Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 26/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. BSR: Lãi quý 2/2022 gấp 1,5 lần cả năm 2021, đang nắm trên 1 tỷ USD tiền mặt.

  2. Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân lợi nhuận với hơn 17.300 tỷ đồng lãi trước thuế nửa đầu năm 2022

  3. DCM: Lãi ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong quý 2, lợi nhuận 6 tháng gấp 5 lần kế hoạch năm

  4. DGC: Lập lờ, làm trái quyết định bảo vệ môi trường?

  5. NKG: Dòng tiền âm, nợ vay tăng cao vẫn được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

  6. REE: Lên tiếng vụ bị phạt 110 triệu đồng do không báo cáo chuyển quyền. Cho rằng không thể công bố thông tin trước khi VSD chấp thuận, vì nếu VSD không chấp thuận thì việc công bố thông tin trước đó có thể xem như vi phạm.

  7. Nhựa Bình Minh lãi quý II gấp 3,5 lần cùng kỳ, trở về mức bình quân trước dịch COVID-19

  8. HPG: Lãi 4.023 tỷ đồng quý II, giảm 59% so cùng kỳ năm trước

_

  1. Bảo hiểm Quân đội: Vươn lên vị trí top 4 thị phần, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ

  2. VGC: Viglacera lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm

  3. Viglacera báo lãi tăng đột biến 98%, tín hiệu khả quan cho lợi nhuận Gelex?

  4. QNS: Kiếm 3 tỉ đồng lợi nhuận mỗi ngày: Thắng đậm với sữa đậu nành Fami

  5. PC1: Mua lại công ty nắm quyền kiểm soát khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng

  6. VTC: “Thu ít lãi nhiều”, gần hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm chỉ sau 2 quý

  7. ACG: Giá vốn giảm sâu, Gỗ An Cường báo lãi 6 tháng tăng 17% lên gần 280 tỷ đồng

  8. NCS: Doanh nghiệp bán suất ăn trên máy bay chưa thoát lỗ

  9. REE/SAM: Sau 22 năm niêm yết, hai doanh nghiệp đầu tiên trên sàn chứng khoán giờ ra sao?

  10. FLC Faros sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bổ sung nhân sự

  11. TIP: Lãi quý II/2022 lao dốc mạnh do không phát sinh doanh thu từ kinh doanh đất nền

  12. TCB: Giải mã kết quả kinh doanh ấn tượng của Techcombank trong 6 tháng đầu năm

  13. TCB: Lãnh đạo Techcombank lý giải nguyên nhân CASA của khách hàng cá nhân giảm 12% so với quý trước

  14. STB: Hoàn thành chỉ tiêu xử lý 21.576 tỷ đồng lãi dự thu còn tồn đọng

  15. Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thay ghế CEO sau quý lỗ kỷ lục vì cắt lỗ chứng khoán

  16. HRT: Công ty Đường sắt Hà Nội thoát lỗ sau 11 quý

  17. HPG: Hòa Phát rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán

  18. HPG: Ghi nhận 12.229 tỷ LNST 6 tháng đầu năm, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, qua đó hoàn thành 46% kế hoạch năm.

  19. HPG: Quý 3, Hòa Phát dự kiến cung cấp sản phẩm điện máy gia dụng và vỏ container

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DBC: Cổ phiếu tăng, con gái Chủ tịch Dabaco muốn “chốt lời” 2 triệu cổ phiếu

  2. 5 Phó Tổng SSB đăng ký bán gần 12 triệu cổ phiếu cùng lý do “giảm tỷ lệ sở hữu”

_

  1. Bamboo Capital sẽ phát hành thêm 517 triệu cổ phiếu mới, tăng vốn lên 10.500 tỷ đồng

  2. VHC: Vĩnh Hoàn muốn rút ngắn thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP

  3. THG: Muốn chào bán lượng lớn cổ phiếu với giá thấp hơn 48% thị giá trên sàn

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Trụ lớn co kéo, dòng tiền chán nản

  • Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán rất mạnh đã khiến hàng loạt cổ phiếu lớn lao dốc và điều này khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

  • VCB, BID kéo điểm thị trường, xuất hiện giao dịch thoả thuận 12 triệu mã EIB, khối ngoại mua ròng nhiều mã ngân hàng

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,43 điểm (-0,29%) xuống 1.185,07 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng, 311 mã giảm và 71 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.625 tỷ đồng, giảm 8,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 8% xuống còn 8.070 tỷ đồng.

