Cổ đông Thép vào hết đây

Tiêu thụ thép xây dựng cao nhất 9 tháng

Sản lượng bán hàng thép xây dựng đạt hơn 958.500 tấn vào tháng 9, lần đầu tăng trưởng dương và đạt mức cao nhất từ đầu năm.

Số liệu trên vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố. Mức này tăng 9% so với tháng 8 và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên, bán hàng thép xây dựng tăng trưởng dương trong năm nay và đạt mức cao nhất 9 tháng qua.

Nhu cầu thị trường cải thiện cũng được phản ánh trong tình hình kinh doanh của các công ty. Doanh nghiệp đầu ngành Hòa Phát ghi nhận sản lượng bán hàng cao nhất từ đầu năm. Cụ thể, bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 596.000 tấn, tăng 7% so với tháng trước. Riêng thép xây dựng đóng góp 352.000 tấn, cao nhất kể từ đầu năm và tăng 15% so với tháng 8.

Tương tự, toàn hệ thống Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) cũng đạt sản lượng bán hàng cao nhất từ đầu năm trong tháng 9. Trên 268.000 tấn thép của hệ thống này đã được tiêu thụ, tăng 8% so với tháng trước và tăng 9% so cùng kỳ.

Theo VSA, sản lượng bán hàng thép xây dựng tăng, một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc - Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ và một số dự án khác.

Còn các nhà bán lẻ cho rằng, giá thép đứng yên cũng là một yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu tiêu thụ. Sau 18 lần giảm liên tiếp từ tháng 4, giá thép đã có hơn một tháng bất động kể từ đầu tháng 9. Thép CB240 được Hòa Phát niêm yết tại thị trường miền Bắc với giá 13,43 triệu đồng một tấn. Thép D10 CB300 là 13,74 triệu đồng một tấn. Đây là mức giá thấp nhất kể từ năm 2020.

tấnTình hình sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng từ năm 2022 đến naySản xuấtBán hàng1/20222/20223/20224/20225/20226/20227/20228/20229/202210/202211/202212/20221/20232/20233/20234/20235/20236/20237/20238/20239/20230500k1 000k1 500k2 000kVnExpress | Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)2/2022● Sản xuất: 1 061 526

Tuy nhiên VSA đánh giá, nhu cầu thị trường với các mặt hàng thép nhìn chung vẫn yếu, chưa được cải thiện nhiều. Lũy kế 9 tháng, bán hàng thép xây dựng đạt hơn 7,7 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, xuất khẩu giảm gần 13%.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSC) dự báo giá thép có thể tiếp tục duy trì ở mức nền thấp đến cuối năm. Tuy nhiên giá bán khó có thể giảm sâu hơn nữa do hàng tồn kho thép của Trung Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam đã tiệm cận với mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

Mặc dù chưa có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, diễn biến thị trường thép nội địa đang dần cho thấy những tín hiệu khả quan hơn. KBSC kỳ vọng rằng, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có thể bắt đầu duy trì tích cực kể từ đầu năm 2024 nhờ: mặt bằng lãi suất tương đối thấp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh; mức nền thấp của giá thép kích thích nhu cầu tiêu thụ; các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xây dựng dân dụng; tiềm năng từ thị trường xuất khẩu.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Cao tốc Bắc - Nam đã giải ngân 44.500 tỷ đồng trong 10 tháng

Thông tin từ Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), trong tổng số vốn hơn 16.300 tỷ đồng được giao năm 2023, tính đến hết tháng 10, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân gần 11.300 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

Tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu qua địa bàn thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Trong khi đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021 - 2025) với tổng số vốn hơn 46.400 tỷ đồng được bố trí trong năm 2023, tính đến hết tháng 10/2023, dự án đã giải ngân được hơn 33.200 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch.

Như vậy tình hình chung số tiền giải ngân cho dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đạt 44.500 tỷ đồng.

Cụ thể, trong các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 1, đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, dự án Nha Trang - Cam Lâm có tiến độ giải ngân tốt nhất, đạt 83% kế hoạch. 5 dự án có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%, gồm: Nghi Sơn - Diễn Châu đạt 74%, Diễn Châu - Bãi Vọt đạt 72%, Cam Lộ - La Sơn đạt 73%, Cam Lâm - Vĩnh Hảo đạt 75%, Phan Thiết - Dầu Giây đạt 78%.

4 dự án khác, gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45 và cầu Mỹ Thuận 2 cùng đạt tỷ lệ giải ngân 61%, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn giải ngân được 64%, Vĩnh Hảo - Phan Thiết đạt 60% kế hoạch.

Đối với dự án đường bộ cao tốc giai đoan 2, đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hai dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Cần Thơ - Hậu Giang đạt 91%, Vũng Áng - Bùng đạt 86%.

Các dự án thành phần có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% trở lên gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 74%, Bùng - Vạn Ninh đạt 70%, Vạn Ninh - Cam Lộ đạt 75%, Vân Phong - Nha Trang đạt 73%, Hậu Giang - Cà Mau đạt 77%.

5 dự án thành phần khác, gồm: Hàm Nghi - Vũng Áng tính đến hết tháng 10/2023 giải ngân 66%, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn giải ngân 69%, Hoài Nhơn - Quy Nhơn giải ngân 66%, Quy Nhơn - Chí Thạnh giải ngân 60%, Chí Thạnh - Vân Phong giải ngân 64% kế hoạch vốn.

Thông tin về tiến độ giải ngân chung các dự án của Bộ Giao thông vận tải, ông Lưu Quang Thìn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), đến hết tháng 10/2023, sản lượng giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông Vận tải đạt khoảng 63.500 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch năm. Riêng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chiếm hơn 60% tổng kế hoạch vốn của Bộ Giao thông Vận tải được giao trong năm 2023.

Ông Lưu Quang Thìn cho hay, để đáp ứng mục tiêu giải ngân tối đa kế hoạch vốn được giao, nhiều giải pháp đang tiếp tục được Bộ Giao thông Vận tải quán triệt các chủ đầu tư thực hiện như: phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu xây dựng; chỉ đạo đơn vị thi công tập trung nguồn lực tăng ca, tăng kíp, tăng mũi thi công; đẩy nhanh nghiệm thu thanh toán; kịp thời điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt; kiêm quyết điều chỉnh khối lượng và xử lý ngay nhà thầu yếu kém.

Thép khỏe kinh