Chuỗi bài chia sẻ Kinh nghiệm đầu tư

Thân ái chào bạn đọc,

Nhận thấy nhiều độc giả mới tham gia thị trường song chưa có kiến thức nền tảng vững chắc, tôi quyết định sản xuất chuỗi video ngắn trên kênh YouTube cá nhân giúp cộng đồng củng cố thêm.

Trước mắt nội dung dẫn dắt từ những điều cơ bản nhất như tại sao lại đầu tư thay vì gửi tiết kiệm, đọc bảng giá thế nào hay giao dịch margin (ký quỹ) dùng sao cho tối ưu.

Dần dần đến các chủ đề nâng cao hơn như cách đọc hiểu báo cáo tài chính và nhận diện thủ thuật trên đây.

Rất mong bạn đọc nhận được nhiều giá trị mà tôi chia sẻ.

Bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc vui lòng để lại ở phần bình luận dưới mỗi video hoặc liên hệ trực tiếp với tôi qua thông tin tại phần mô tả.

Kind regards,
Xuân Bắc Invest
Tư vấn Đầu tư VPS

2 Likes

Chưa xem nhưng mình thích những nội dung như thế này! Cảm ơn chủ pic.

1 Likes

@Phucc2 Vâng, cảm ơn bạn đã ủng hộ. Có ý kiến đóng góp về nội dung hay hình thức bài, bạn vui lòng liên hệ mình ha.

Tập 1: Tại sao bạn nên đầu tư
Hai năm Covid chứng kiến làn sóng nhà đầu tư mới - nôm na bà con hay gọi là “F0” - tham gia thị trường. Dẫu năm nay thị trường điều chỉnh song con sóng này dường như vẫn chưa lắng lại - có tháng lên tới nửa triệu tài khoản mở mới (!).

Sở dĩ có điều đó xảy đến do nhiều yếu tố, trong đó công nghệ mở tài khoản các công ty chứng khoán đã cải thiện nhiều - theo hướng số hóa - giúp bà con không nhất thiết phải ở các thành phố lớn để có tài khoản giao dịch mà ở miền núi, vùng xa hay hải đảo cũng dễ dàng và thuận tiện lắm.

Tuy vậy, cần nhìn nhận thẳng thắn rằng yếu tố sinh lời mới là điều ai cũng quan tâm. Quỹ Dragon Capital thống kê 21 năm trở lại đây cho thấy cổ phiếu đem lại tầm 15.8%/ năm. Qua tôi tính thêm cả năm 2022 sụt giảm nữa thì con số cũng được 11.5%/ năm - Mức khá so với đi gửi tiết kiệm hay cầm vàng, cầm đô.

Lý do nào bạn đọc lại đầu tư chứng khoán vậy? Đừng ngại để lại bình luận ở phần dưới đây để mọi người cùng thảo luận ha.

Thêm hai lưu ý quan trọng chia sẻ trong video dưới đây.

1 Likes

Tập 2: Hướng dẫn đọc bảng giá cho nhà đầu tư mới

Bài học vỡ lòng cho bất kỳ ai mới đầu tư đó là đọc bảng giá.

Nhiều người giao dịch lâu cũng mắc chứng “bám bảng” mà biểu hiện rõ nhất là xuyên suốt phiên chỉ chăm chăm mắt nhìn màn hình, miệng hô liên miên.

Bên cạnh lợi ích của việc hiểu rõ bảng giá, 4 mẹo bỏ túi giúp tận dụng được bảng giá tốt hơn sẽ được chia sẻ trong những phút cuối video.

Như thường lệ, có thắc mắc gì nào, các bạn vui lòng để ở phần dưới đây.

Tập 3: Thuế phí và Các lệnh thông dụng trong giao dịch chứng khoán

Các lệnh giao dịch như phương tiện để mua/ bán cổ phiếu sau khi đã nắm được cách đọc bảng giá.

Phổ biến nhất là bộ đôi lệnh LO (Giới hạn) và MP (Thị trường). Trong khi đó các lệnh ATO và ATC đôi khi giúp một số “đội cá Koi” nào đó đưa đẩy giá cổ phiếu theo ý muốn chủ quan của họ.

Chi tiết về phí và thuế phải trả cũng được đề cập trong video dưới đây.