  • Phiên 26/7: Khối ngoại bán ròng đột biến hơn 164 tỷ đồng trên UPCoM, tập trung xả BSR

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE nhưng giá trị giảm 65% so với phiên trước và ở mức 54,5 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Loạt doanh nghiệp thép có nợ xấu tại ngân hàng

  2. BSC ước LNST quý 2: Nhóm ngân hàng, thủy sản, xây dựng, hàng không, bán lẻ đồng loạt tăng trưởng dương

_

  1. Theo thống kê từ Bộ Tài chính, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được mua lại trước hạn vào khoảng 12.800 tỷ đồng trong quý I và 49.100 tỷ đồng trong quý II. Việc doanh nghiệp “đổ xô” mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra sau sự kiện Tân Hoàng Minh hồi đầu tháng 4.

  2. Vì sao nên sớm dỡ bỏ “room” tín dụng?

  3. Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, NHNN cho 17 tổ chức tín dụng vay nóng gần 10.000 tỷ

_

=> VIỆT NAM

  1. Phó Thủ tướng: Yêu cầu Bộ Tài chính trước 30/7 gửi đề xuất giảm thuế cho xăng dầu để hỗ trợ sản xuất

  2. Bình Dương sẽ có ‘siêu đường sắt’ giảm áp lực cho đường bộ

  3. Đầu tư bến cảng 5 vạn tấn: Tạo đà phát triển dịch vụ logistics tại Miền Trung

  4. Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 xếp thứ 6 trong khối ASEAN theo dự báo của các tổ chức quốc tế

  5. Ngành mía đường vẫn khó hồi phục dù đã áp dụng phòng vệ thương mại với đường Thái Lan

  6. Lạm phát bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản, dòng tiền cạn kiệt phải tăng vay nợ

  7. Xuất khẩu phân bón đang tăng, tỷ lệ nhập siêu có được rút ngắn?

  8. Giá tôm xuất khẩu đạt 9,98 USD/kg nhưng dự báo tốc độ tăng trưởng chậm lại

  9. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2022

  10. Hà Nội thu ngân sách 7 tháng tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái

  11. Giá xăng dự báo giảm về 24.000 đồng/lít vào cuối năm

  12. Giá heo hơi giảm về quanh 70.000 đồng/kg

_

=> THẾ GIỚI

  1. Phố Wall diễn biến trái chiều trước cuộc họp của Fed. Tuần này cũng là tuần bận rộn nhất trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 khi sẽ có báo cáo của 170 công ty trong chỉ số S&P 500.

  2. Morgan Stanley đoán Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, JPMorgan lại tin Fed sẽ đảo chiều chính sách

  3. Nhìn lại chính sách tiền tệ của Fed trong gần 110 năm

  4. Chứng khoán châu Á tăng điểm, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng cao hơn dự báo

  5. Hàn Quốc ghi nhận chuỗi tăng trưởng 8 quý liên tiếp kể từ quý III/2020

  6. Khủng hoảng bất động sản làm nhiều người dân Trung Quốc khốn đốn

  7. Các cuộc đình công liên tiếp của người lao động trong lĩnh vực cảng biển, vận tải, năng lượng ở nhiều nước trên thế giới đang đặt ra mối đe dọa mới đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang chật vật để trở lại hoạt động bình thường.

  8. Chứng khoán châu Âu giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa nhích nhẹ. Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,09% lên 426 điểm.

  9. Tình trạng thiếu chip làm rối loạn ngành ô tô tại Mỹ

  10. BoJ thay đổi nhân sự cấp cao

  11. Tổng thống Brazil tiếp tục phản đối trừng phạt kinh tế Nga

  12. Doanh nghiệp Mỹ cũng đau đầu vì đồng USD mạnh lên

  13. Tổng vốn đầu tư vào startup Trung Quốc chạm mức thấp nhất sau 8 năm

  14. Chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa lại khái niệm suy thoái để tránh suy thoái

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Doanh số bán bất động sản Metaverse sẽ tăng trên 5 tỷ đô la vào năm 2026

  2. Shiba Inu chuẩn bị ra mắt thẻ Visa để hỗ trợ việc đốt coin trong khi thanh toán

  3. Hồng Kông dẫn đầu trong việc sẵn sàng áp dụng tiền điện tử

  4. Coinbase tiếp tục lọt vào “tầm ngắm” của SEC

_

  1. Bloomberg trích nguồn tin thân cận cho biết Hàn Quốc và Nhật Bản đang đẩy nhanh kế hoạch mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho mùa đông, do lo ngại châu Âu tăng tích trữ. Một số khách mua nhạy cảm với giá cả ở những nước như Ấn Độ và Thái Lan cũng đang tăng tìm nguồn hàng để tránh thiếu hụt.

