Cổ đông Dầu khí vào hết đây

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan tới việc triển khai chuỗi dự án khí Lô B.

Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn gặp nhiều vướng mắc trong triển khai - Ảnh: PVN

Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn gặp nhiều vướng mắc trong triển khai - Ảnh: PVN

Cụ thể, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên.

Đàm phán dứt điểm, không để chậm trễ, đảm bảo lợi ích các bên

Bộ trưởng Bộ Công Thương, chủ tịch hội đồng thành viên và tổng giám đốc PVN khẩn trương chỉ đạo, thực hiện đàm phán dứt điểm để có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và triển khai dự án khí Lô B đúng kế hoạch tiến độ, quy định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đề nghị thực hiện khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài gây phát sinh khó khăn, phức tạp.

Trước đó, Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Mitsui (MOECO) của Nhật Bản - nhà đầu tư góp vốn trong dự án khí Lô B và đường ống khí Lô B - đã có thư khẩn tới nhiều cơ quan, đề nghị sớm giải quyết một số kiến nghị của chuỗi dự án khí - điện Lô B có quy mô lên tới 30 tỉ USD.

Theo nhà đầu tư này, để dự án có quyết định đầu tư cuối cùng và thực hiện gói thầu EPCI#1 trước ngày 30-6, cần phải hoàn tất và ký kết các thỏa thuận mua bán khí (GSPA), vận chuyển khí (GTA) trong tháng 6-2023.

Hợp đồng chia sản phẩm (PSC) của dự án cũng cần được gia hạn để đảm bảo thời gian khai thác là 23 năm.

Vẫn sẽ thiếu điện nếu không sớm giải quyết tồn đọng của các dự ánĐỌC NGAY

Tuy nhiên, với nhiều vướng mắc cùng quá trình chuyển giao dự án nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 (nằm trong chuỗi dự án khí - điện Lô B, các nhà máy điện sử dụng khí Lô B) từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và PVN diễn ra trong tháng 6, nên những công việc trên được MOECO đề xuất đã không thể triển khai kịp thời.

Trước tình thế đó, hồi tháng 7, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ về việc tháo gỡ các vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cho chuỗi dự án. Trong đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ bao tiêu khí thượng nguồn phải được cụ thể hóa, chuyển thành sản lượng điện tương ứng trong hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B.

Giải quyết vướng mắc về nghĩa vụ bao tiêu khí

Bộ Công Thương cho rằng sau khi các nhà máy điện sử dụng khí Lô B đi vào vận hành thương mại, chủ đầu tư các nhà máy điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch vận hành, lập lịch và huy động các tổ máy hằng ngày, hằng tuần, tháng, năm phù hợp để đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí Lô B.

Đồng thời có cơ chế sử dụng lượng khí chưa tiêu thụ hết của năm trước, hoặc xử lý trong trường hợp tiêu thụ quá lượng khí trong năm trước, đảm bảo không gây thiệt hại về kinh tế.

Phản hồi với nhà đầu tư, Bộ Công Thương cho biết đã có hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc đàm phán các hợp đồng/thỏa thuận thương mại của chuỗi dự án (bao gồm nguyên tắc bao tiêu khí thượng nguồn cũng như tính đồng bộ giữa các hợp đồng thương mại).

Bộ Công Thương khẳng định việc đàm phán, thống nhất các nội dung cụ thể của hợp đồng mua bán khí hoàn toàn phụ thuộc trách nhiệm của MOECO, PVN và các bên liên quan tham gia chuỗi dự án.

Do đó, bộ này đã đề nghị MOECO hợp tác với PVN trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, phối hợp chặt chẽ với PVN và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành đàm phán hợp đồng mua bán khí, nhằm có quyết định đầu tư cuối cùng, đảm bảo tiến độ có dòng khí đầu tiên vào quý 4-2025.

Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án phát triển, khai thác và vận chuyển khí từ các mỏ khí thượng nguồn đến các nhà máy nhiệt điện khí ở hạ nguồn. Dự án đường ống dẫn khí được xây dựng từ năm 2009, là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, song quá trình triển khai các chuỗi dự án liên quan bị chậm trễ, kéo dài.

Trữ lượng thu hồi dự kiến của dự án là 3,78 tỉ bộ khối (khoảng 107 tỉ m³) và 12,65 triệu thùng condensate; với tổng chi phí phát triển khoảng 11 tỉ USD (thời giá 2016).

Sau khi hoàn thành, dòng khí từ các mỏ Lô B sẽ được vận chuyển qua đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn đến các đơn vị tiêu thụ hạ nguồn, bao gồm 4 nhà máy điện (Ô Môn 1, 2, 3, 4) tại TP Cần Thơ, với tổng nhu cầu khí cho tổ hợp khoảng 5 tỉ m³/năm.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

PVS chiều tím

1 Likes

BSR gặp cản 20.9-21 nên cần tích lại, thay máu 1-2 phiên rồi bứt lên 23-25

Quá ngon

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

P nay ngon nhất thị trường anh em nhỉ?

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

P thôi

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

A. Câu chuyện của dầu khí năm 2023 và đầu 2024

-Kỳ vọng mảng M&C dầu khí nội địa sẽ sôi động hơn từ 2024 với những tiến triển trong dự án Lô B Ô Môn
+Đối với mảng M&C dầu khí nội địa, tháng 9/2023, PVN đã ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ cho dự án Lô B Ô Môn. Cụ thể, PVN sẽ được phép thực hiện trao thầu hạn chế (LLOA) cho gói thầu EPCI 1 và một số gói thầu thượng-trung nguồn khác với ngân sách phê duyệt trong 6 tháng tới.

=> Với việc đã trúng gói thầu EPCI 1 với giá trị khoảng 1,08 tỷ USD thì PVS sẽ dần cải thiện từ 2024 khi công ty tập trung tối ưu hóa kho bãi sau khoảng thời gian đầu hi sinh lợi nhuận để thâm nhập ngành.

-Hiệu ứng của giá dầu thế giới:
+PVS và nhóm dầu khí được kỳ vọng hưởng lợi. Hiện tại, giá dầu Brent tương lai đã tăng khoảng 27% sau 3 tháng lên xấp xỉ 95 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ đầu tháng 11/2022.

-Doanh thu và lợi nhuận gộp trong năm 2022 tăng trưởng so với cùng kỳ:
+Tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng M&C với việc ghi nhận doanh thu từ các dự án Galaff Batch 3, Shwe Phase 3, Hải Long 2&3 và Greater Chanhua 2a&4. Mảng FSO/FPSO vẫn duy trì ổn định.

B. Phân tích cổ phiếu:

PVS và PVD là 2 mã dầu khí có kì vọng tăng giá cao nhất trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 nguyên nhân chính là nhờ vào các tin tức vĩ mô thế giới liên quan tích cực đến giá dầu và các kế hoạch phát triển của PVS nói riêng và ngành dầu khí nói chung

Các dự án tiềm năng:

+Kỳ vọng các tàu FSO Orkid, FPSO Ruby II, FSO Biển Đông 01, FSO Golden Star và FSO MV12 triển vọng đến năm 2027
+FPSO Lam Sơn hiện đang trong quá trình đàm phán kéo dài hợp đồng từ năm 2025
+Trong thời gian tới, mảng FSO/FPSO sẽ được hưởng lợi nhờ sự ấm lên của thị trường E&P nội địa. Hiện tại PVS đang đấu thầu cho dự án Lạc Đà Vàng. Dự báo PVS sẽ đầu tư một FSO/FPSO trị giá khoảng 300 triệu USD dành riêng cho cả vòng đời dự án (10 năm) dưới hình thức liên kết góp vốn với đối tác.