Tập 4: Tất tần tật về Margin: Dùng sao cho tối ưu?
Các bộ phim về tài chính thoạt nghe tên đã thấy nội dung sẽ khá “thô cứng”. Ấy vậy mà năm 2011, một bộ phim như vậy mang về doanh thu phòng vé đến gần 20 triệu Mỹ kim, trong đó có nam tài tử Kevin Spacey thủ vai chính.

Margin Call là tên bộ phim dài gần hai tiếng ấy và cũng là chủ đề được chia sẻ trong video ngắn dưới đây.

Giao dịch ký quỹ - nôm na “Ma-gin” - tựa như con dao hai lưỡi, tận dụng được thì nhân tài khoản nhiều lần là điều không hiếm song chia tài khoản nhiều lần - thậm chí bốc hơi luôn - cũng khá nhiều.

Cách dùng đòn bẩy cho tối ưu cũng có trong video dưới đây.

1 Likes

Tập 5: Tất tần tật về Cổ tức: Nên nhận hay không - Áp dụng cho cổ phiếu HPG và GEX | Kinh nghiệm đầu tư

Dẫu có người ví von nhận cổ tức muốn “tức cổ” song liệu có khó chịu đến vậy không lại phụ thuộc vào phương pháp đầu tư mỗi người.

Chắc hẳn đâu phải ngẫu nhiên mà có những doanh nghiệp chấp nhận trả cổ tức đến 500%.

Minh họa thiệt hơn của việc nhận cổ tức có trong video ngắn dưới đây kèm thí dụ về đợt HPG trả cổ tức tháng 6 năm ngoái (T6/2022).

1 Likes

Tập 6: Xem danh mục các quỹ đầu tư lớn ở đâu kèm lưu ý bỏ túi
Phương pháp CANSLIM có chữ “I” - tức sự ủng hộ định chế tài chính lớn - trong các tiêu chí chọn lọc ra cổ phiếu tốt.

Đôi khi ta đọc báo cũng thấy có quỹ này quỹ kia mua ra bán vào thành ra có khi mỗi người đều phân vân không biết coi danh mục các quỹ đó ở đâu và bức tranh toàn cảnh các quỹ đầu tư hiện nay.

Không phải quỹ nào cũng là “cao thủ” là một lưu ý bỏ túi trong số Kinh nghiệm đầu tư lần này.

Nhớ năm xưa có quỹ đầu tư NAV cũng cả trăm triệu đô vào thị trường Việt Nam ta rồi cũng hy sinh rồi (cười).

1 Likes

Tập 7: Hướng dẫn quản lý danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu lợi nhuận | Kinh nghiệm đầu tư

Quản lý danh mục đầ tư thoạt nghe có vẻ khó khăn lắm song thực ra nó cũng chỉ bao gồm một số quy tắc nhất định.

Hiểu và kiên trì vận dụng thì hiệu quả đầu tư từ đó cũng cải thiện hơn.

Cái khó nhất là kiểm soát cảm xúc, sao cho đạt được cái trạng thái “tâm bình khí hòa” mà hành động trên những quy tắc như vậy mà không đắn đo, toan tính nhiều.

Cần nhớ bài học khi sử dụng đòn bẩy quá mức cùng tính hiếu thắng đã đẩy quỹ tỷ đô do những bộ óc kinh tế hàng đầu, một số đoạt giải Nobel Kinh tế, phá sản vào thập niên 1990 cho thấy quản trị cảm xúc mới là điều cốt lõi trong quản trị danh mục đầu tư.

Chi tiết tại Xuân Bắc Invest:

Tập 8: Cách tra cứu thông tin cổ phiếu - Áp dụng cổ phiếu HPG | Kinh nghiệm đầu tư
Kỹ năng tra cứu thông tin rất quan trọng, đặc biệt trong hoạt động đầu tư.

Một số trang web kinh tế - tài chính kinh điển như Cafef hay Vietstock vẫn còn nhiều giá trị trong khi những công cụ khác như FireAnt hay Fialda đang lên ngôi.

Nguồn tin từ chính website doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua. Đặc biệt báo cáo từ bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư (IR).

Mình áp dụng cho cổ phiếu HPG trong video ngắn dưới.

Bạn biết có nguồn nào để tra cứu thông tin cổ phiếu hay nữa thì để lại bình luận để mình biết với nha.