  2. Cấm vận dầu Nga, Châu Âu bị “gậy ông đập lưng ông”

  3. Sau thoả thuận ngũ cốc, Nga lại chuẩn bị giảm một nửa lượng khí đốt cung cấp cho Đức

  4. Gazprom báo hỏng thêm một turbine, Đức khó lấp đầy kho khí đốt trước mùa đông

  5. Trung Quốc, Ấn Độ giảm mua, xuất khẩu dầu của Nga giảm 5 tuần liên tiếp

  6. Ngày 26/7, các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.

  7. Giá dầu biến động trong mấy tuần gần đây, chịu áp lực bởi lo ngại lãi suất tăng có thể làm chậm hoạt động kinh tế và nhu cầu nhiên liệu, song được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt, đặc biệt là kể từ cuộc xung đột Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

_

  1. Khi đô la Mỹ quá mạnh so với phần còn lại

  2. Đồng USD tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp

_

  1. Nikkei Asian Review: Tình trạng dư thừa lúa gạo khiến nhiều nước châu Á phải chào bán giá rẻ để cạnh tranh. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu gạo tại khu vực.

  2. Giá lưu huỳnh tiếp tục giảm 12% một ngày

  3. Giá quặng sắt tăng hơn 6% nhờ kỳ vọng kinh tế Trung Quốc phục hồi quý III

  4. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng hơn 5%, khi thời tiết nắng nóng kéo dài tại Mỹ thúc đẩy nhu cầu điện chạy bằng khí đốt để điều hòa không khí.

Vàng SJC 66.0 tr/lượng

USD 23,495 đồng

Bảng Anh 28,620 đồng

EUR 24,570 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Chứng khoán Mỹ lao dốc sau cảnh báo của Walmart, giá dầu tiếp tục giảm

Giá cổ phiếu Walmart sụt tới 7,6% sau khi hãng bán lẻ khổng lồ này hạ dự báo lợi nhuận cả năm vào cuối ngày 25/7 với lý do lạm phát thực phẩm và nhiên liệu…

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (26/7) đều đóng cửa giảm điểm sau khi cảnh báo về lợi nhuận của Walmart kéo tụt một loạt cổ phiếu bán lẻ. Cùng với đó, dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng yếu cũng làm dấy lên lo ngại về chi tiêu tiêu dùng sụt giảm.

Giá cổ phiếu Walmart sụt tới 7,6% sau khi hãng bán lẻ khổng lồ này hạ dự báo lợi nhuận cả năm vào cuối ngày 25/7 với lý do lạm phát thực phẩm và nhiên liệu.

Cổ phiếu Target Corp cũng mất 3,6% giá trị, còn cổ phiếu Amazon giảm 5,2%. Chỉ số bán lẻ S&P 500 giảm 4,2%.

Lúc đóng cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 228,5 điểm, tương đương 0,71%, xuống còn 31.761,54 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 45,79 điểm, tương đương 1,15%, xuống còn 3.921,05 điểm. Chỉ số Nasdaq sụt mạnh hơn, khi mất 220,09 điểm, xuống còn 11.562,58 điểm, tương đương mức giảm 1,87%.

Ngày 26/7, dữ liệu được công bố cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm với mối lo thường trực về lạm phát cao và lãi suất tăng.

“Đa số các công ty báo cáo kết quả kinh doanh hôm nay (26/7) đều vượt dự báo. Nhưng tất nhiên có một số cảnh báo và thị trường lại tập trung vào điều này”, nhà kinh tế thị trường trưởng Peter Cardillo tại Spartan Capital Securities ở New York (Mỹ), nhận xét.

Amazon là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong Nasdaq. Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng dẫn đầu về mức giảm trong các nhóm ngành của S&P 500. Amazon trước đó cho biết sẽ tăng phí giao hàng và phí dịch vụ phát video trực tuyến Prime ở châu Âu tới 43% một năm.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 26/7 đã bắt đầu cuộc họp về chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày. Vào cuối ngày 27/7, cơ quan này được dự báo sẽ thông báo tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm để tiếp tục kềm chế lạm phát. Giới đầu tư lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất mạnh tay có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Tuần này cũng là một tuần bận rộn trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, báo cáo của hai hãng công nghệ khổng lồ, Alphabet và Microsoft, đã lần lượt được công bố.

