Cổ phiếu Pow " tấm lá chắn " vững chãi trước bão táp thị trường

Kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ từ điện khí
:black_small_square: LN ròng Q1/22 tăng 41,9% svck đạt 721 tỷ đồng nhờ mức tăng sản lượng điện khí và thủy điện, đạt 38% dự phóng của chúng tôi.
:black_small_square: Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi sản lượng điện khí sẽ bù đắp cho mức giảm điện than, LN ròng dự phóng 2022 đạt 2.333 tỷ đồng (+32,2% svck).
:black_small_square: Giá mục tiêu 20.400đ/cp.

  • Sản lượng điện khí phục hồi, đóng góp chính cho KQKD ấn tượng Q1/22

Mảng điện khí ghi nhận kết quả sản lượng tích cực trong Q1/22, thủy điện cũng tăng trưởng mạnh nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng, bù đắp cho mức giảm sản lượng từ sự cố tổ máy Vũng Áng 1. Doanh thu Q1/22 ghi nhận giảm 7,8% svck đạt 7.061 tỷ đồng, nhưng biên LN gộp tăng 3,1 điểm % do công ty không còn ghi nhận doanh thu từ các mảng biên thấp sau khi thoái vốn PVMachino, giúp LN gộp tăng 17,3% lên 1.027 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng giảm 31,9% svck nhờ mức giảm 32% svck nợ vay ngắn hạn. Do đó, LN ròng POW Q1/22 ghi nhận tăng 41,9% svck đạt 721 tỷ đồng.

  • Dự thảo mới hướng tới một quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ

Sau 4 bản dự thảo QHĐ8, đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Đặc biệt, bản sửa đổi mới nhất nhấn mạnh vào quá trình chuyển đổi năng lượng sạch mạnh mẽ để đáp ứng cam kết “net zero” của Việt Nam. Tôi kỳ vọng vào sự gia tăng đáng kể của điện năng lượng tái tạo (NLTT) trong dài hạn và ưa thích các công ty có dự án đang triển khai. Tôi kỳ vọng vào cơ chế giá điện mới sẽ tiếp tục hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Sản lượng điện khí phục hồi sẽ bù đắp sản lượng điện than sụt giảm

Với dự báo nhu cầu điện phục hồi mạnh mẽ trong 2022, và Việt Nam có thể bước vào giai đoạn thiếu điện cục bộ.
Tôi tin rằng điện khí có nhiều dự địa tăng trưởng sau khi trải qua mức nền sản lượng thấp năm 2021. Tôi kỳ vọng sản lượng điện khí POW sẽ tăng 28,9% svck đạt 10.578tr kWh, với giá bán duy trì ở mức cao 2.015đ/kWh. Thủy điện tiếp tục duy trì vị thế sản lượng huy động tích cực đạt 1.154tr kWh do pha La Nina kéo dài. Sản lượng điện than dự kiến giảm 24,5% svck do sự cố Vũng Áng 1. Do đó, mảng điện khí kỳ vọng sẽ bù đắp cho những tổn thất điện than, doanh thu dự kiến tăng 13,4% svck đạt 30.592 tỷ đồng trong 2022 và tiếp tục đạt 34.662 tỷ đồng (+13,3% svck) khi các nhà máy hoạt động hết công suất trở lại trong 2023. LN ròng dự kiến tăng 31,1% svck/17,8% svck trong 2022/23 đạt lần lượt 2.332 tỷ đồng và 2.749 tỷ đồng.

  • Giá điện toàn phần (FMP) trên thị trường điện cạnh tranh (CGM) phục hồi từ đầu năm 2022

Giá điện toàn phần trong Q1/22 trên thị trường phát điện cạnh tranh đạt mức trung bình 1.521 đồng/kWh, cao hơn 38% svck, trong đó, giá điện toàn phần ghi nhận xu hướng tăng từ 1.239 đồng/kWh vào ngày 22 tháng 1 lên 1.760 đồng/kWh trong tháng 3 nhờ mức huy động cao hơn từ điện khí với giá bán bình quân cao hơn. Ngày 22 tháng 1, Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam(ERAV) đã phê duyệt kế hoạch vận hành thị trường điện năm 2022, trong đó, mức trần của giá điện năng thị trường điện (SMP cap) là 1.602,3 đồng/kWh, cao hơn 6,5% so với kế hoạch năm 2021. Tỷ trọng quy định của Qm đối với nhiệt điện là 20%, thủy điện là 10%, tương tự như tỷ lệ năm ngoái.