Phân tích kĩ thuật

  • PVS đang trong xu hướng tăng mạnh và nhịp sau sẽ về lại quanh vùng 37.5 để hấp thụ lại lực cầu
  • Chỉ báo RSI cũng đang có dấu hiệu tích cực để phá vỡ trendline giảm và chuẩn bị tăng vọt
  • Chỉ báo MACD cho thấy đường signal cũng bắt đầu có dấu hiệu điểm mua đẹp

Quyết liệt xử lý vướng mắc để triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn

|

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, Chính phủ hết sức quan tâm, quyết liệt chỉ đạo nhằm tháo gỡ những vướng mắc để triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn, qua đó tạo thêm động lực cho thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển.

Chiều 10/10, tại thành phố Cần Thơ, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng thư ký Quốc hội-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Lê Quang Mạnh, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương.

Về phía địa phương có đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ và lãnh đạo chủ chốt thành phố Cần Thơ.


Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Cửu Long, vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Cần Thơ tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Thời gian qua, Thành ủy Cần Thơ đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV; ban hành 17 Nghị quyết, Chương trình, Đề án chuyên đề… trên tất cả các lĩnh vực để triển khai.

Kinh tế - xã hội của thành phố cơ bản ổn định và phát triển. Giai đoạn 2021-2023, GRDP của Cần Thơ bình quân đạt 5,91%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng từ 91.590 tỷ đồng năm 2021 lên 107.781 tỷ đồng năm 2022 và ước đến cuối năm 2023 đạt 118.872 tỷ đồng, gấp 10,2 lần so năm 2004. GRDP bình quân đầu người ước đến cuối năm 2023 đạt 94,52 triệu đồng, gấp 9,2 lần so năm 2004.

Năng suất lao động tăng qua các năm (năm 2021 là 162,7 triệu đồng/lao động; ước năm 2023 là 194,6 triệu đồng/lao động); tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021-2023 đều tăng qua các năm (năm 2021 tăng 25,4%, năm 2022 tăng 16,9%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội có chuyển biến tích cực và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được quan tâm. Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp ngày càng thực chất, hiệu quả, chất lượng được nâng cao.

Tại cuộc làm việc, Thành phố Cần Thơ kiến nghị một số nội dung để triển khai các cơ chế, chính sách Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội như: trình Quốc hội thông qua mức trần nợ chung làm cơ sở để thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hoặc vay các định chế tài chính khác,…

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hỗ trợ thành phố trong việc thực hiện xã hội hóa nghiên cứu chuyên sâu về Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Sông Hậu, từ đó, định hướng tìm kiếm Nhà đầu tư phù hợp, có tiềm lực thực hiện dự án.

Quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn, thực hiện thủ tục đầu tư, thủ tục pháp lý và các cơ chế vận hành đối với chuỗi dự án chuỗi dự án điện - khí Lô B (bao gồm các dự án thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn) để sớm triển khai thực hiện đồng bộ, đưa vào khai thác sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho khu vực; đồng thời, hỗ trợ có ý kiến sớm khởi công các Nhà máy Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV.

Quyết liệt xử lý vướng mắc để triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chính phủ hết sức quan tâm và có nhiều chỉ đạo rất quyết liệt để xử lý toàn diện vấn đề liên quan đến chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ương. Diện tích khoảng 1400 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người. Cần Thơ – Tây Đô là trọng điểm về kinh tế của vùng Tây Nam Bộ, có vai trò dẫn dắt rất lớn.

Theo Phó Thủ tướng báo cáo của Cần Thơ đã nêu khá đầy đủ về việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nêu rõ những kết quả tích cực Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực đạt được; đánh giá các hạn chế, nguyên nhân, đồng thời nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp thành phố cần thực hiện trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng đề nghị thành phố Cần Thơ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, nhất là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và phát triển cơ sở hạ tầng nói chung trong đó có đường giao thông và cảng biển,…