Giá cổ phiếu Microsoft đã giảm 0,5% trong phiên giao dịch ngoài giờ, trong khi cổ phiếu Alphabet tăng 3% với kết quả kinh doanh khả quan. Trong phiên giao dịch chính thức cùng ngày, cổ phiếu Microsoft đã giảm 2,7%, còn Alphabet sụt 2,3%.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi và quan xem liệu kết quả lợi nhuận của một loạt công ty vốn hóa lớn được công bố trong tuần này có thể giúp thị trường duy trì được đà tăng những phiên gần đây hay không.

Theo dữ liệu của Refinitiv, lợi nhuận của các công ty trong S&P 500 được dự báo tăng 6,2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong phiên giao dịch chính thức ngày 26/7, giá cổ phiếu Coca-Cola tăng 1,6% sau khi công ty này nâng dự báo doanh thu cả năm nay. Giá cổ phiếu hãng đồ ăn nhanh McDonald’s cũng tăng 2,7% nhờ kết quả kinh doanh vượt dự báo.

Giá dầu ngày 26/7 tiếp tục giảm trong bối cảnh nhà đầu tư lo lắng về niềm tin người tiêu dùng suy yếu và chuẩn bị tinh thần cho việc Mỹ xả thêm 20 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược.

Giá hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 75 Cent, tương đương 0,7%, xuống còn 104,4 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,72 Cent, xuống còn 94,98 USD/thùng, tương đương mức giảm 1,8%.

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu thô trong Kho Dự trữ Dầu Chiến lược Mỹ (SPR) – động thái nằm trong một kế hoạch nhằm làm dịu giá dầu. Hồi cuối tháng 3, Washington cũng nói sẽ xả kỷ lục 1 triệu thùng dầu SPR một ngày trong vòng 6 tháng.

Dù đóng cửa giảm, giá dầu đầu phiên 26/7 tăng nhẹ sau thông tin Nga sẽ thắt chặt nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Ngày 25/7, tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm lượng khí đốt cung cấp cho Đức qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20% công suất. Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể phải tiến hành phân bổ khí đốt theo định mức cho các ngành công nghiệp để đảm bảo nguồn cung khí đốt cho người dân trong các tháng mùa đông sắp tới.

Nguồn cung dầu thô, khí đốt và sản phẩm dầu sang châu Âu bị gián đoạn do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga cũng như các vấn đề liên quan tới thanh toán với phía Nga kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) liên tục cáo buộc Nga dùng năng lượng để “tống tiến”, trong khi điện Kremlin nói rằng gián đoạn nguồn cung là do các biện pháp trừng phạt và hệ thống đường ống gặp vấn đề kỹ thuật.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ lao dốc sau cảnh báo của Walmart, giá dầu tiếp tục giảm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 27/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. APS: Từng hô hào ‘quyết tâm gồng lãi’ trên đỉnh, một CTCK báo lỗ quý II khủng nhất toàn ngành với 362 tỷ vì tự doanh cổ phiếu nội bộ

  2. MVN: Hoàn thành cơ cấu và xử lý nợ, Tổng Công ty Hàng hải báo lãi gấp đôi cùng kỳ

  3. HBC: Biên lãi gộp Hòa Bình rơi xuống mức thấp nhất 13 năm

  4. TVB: Chứng khoán Trí Việt kinh doanh sa sút sau khi lãnh đạo bị bắt, lỗ 43% với cổ phiếu HPG

  5. PVS: Doanh thu quý II tăng 25% nhưng lợi nhuận giảm đến 92% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 12 tỷ đồng, mức thấp kỷ lục kể từ khi lên sàn