  • NHU CẦU TĂNG CAO CỦNG CỐ TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN

Dự thảo QHĐ8 mới đặt trọng tâm vào chuyển đổi năng lượng sạch mạnh mẽ để đáp ứng cam kết “net zero” của Việt Nam

  • Kế hoạch phát triển thuỷ điện không có nhiều sự thay đổi; nhìn chung, trong cả bốn bản sửa đổi, thủy điện sẽ chiếm khoảng 19,8% tổng công suất vào năm 2030 và sau đó giảm xuống còn 9,1% vào năm 2045 khi tiềm năng được đánh giá đã gần khai thác hết.
  • Khác với các dự thảo trước đây, dự thảo mới nhất sẽ ngừng phát triển điện than sau năm 2030. Tổng công suất điện than sẽ đạt 37.467MW, với tỷ trọng giảm từ 25,7% xuống còn 9,7% tổng công suất trong giai đoạn 2030-45. Hiện tại, sẽ khó để thu hồi các dự án nhiệt điện đã được phê duyệt thông qua các thủ tục đầu tư do vướng mắc về pháp lý. Tuy nhiên, chính phủ đã đưa ra lộ trình rõ ràng để giảm lượng khí thải than, trong đó, sau 20 năm hoạt động, các nhà máy điện than sẽ phải chuyển dần sang đốt kèm nhiên liệu sinh khối hoặc metan
  • Điện khí duy trì vị thế mũi nhọn trong giai đoạn 2030-45 với tỷ trọng công suất dự kiến lần lượt là 26,7% và 18,9% tổng công suất trong giai đoạn 2030-45. Giống như điện than, để đáp ứng các cam kết tại hội nghị COP26 của Việt Nam, các nhà máy điện khí mới phải dần chuyển
    đổi sang hydrogen (hoặc nâng cao tỷ lệ đốt kèm hydrogen) sau 20 năm hoạt động.
  • Tỷ trọng công suất điện NLTT đã có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là điện gió. Mặc dù công suất thấp hơn vào năm 2030 so với phiên trước, công suất điện gió năm 2045 trong bản dự thảo mới cao hơn 57% so với phiên tháng 3, đạt 120.450MW. Điện mặt trời sau khi chậm lại vào năm 2030 sẽ bắt đầu tăng trở lại từ 2031. Đặc biệt, tổng công suất điện mặt trời năm 2045 trong dự thảo mới cao hơn 35% so với phiên tháng 3/2021 và đạt 96.666MW, chiếm 23% tổng công suất điện.
  • Dự báo nhu cầu điện tăng trưởng mạnh mẽ tiếp tục củng cố triển vọng ngành điện

Tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng mạnh sau hai năm đạt kết quả khiêm tốn 2020- 21 khi nền kinh tế Việt Nam quay trở lại đà tăng trưởng mạnh. Miền Bắc được dự báo có nguy cơ thiếu điện do phụ tải điện cao trong mùa nắng nóng, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung than cho hơn 3.000MW các nhà máy nhiệt điện trong thời gian gần đây. Theo kịch bản cơ sở, dự thảo Quy hoạch điện (QHĐ8) ước tính tốc độ tăng trưởng kép tiêu thụ điện đạt 8,9% trong giai đoạn 2021- 30 (9,5% cho kịch bản phụ tải cao), và chúng tôi tin rằng đây là động lực để ngành điện tiếp tục tăng trưởng cùng với kỳ vọng kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh trong những năm tới.
Cùng với một thực tế là nhu cầu tiêu thụ điện dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới, việc phát triển một hệ thống điện phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng là rất quan trọng. Hiện tại, do 1) thủy điện đã dần cạn kiệt tiềm năng khai thác (hiện đạt 91% tổng tiềm năng và chỉ còn dư địa cho thủy điện nhỏ ( <30MW) phát triển ), 2) điện than phải đối mặt với những khó khan tài chính đầy thách thức do tác động tiêu cực đến môi trường

Tôi nhận thấy dòng vốn xanh ESG vào các thị trường mới nổi trong khu vực có sự gia tăng đáng kể. Ngay tại Việt Nam, tôi thấy ESG đang mở rộng đầu tư ở giai đoạn đầu. Tôi ưa thích các cổ phiếu quan tâm tới các dự án năng lượng tái tạo (RE) và các cổ phiếu phát triển cơ sở hạ tầng NLTT. Tuy nhiên, tôi cho rằng triển vọng năng lượng tái tạo sẽ đến trong tương lai dài hạn hơn và hiện tại, nhà đầu tư cần một cơ chế giá chuyển tiếp rõ ràng để tiếp tục phát triển nguồn năng lượng này. Tôi kỳ vọng vào một chính sách chuyển tiếp hấp dẫn sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư điện NLTT tiếp tục tham gia vào lĩnh vực này

  • Doanh nghiệp ghi nhận các khoản lợi nhuận bất thường trong 2022-23

POW đang tiến hành thoái vốn CTCP Điện Việt Lào, dự kiến ghi nhận lợi nhuận bất thường 308 tỷ và theo kế hoạch sẽ hoàn thành thủ tục trong Q2/22. Doanh nghiệp cũng có lộ trình thoái vốn dần các công ty con, tiếp theo là CTCP EVN Quốc tế, cùng với khoản bồi thường bảo hiểm cho Vũng Áng 1.

  • Rủi ro giảm giá

• Giá đầu vào tăng (than, khí…) ảnh hưởng đến triển vọng huy động nguồn nhiệt điện.
• Tiến độ hoàn thành Nhơn Trạch 3&4 lâu hơn dự kiến. Tiềm năng tăng giá
• Sự cố Vũng Áng khắc phục nhanh hơn dự kiến.
Cập nhật triển vọng kinh doanh giai đoạn 2022-24

Cổ tức thấp lè tè, PE cao chót vót