợ cho bất động sản như xây dựng, vật tư, thiết kế, nội thất, dịch vụ đều tê liệt cũng là trở ngại.

👉 Vì vậy, cuối năm 2023 chưa thể kỳ vọng nhiều vào sự phục hồi của thị trường bất động sản.

👉 Với bối cảnh thanh khoản bất động sản chưa được giải tỏa, dòng tiền sẽ khó lòng chảy mạnh vào bất động sản vì sợ những biến số ngành .

III. VNIndex đang chiết khấu về vùng giá thật sự rẻ:

Chỉ số sụt giảm về P/B ngang bằng vùng 750 giai đoạn tháng 7/2020

Tại ngày 5 tháng 10 năm 2023, VNIndex đang giao dịch ở mức:

+ P/E 15.5, chiết khấu 15% so với P/E trung bình 5 năm và thấp hơn 11% so với đỉnh ngắn hạn trước đó.

+ P/B 1.7, là mức ngang với vùng VNIndex 750 vào thời Covid - tháng 7/2020.

=> Định giá thị trường hiện tại đã dần trở nên hấp dẫn hơn sau nhịp điều chỉnh vừa qua.

Trong bối cảnh kinh tế chạm đáy chu kỳ, KQKD của các doanh nghiệp trong 2 quý cuối năm cải thiện, việc VNIndex điều chỉnh trong xu hướng tăng trung hạn sẽ giúp định giá của thị trường trở nên hấp dẫn hơn.

Tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VNIndex trung bình trong tháng 9 ở mức 6.9% do VNIndex đã có sự điều chỉnh khá mạnh, kết hợp với việc lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM sụt giảm, khiến cho khoảng cách giữa E/P và lãi suất tiền gửi ngân hàng được nới rộng.

=> Đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào kênh chứng khoán.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trên, em xin kết luận:

Dòng tiền vẫn sẽ ưu tiên chứng khoán, vì đây là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Bởi kênh gửi tiền tiết kiệm kém hấp dẫn, Bất động sản vẫn đang đóng băng và VNIndex về vùng định giá rẻ, sẽ kích thích dòng tiền giải ngân, chứ khó có chuyện dòng tiền rút khỏi thị trường lúc này.

Đầu tư là cả một quá trình dài, nhiều khi đứng trong đợt điều chỉnh của thị trường, mình quên mất cái nhìn dài hạn của thị trường, cơ hội mà nó cho mình là gì, đúng là nhịp chỉnh này rất rát và mệt mỏi, nhưng nó cho NĐT chúng ta cơ hội để nhìn nhận lại cách làm của mình, nhận định của mình.

Hiện tại kinh tế đã ở cuối giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp đều đang chạm đáy, cho thấy vĩ mô Việt Nam đang tạo đáy dài hạn, từ chính phủ tới các ban ngành đều đang tập trung cho việc phát triển, nâng hạng TT nên xu hướng dài hạn vẫn là tăng, đặc biệt, sóng tăng mạnh sẽ bắt đầu từ 2024.

Trong quá trình tăng, các nhịp điều chỉnh sẽ xen kẽ xuất hiện như vừa rồi, nhưng xu hướng chung vẫn là tăng, tuy vậy quả thật nhịp chỉnh sâu và rát làm NĐT mình rất mệt mỏi.

Tuy vậy sau những đợt rơi sâu như Covid 2020 thì thị trường mới có những con sóng tăng, em hy vọng nhà đầu tư chúng ta giữ tinh thần và kiên nhẫn chờ lúc thị trường xác nhận đáy, từ đó mình tìm kiếm nhóm cổ phiếu dẫn dắt và cơ cấu danh mục.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487