  6. TCB: Techcombank giảm hơn 27.000 tỷ giá trị TPDN nắm giữ trong quý II để có room cấp tín dụng cho khách hàng

_

  1. VIC: Vingroup động thổ xây 3.500 căn NOXH đầu tiên trong tổng số 500.000 căn giá dưới 1 tỷ

  2. HBC: Biên lãi gộp quý 2 giảm phân nửa, lãi ròng sụt 24% còn 50 tỷ đồng

  3. NDX: “Nhợt nhạt” kết quả kinh doanh quý II/2022

  4. AMD: FLC Stone lần đầu báo lỗ, ngân quỹ chỉ còn 2 tỷ đồng

  5. LGL: Long Giang Land bị Cục Thuế Hà Nội gọi tên nợ thuế 55 tỷ đồng

  6. PPH: Phong Phú hoàn thành 84% kế hoạch lợi nhuận năm 2022

  7. HQC: Chuyển nhượng 20% vốn góp tại đơn vị giáo dục cho vợ Chủ tịch Trương Anh Tuấn

  8. OCH: Chủ hãng kem Tràng Tiền bị phạt 210 triệu đồng do loạt vi phạm chứng khoán

  9. C47: Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, Xây dựng 47 có thể cán đích lợi nhuận 2022?

  10. ACB: Lợi nhuận trước thuế của ACB tăng 42% trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì thấp chỉ 0,76%

  11. BVB: Một ngân hàng hoàn thành 78% kế hoạch lợi nhuận năm, nợ xấu tăng 18% vào cuối quý II

  12. Vay thêm 5.000 đem gửi lại ngân hàng, FPT Telecom có thêm hàng trăm tỷ đồng tiền lãi

  13. Chi phí tài chính Hodeco tăng mạnh do lãi vay và trích lập dự phòng cổ phiếu HUB

  14. ABT: Aquatex Bến Tre báo lãi đột biến quý II, cao nhất trong vòng 10 năm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HAH: Đầu tư Sao Á D.C thu về 165 tỷ đồng và không còn là cổ đông lớn tại HAH

  2. SIP: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 800.000 CP

_

  1. SCS: Saigon Cargo Service chốt quyền thưởng cổ phiếu tỷ lệ 85%

  2. Gelex (GEX) tiếp tục hoàn tất mua lại thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. PAT: Vừa chào sàn Upcom, Phốt Pho Apatit Việt Nam trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 100%

  2. Safi họp ĐHĐCĐ bất thường, trình tăng kế hoạch kinh doanh và tạm ứng cổ tức năm 2022

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Vốn nội “phản công”, cổ phiếu đảo chiều cả loạt

  • Các cổ phiếu nhóm bảo hiểm có biến động tích cực.

  • Nhóm Bất động sản: tăng điểm diện rộng

  • Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu Bất động sản tăng với tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành so với toàn thị trường tăng lên 19,74%, cao thứ 2 trong vòng 10 phiên liên tiếp. Chỉ số giá ngành tăng 0,55%.

  • SỨC MẠNH DÒNG TIỀN: Xây dựng và vật liệu

  • Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao gồm HUT, VGC, CII, VCG, HBC, LCG, SCG, FCN, CTD, PC1 trong đó chỉ có duy nhất SCG giảm điểm, cổ phiếu VGC tăng trần. VGC là doanh nghiệp có đất sẵn sàng cho thuê làm khu công nghiệp.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,97 điểm (0,5%) lên 1.191,04 điểm. Toàn sàn có 222 mã tăng, 201 mã giảm và 96 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.333 tỷ đồng, giảm 3% so với phiên hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 1% và ở mức 7.988 tỷ đồng

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 6 liên tiếp trên HOSE, giải ngân hơn 621 tỷ đồng vào KDC

  • Tự doanh: MUA ròng 185.6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 184.9 tỷ đồng, mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bất động sản

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Lợi nhuận quý 2/2022: Nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán giảm mạnh nhất thị trường

  2. BCTC quý 2/2022 chuẩn bị được công bố đã hé lộ nhiều doanh nghiệp bỏ bê ngành kinh doanh chính, lấn sân sang đầu tư chứng khoán và bị lỗ đậm…

  3. NĐT trả gần 10.000 tỷ đồng lãi vay nửa đầu năm, miếng bánh margin đang chia những ai?

_

  1. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), gần 15.000 tỷ đồng đã được bơm ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/7).

  2. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, lãi suất OMO bật tăng mạnh

  3. Thêm 85 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, thanh khoản có bớt căng?

  4. Hiện, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán ngân hàng đạt gần 66%. Dư địa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam là rất lớn

_

=> VIỆT NAM

  1. Bộ Công Thương kiến nghị các dự án điện gió, điện mặt trời dở dang sẽ đàm phán giá bán với EVN

  2. Chính phủ chỉ đạo bình ổn giá, cân đối nguồn cung thịt heo

  3. Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam đang suy giảm sản lượng từ 5-8%/năm do hầu hết các mỏ đã khai thác quá lâu. Đây thực sự là một thách thức lớn trong mục tiêu gia tăng sản lượng khai thác, bởi việc đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc, các mỏ mới đưa vào khai thác chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên, v.v…

  4. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đang có nhiều tín hiệu tích cực, với kết quả đạt gần 28 tỉ đô la Mỹ trong nửa đầu năm nay, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