1 Likes

Cũng đừng quên khám phá Chiến lược đầu tư chứng khoán hoàn toàn mới nhé.

2 Likes

Tập 9: Các nguồn thông tin vĩ mô hay cho nhà đầu tư mới | Kinh nghiệm đầu tư

Dẫu tiếp cận phân tích cơ bản (FA) theo lối Bottom-up và Top-down thì thông tin vĩ mô cũng đều là một cấu phần quan trọng để phân tích kỹ.

Bên cạnh nguồn tin từ các website Chính phủ, tôi cũng chia sẻ một số nguồn chất lượng mà chính bán thân cũng hay sử dụng. Điển hình như mục Real Time Economics từ WSJ hay Data toàn diện từ SSI Research.

Đường dẫn chi tiết tôi để ở phần bình luận để các bạn dễ dàng theo dõi.

Một số kênh Podcast hay về Kinh tế - Tài chính mình cũng chia sẻ phần cuối video này.

1 Likes

Tập 10: TẤT TẦN TẬT VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH: Lợi-Hại ra sao? | Kinh nghiệm đầu tư

Cơ sở khó đã có phái sinh là câu kinh điển mà nhiều người sử dụng mỗi khi thị trường cổ phiếu có biến động với hàm ý rằng qua đã có thị trường phái sinh đảm đang vai trò sinh lời trong bối cảnh đó.

Quả thực thị trường mới hơn 5 năm tuổi này có nhiều điều thú vị, đặc biệt tính rủi ro - lợi nhuận song hành giống như bên cổ phiếu.

Song thực hư cơ chế thị trường phái sinh vận hành như thế nào đôi khi gây khó hiểu cho ai mới tìm hiểu bộ môn này.

Thành thử ra tôi soạn video dưới đây giúp cắt nghĩa những điều cơ bản nhất về chứng khoán phái sinh và đặc biệt giao dịch trải nghiệm trên nền tảng SmartEasy nữa.

Tập 11: Tư duy chọn điểm ra vào một cổ phiếu của tôi | Kinh nghiệm đầu tư
Khi mới bắt đầu vào thị trường chứng khoán, tôi tìm đến bộ môn phân tích kỹ thuật (TA) do dễ nắm bắt và vận dụng.

Chuỗi video “Học trade từ A đến Z” từ kênh Blockchain Dream giúp tôi có được những kiến thức nền tảng nhất về TA thông qua lối diễn giải chi tiết song cũng rất thực tế từ admin kênh này.

Tuy vậy, trong quá trình sử dụng các chỉ báo như MACD hay Ichimoku, tôi nhận thấy rằng công thức tính ra các chỉ báo như vậy mình vẫn chưa nắm được thành ra lúc dùng thì “tẩu hỏa nhập ma” và có phần gây “rối mắt”.

Cơ duyên tiếp cận được kiến thức từ hai ngài W. O’neil hay M. Minervini giúp tôi hiểu ra nhiều điều, đặc biệt cách tư duy đầu tư đơn giản song cũng đầy hiệu quả.

3 pha của một chu kỳ vận động cổ phiếu được tôi chia sẻ trong video dưới đây kèm cách xác định xu hướng thị trường chung, từ đó giúp phân bổ danh mục được tối ưu nhất.

Đọc hiểu báo cáo tài chính – Áp dụng cổ phiếu HPG | Kinh nghiệm đầu tư
Để hiểu sâu một cổ phiếu bất kỳ, ta cần nắm được bức tranh tài chính lẫn câu chuyện kinh doanh.

Trong đó, bức tranh tài chính bắt đầu với bộ báo cáo tài chính (BCTC) mà doanh nghiệp thường công bố định kỳ.

Video dưới đây tôi cắt nghĩa một cách đơn giản cách đọc hiểu một bộ BCTC như vậy với thí dụ của “ông lớn ngành thép” Tập đoàn Hòa Phát (HSX: HPG).

Một số lưu ý hữu ích đáng bỏ túi cũng có trong video này.

1 Likes

Ủng hộ bạn nhé. Đi theo hướng chuyên sâu ntn là chuẩn và có tâm. Đừng đi theo hướng công nghiệp phân tích cổ phiếu trong 1 phút nhé. Luôn ủng hộ bạn. Bắc nhé

4 Likes

Ủng hộ bạn 1 sub youtube nữa

4 Likes