Trên quy mô toàn cầu, những người có tài sản trên 1,46 triệu USD sẽ lọt vào nhóm 1% giàu nhất thế giới, tức là họ có tài sản lớn hơn 99% dân số còn lại trên toàn cầu. Để lọt top 10% giàu nhất thế giới thì con số là 225.799 USD.
Để lọt top 1% giàu nhất Việt Nam, cá nhân cần có tài sản trên 406.470 USD. Để lọt top 10% thì con số là 96.066 USD.
Theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, năm 2022, trên quy mô toàn cầu, những người có tài sản trên 1,46 triệu USD sẽ lọt vào nhóm 1% giàu nhất thế giới, tức là họ có tài sản lớn hơn 99% dân số còn lại trên toàn cầu. Để lọt top 10% giàu nhất thế giới thì con số là 225.799 USD.
Để lọt top 20%, 30%, 40% và 50%, con số lần lượt là 100.443 USD, 56.577 USD, 34.875 USD và 21.884 USD.
Trong khi đó, để lọt top 1% giàu nhất nước Mỹ, một cá nhân cần có tài sản ít nhất 4,89 triệu USD. Ngưỡng này cao hơn khoảng 1,5 triệu USD so với top 1% giàu nhất nước Đức (3,34 triệu USD) và Canada (3,41 triệu USD).
Mặt khác, người ở Ethiopia chỉ cần có tài sản 60.800 USD là đã lọt top 1% giàu nhất đất nước. Ethiopia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới—theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.
Còn ở Việt Nam, cũng theo Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, để lọt vào top 1% dân số giàu nhất Việt Nam, một cá nhân cần có tài sản tối thiểu là 406.470 USD.
Để lọt top 5%, cá nhân cần có tài sản trên 156.966 USD. Để lọt top 10% thì con số là 96.066 USD.
Để lọt top 20%, cá nhân cần có tài sản trên 55.467 USD. Các ngưỡng lọt top 30%, 40%, 50% là hơn 36.584 USD, 25.019 USD và 17.466 USD.
Tuy nhiên, những con số này có thể sẽ chưa hoàn toàn bao quát hết mọi khía cạnh, trong bối cảnh tài sản của rất nhiều người Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng bất động sản.
Tại các quốc gia phát triển, điển hình như Mỹ hay Úc, cơ sở dữ liệu về giá trị bất động sản theo giá trị trường sẽ được đưa vào thống kê vì họ đánh thuế trên giá trị bất động sản theo giá thị trường. Do đó khi đánh giá về tổng tài sản, các hãng thống kê sẽ dễ dàng tính toán giá trị tài sản rất sát với giá thị trường. Ở các quốc gia khác, việc giá nhà tăng lên sẽ được quy vào thu nhập bất thường và người dân phải chịu thuế cho phần thu nhập bất thường đó. Trong khi tại Việt Nam, chưa bộ phận nào cập nhật thông tin nhanh chóng về mức tăng của giá nhà.
Thái Quỳnh
Đời sống Pháp luật
https://cafef.vn/co-tai-san-bao-nhieu-thi-lot-top-1-va-10-giau-nhat-viet-nam-18824050809321502.chn