  5. Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực trong tháng 8/2022

  6. Hơn 10 năm trước, bong bóng bất động sản từng xuất hiện và vỡ như thế nào?

  7. Phấn đấu đến năm 2030 hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển

  8. Nửa đầu năm, lượng xăng dầu nhập khẩu là 4,8 triệu tấn, trị giá 5,02 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng và tăng 128,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

  9. Ngành cá tra bước vào giai đoạn giảm tốc, thị trường trông chờ vào Trung Quốc

_

=> THẾ GIỚI

  1. Ngày 26/7, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã bắt đầu cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), dự kiến kéo dài 2 ngày, thảo luận các vấn đề chính sách, trong đó đặt trọng tâm tìm giải pháp ứng phó cho tình trạng lạm phát leo thang.

  2. Báo cáo mới được công bố cho thấy kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn ổn định bất chấp những điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn trong quý 2.

  3. Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày 26/7 sau khi Walmart hạ dự báo lợi nhuận, khiến các cổ phiếu bán lẻ khác suy giảm và làm gia tăng lo ngại rằng chi tiêu tiêu dùng có thể không đủ mạnh để giúp nước Mỹ thoát khỏi suy thoái.

  4. Chứng khoán châu Á trái chiều, nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed

  5. Thái Lan tung gói hỗ trợ 748 triệu USD nhằm giảm bớt áp lực lạm phát

  6. “Bóng ma” suy thoái kinh tế sẽ kéo thị trường bất động sản thế giới suy giảm mạnh

  7. IMF lần thứ ba hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu, dự báo Mỹ có thể ‘né’ được suy thoái, GDP Ukraine giảm 45%

  8. Nhập khẩu: Kênh lan tỏa sự bất định của kinh tế Trung Quốc tới phần còn lại của thế giới

  9. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc bắt đầu gây hệ lụy đáng lo cho các nước khác. Đức và Hàn Quốc bất ngờ ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong tháng 6. Nhập khẩu của Trung Quốc suy giảm sẽ làm tổn thương các nền kinh tế từng hưởng lợi từ nhu cầu nội địa của nước này.

  10. Kinh tế Thái Lan năm 2022 dự báo tăng trưởng 3,5%

  11. BlackRock: Quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới “đánh mất” 1,7 nghìn tỷ đô của khách hàng trong 6 tháng

  12. Trung Quốc đào đường hầm đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh

  13. Hãng dầu khí Ukraine vỡ nợ

  14. Tencent vượt mặt Apple, Sony,… lặng lẽ chiếm vị trí số một thị trường game

  15. EU quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Cổ phiếu Coinbase giảm 21% sau cuộc điều tra của SEC

  2. Cộng hòa Trung Phi (CAR) mở bán public sale Sango Coin

  3. Hàn Quốc khởi động cuộc điều tra “Kimchi Premium”

  4. Các cửa hàng tại lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh chấp nhận BTC

  5. CoinSwitch - Sàn giao dịch Ấn Độ không tính phí giao dịch BTC

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích nhẹ lên 21.300 USD, thì sang phiên hôm nay chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Nga xây dựng cảng xuất khẩu dầu khổng lồ ở Bắc Cực

  2. Giá xăng tại Nhật Bản giảm tuần thứ 4 liên tiếp

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,21 USD (+0,22%), lên 95,19 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,01 USD (-0,01%), xuống 104,39 USD/thùng.

  4. Chính quyền Biden cho biết sẽ bán bổ sung 20 triệu thùng dầu thô SPR, như là 1 phần của kế hoạch trước đó nhằm xoa dịu giá dầu tăng do cuộc xung đột Nga – Ukraine trong tháng 2/2022 và nhu cầu hồi phục.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 2,7 USD xuống 1.717,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên gần 1.725 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. USD tăng mạnh trong khi euro giảm sâu do “tai họa” khí đốt

_

  1. Giá cả tăng vọt tạo ra làn sóng bất ổn trên toàn cầu

  2. Mỹ thành nước xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới 6 tháng đầu năm 2022

  3. Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 3% lên mức cao nhất 7 tuần, sau khi tăng lên mức cao nhất 14 năm trong đầu phiên giao dịch, do dự báo thời tiết nóng hơn và nhu cầu tăng cao, lo ngại về dòng khí đốt của Nga sang châu Âu, giá than đá đạt mức cao kỷ lục.

  4. Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 2 tuần, do kỳ vọng lợi nhuận tại các nhà máy thép Trung Quốc được cải thiện và Bắc Kinh hỗ trợ ngành bất động sản gặp khó khăn sẽ thúc đẩy nhu cầu quặng sắt.