“Về cơ chế, chính sách thì trung ương đã rất quan tâm. Vừa rồi Chính phủ trình và Quốc hội đã đồng ý cho thành phố cơ chế rất đặc thù, vượt trội. Với sự nỗ lực, cố gắng, phát huy nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của thành phố để từng bước tích tiểu thành đại chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện trong thời gian tới để Cần Thơ thực sự là động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh và đề nghị thành phố Cần Thơ tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách, nguồn lực, nguồn nhân lực, cân nhắc để xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để khai thác tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế để thành phố phát triển.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến đối với một số kiến nghị của thành phố Cần Thơ về đầu tư xây dựng cảng để trung chuyển hàng hóa để giải quyết điểm nghẽn cho cả vùng (trong đó có nội dung liên quan đến cửa Định An và kênh Quan Chánh Bố).

Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án phát triển, khai thác và vận chuyển khí từ các mỏ khí thượng nguồn đến các nhà máy nhiệt điện khí ở hạ nguồn. Dự án đường ống dẫn khí được xây dựng từ năm 2009, là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, song quá trình triển khai các chuỗi dự án liên quan bị chậm trễ, kéo dài.

Đối với những việc tồn đọng, vướng mắc liên quan đến chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn (đã phê duyệt từ năm 2016), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: Chính phủ rất quan tâm đến chuỗi dự án này. Trước đây do chưa có sự thống nhất giữa tập đoàn Petrovietnam và EVN nên việc triển khai dự án bị ảnh hưởng, chậm trễ.

Thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo rất quyết liệt để xử lý toàn diện vấn đề. Hiện đã cơ bản giao xong cho chủ đầu tư là Petrovietnam, chỉ còn “một đoạn nữa” là đảm bảo khí, sản lượng điện, giá, thời gian khai thác phù hợp để ký hợp đồng và triển khai thông suốt.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình để báo cáo Thủ tướng kịp thời có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Nếu thực hiện thành công chuỗi dự án này sẽ tạo thêm động lực giúp Cần Thơ tăng trưởng.

Quyết liệt xử lý vướng mắc để triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tinh thần là Cần Thơ vì cả vùng, cả nước, nhưng cả vùng, cả nước cũng phải vì Cần Thơ

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đoàn công tác, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Cần Thơ đã đạt được thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng đây là cuộc làm việc rất hữu ích bởi có nhiều vấn đề đề xuất của địa phương và các ý kiến phát biểu có liên quan trực tiếp tới nhiều vấn đề mà Quốc hội sẽ bàn thảo tại Kỳ họp thứ sáu sắp tới.

Cho biết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám, khóa XIII vừa xem xét, quyết định nhiều vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023-2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Thành ủy Thành phố chỉ đạo quán triệt các quan điểm, định hướng quan trọng của Trung ương, từ đó, xác định rõ mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng còn lại của năm 2023 và cho năm 2024.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ của Quốc hội.

Cơ bản nhất trí với các ý kiến phát biểu và báo cáo của Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng thời gợi mở một số vấn đề trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Cần Thơ mở rộng năng lực sản xuất mới, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn cho cả vùng, phát triển theo hướng “thuận thiên”, do đặc điểm địa chất có nền đất yếu và thấp nên thành phố cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Cần Thơ đánh giá kỹ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó tập trung vào các nguyên nhân chủ quan. “Tinh thần là Cần Thơ vì cả vùng, cả nước, nhưng cả vùng, cả nước cũng phải vì Cần Thơ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Cần Thơ căn cứ vào thực trạng, tình hình, tiếp tục rà soát, chủ động tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc, giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết vướng mắc trên tinh thần quyết liệt.

Bên cạnh đó, Cần Thơ sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian sớm nhất. Nhắc lại những mục tiêu được nêu ra tại Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị và Nghị quyết…

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các bộ, ngành, Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng Cần Thơ tháo gỡ các điểm nghẽn để giúp Cần Thơ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm tính hợp pháp, hiệu quả, khả thi. Quốc hội sẽ tăng cường đôn đốc và giám sát.

P quá ngon.

1 Likes

.

1 Likes

Sáng 21/11, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm mạnh.

Tỷ giá USD trong nước

Vào đầu phiên giao dịch 21/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 18 đồng, hiện ở mức 23.954 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức 23.400 đồng - 25.101 đồng.

Cụ thể, tỷ giá USD tại Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.975 - 24.345 đồng/USD, giảm mạnh 70 đồng/USD cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên trước đó.

BIDV niêm yết giá mua - bán USD đứng ở mức 24.020 - 24.320 đồng/USD, giảm mạnh 80 đồng/USD cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước đó.

Tại Techcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 24.002 - 24.333 đồng/USD, giảm mạnh 87 đồng/USD cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước đó.

Eximbank niêm yết giá mua - bán USD giao dịch ở mức 23.940 - 24.330 đồng/USD, giảm mạnh 60 đồng/USD cả chiều mua vào và giảm 70 đồng/USD chiều bán ra so với chốt phiên trước đó.

Trên thị trường quốc tế

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,53%, xuống mốc 103,45.

Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng vào phiên giao dịch vừa qua, tiếp tục giảm so với tuần trước, do các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất và đang hướng tới thời điểm Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tỷ giá USD ngày 21/11 chạm mức thấp nhất hơn 2 tháng
Diễn biến giá USD index tại ngày 21/11

Trên thị trường tự do

Tỷ giá USD sáng nay bật tăng mạnh so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, khoảng 6h, đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 24.588 - 24.638 đồng/USD, giảm mạnh 41 đồng/USD chiều mua vào và giảm 31 đồng/USD chiều bán ra so với phiên giao dịch trước.

Chúc mừng cổ đông Dầu khí.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Nay P lại chổng phộc anh em nhỉ.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

P là chân ái.

DIỄN BIẾN GIẰNG CO TIẾP DIỄN, ĐIỂM SỐ VNINDEX ĐÓNG CỬA TĂNG NHẸ.

Kết thúc phiên giao dịch, VNINDEX tăng 2,95 điểm (+0,26%), đóng cửa tại 1.124,44 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước đó với khối lượng giao dịch đạt 819,09 triệu cổ phiếu, tương ứng với 17.742 tỷ đồng. Hệ số độ rộng thị trường cho thấy số cổ phiếu tăng chiếm ưu thế so với số cổ phiếu giảm với 283 mã tăng so với 221 mã giảm điểm.

Trong phiên giao dịch 8/12, lực cầu tập trung tại một số các mã cổ phiếu ngành Ngân hàng, Sản xuất, Bản lẻ… giúp hạn chế đà giảm điểm cho VNINDEX trong suốt phiên giao dịch. Theo đó những mã tăng điểm có tác động đến chỉ số VNINDEX trong phiên bao gồm: BID (+3,2%), MSN (+4,25%), MWG (+4,28%)… Mặt khác, VCB (-0,23%), VJC (-1,42%), LGC (-6,72%)… là những mã giảm điểm ảnh hưởng lớn đến VNINDEX. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE, tuy nhiên lực bán ròng giảm so với phiên hôm trước, chỉ 451,73 tỷ đồng. Chi tiết hơn, lực bán trong phiên tập trung vào các mã VHM, STB, FUEVFVND… Ở chiều hướng ngược lại, khối ngoại mua ròng DGC, BID, KBC…

Trong phiên giao dịch ngày 8/12, VNINDEX dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản dưới ngưỡng trung bình. Điều này cho thấy diễn biến VNINDEX vẫn đang tiếp tục xu thế giằng co giữa lực cung và lực cầu trong vùng giá hiện tại. Bên cạnh đó, vùng kháng cự hiện tại 1.130 – 1.140 điểm là vùng giá khá quan trọng vì là hợp lưu của một số yếu tố kỹ thuật… Trong trường hợp VNINDEX phá vỡ vùng kháng cự này và thanh khoản duy trì ở ngưỡng cao trong phiên phá vỡ, VNINDEX được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhịp tăng nhanh, hướng đến ngưỡng 1.180 điểm.