  5. Giá một nguyên liệu sản xuất phân bón giảm 24% một ngày

Vàng SJC 66.1 tr/lượng

USD 23,510 đồng

Bảng Anh 28,584 đồng

EUR 24,353 đồng

Nguồn: Thông Tô

Hôm nay có một bạn gửi mình vài tấm hình từ báo cáo của CTCK Bản Việt, thấy cũng khá hay
Bác nào có bản full post lên cho anh em xem nhé T.T






Nguồn: VCSC

1 Likes

Công ty chứng khoán nhận định thị trường sẽ phản ứng thế nào khi FED tăng lãi suất?

Thị trường có thể có các nhịp biến động mạnh khó lường trong phiên ngày mai khi FED chính thức công bố tăng lãi suất. Do đó, nhà đầu tư tạm thời ngừng các hoạt động giải ngân để quan sát phản ứng của thị trường…

Theo TVSI nhiều khả năng thị trường đang trong vùng tích lũy đáy trung hạn để chờ cơ hội hồi phục trở lại và quá trình tích lũy này có thể tiếp diễn một vài tuần hoặc một vài tháng.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 28/7/2022.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7, chỉ số VN-Index tăng 5,97 điểm, tương đương tăng 0,50% lên 1.191,04 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 1,64 điểm, tương đương tăng 0,58% lên 284,52 điểm.

Fed chính thức tăng lãi suất thị trường có thể có các nhịp biến động khó lường

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Thị trường có thể có các nhịp biến động mạnh khó lường trong phiên ngày mai khi FED chính thức công bố tăng lãi suất. Do đó, nhà đầu tư tạm thời ngừng các hoạt động giải ngân để quan sát phản ứng của thị trường.

Các hoạt động mua trading ở thời điểm hiện tại chỉ nên xem xét thực hiện nếu VN-Index đóng cửa tháng 07 trên ngưỡng 1205 điểm hoặc chỉ số giảm về lại vùng đáy cũ 1140-1160 điểm.

Đối với các vị thế đang có sẵn trong danh mục, nhà đầu tư chủ động chốt lời các mã đã tăng mạnh trên 40-50% từ đáy. Đồng thời chủ động đặt các lệnh trailing stoploss để đảm bảo sự an toàn cho danh mục trước các biến cố bất ngờ có thể xảy ra”.

Hiện tại thị trường vẫn đang trong xu hướng tích lũy trong ngưỡng 1185-1200

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)

"Mở cửa và giằng co ở ngưỡng 1180 trong đầu phiên sáng, sau đó thị trường một mạch đi lên và đóng cửa tại ngưỡng 1190, tăng nhẹ gần 6 điểm so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 14/19 ngành tăng điểm.

Ngành Ngân hàng và Bất động sản là trụ đỡ cho thị trường trong phiên giao dịch hôm nay. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX.

Hiện tại thị trường vẫn đang trong xu hướng tích lũy trong ngưỡng 1185-1200; trong ngắn hạn, thị trường vẫn có thể tiếp tục duy trì xu hướng này cho đến khi có dòng tiền vào và đẩy chỉ số bật lên. Bên cạnh đó, diễn biến thị trường ngày mai cũng phụ thuộc vào quyết định nâng lãi suất của FED đêm nay".

Thị trường đang có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)

"VN-Index đã phục hồi tăng điểm trở lại sau 03 phiên điều chỉnh kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1.183 điểm (MA20 ngày) với khối lượng vẫn ở mức thấp. Qua đó tâm lý thị trường tiếp tục cải thiện, duy trì lạc quan ngắn hạn, trước thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến diễn biến của các thị trường tài chính. Tiêu điểm là cuộc họp FOMC của FED vào rạng sáng ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam) về quyết định tăng lãi suất. Hiện tại, theo CME Group, xác suất tăng 0,75% đang chiếm ưu thế với hơn 70% các bên nghiêng về khả năng này. Nhưng vẫn có gần 30% tin vào việc FED tăng 1% trong đợt này và đây có thể coi là rủi ro khó lường trước.

Thị trường phân hóa mạnh với mức độ phục hồi tốt tập trung ở nhóm khu công nghiệp, xây dựng, đầu tư công, bất động sản… Phân hóa trái chiều trong nhóm ngân hàng khi lãi suất liên ngân hàng đang gia tăng đột biến.

Trên góc nhìn dài hạn, thị trường đang có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần, giống như giai đoạn từ nửa cuối 2018 đến hết năm 2019. Định giá hiện tại của thị trường vẫn đang ở mức thấp với chỉ số P/E đang ở quanh mức 12,5 lần trong bối cảnh nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp niêm yết trên sàn được dự báo tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2022.

Nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong tương lai khi giá đã giảm về vùng hấp dẫn".

Thị trường vẫn còn dư địa tăng điểm trong phiên kế tiếp

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Thị trường kiểm tra lại vùng khoảng trống tăng giá ngày 20/7 với lực cung suy yếu, từ đó tạo cơ hội cho lực cầu dâng cao và giúp các chỉ số đảo chiều trên nền thanh khoản thấp. Với diễn biến tích cực được duy trì đến hết phiên giao dịch, thị trường vẫn còn dư địa tăng điểm trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, Quý Nhà đầu tư vẫn nên chú ý vùng cản ngắn hạn quanh 1.200 điểm của VN-Index và 1.225-1.230 điểm của VN30-Index. Do đó, Quý Nhà đầu tư có thể tiếp tục kỳ vọng và nhịp hồi phục và có thể cân nhắc mua cổ phiếu đang gần nền giá và có tín hiệu kỹ thuật tích cực”.

Cơ hội thử thách lại ngưỡng 1.200 đang chiếm ưu thế

(Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam - KBSV)

“Sau nhịp rung lắc giằng co đầu phiên, VN-Index dần hồi phục và mở rộng đà tăng điểm tích cực đến cuối phiên. Vùng hỗ trợ gần quanh 1180 (±5), tương ứng với MA20, đã cho phản ứng sớm và giúp cho chỉ số hình thành mẫu nến engulfing tích cực về cuối phiên.

Mặc dù diễn biến rung lắc sẽ càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục và thử thách lại ngưỡng cản tâm lý quanh 1200 của VN-Index đang có phần chiếm ưu thế. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế đã mở và chỉ mở mua trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu”.

VN-Index kiểm định lại ngưỡng kháng cự 1.204 điểm

(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam – YSVN)

“Chúng tôi cho rằng thị trường có thể tăng điểm và chỉ số VN-Index kiểm định lại ngưỡng kháng cự 1,204 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng chúng tôi cho rằng thị trường có thể sẽ sớm kết thúc giai đoạn tích lũy này trong 1-2 phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến hiện tại.

Điểm tích cực là dòng tiền ngắn hạn có dấu hiệu dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng diễn biến này cần theo dõi thêm trong vài phiên tới.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại và chưa nên mua mới”.

Thị trường đang trong vùng tích lũy đáy trung hạn để chờ cơ hội hồi phục trở lại

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt – TVSI)

"Diễn biến giao dịch hôm nay theo hướng cân bằng và vẫn hơi nghiêng nhẹ về phía giảm điểm. Các chỉ số chịu áp lực giảm nhẹ với vài lần trồi sụt trong phiên sáng và đóng cửa hồi phục tăng ở cuối phiên. Số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số nhưng phiên hôm nay ở chiều tăng giá cũng ghi nhận một số cổ phiếu có mức tăng tốt.

VN-Index kết phiên ở 1,191.04 điểm (+5,97 điểm) và VN30 đóng cửa ở 1,219.43 điểm (-0.94 điểm). Thanh khoản không có sự thay đổi nhiều so với phiên trước và thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE đạt gần 8 nghìn tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường cải thiện hơn phiên trước với 39% tăng điểm; 15% đi ngang và 46% số cổ phiếu giảm điểm.

Khối nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay với quy mô hơn 600 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung các cổ phiếu: KDC; MWG; LPB; SSI; VCB; VNM…Ở chiều ngược lại, họ bán ròng nhẹ ở các cổ phiếu: HPG; NKG; VHC; VND; PLX…

Chúng tôi chưa nhận thấy có sự thay đổi đáng kể nào của thị trường so với các phiên trước. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với mức độ phân hóa và tăng giảm nhẹ ở các cổ phiếu. Theo chúng tôi nhiều khả năng thị trường đang trong vùng tích lũy đáy trung hạn để chờ cơ hội hồi phục trở lại. Quá trình tích lũy này có thể tiếp diễn một vài tuần hoặc một vài tháng. Do đó, chiến lược hợp lý trong giai đoạn này vẫn là phòng vệ với tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và kiễn nhân chờ đợi thời điểm để gia tăng trạng thái cổ phiếu trở lại".

VN-Index khả năng sẽ kiểm lại kháng cự 1.200 điểm trong các phiên tới

(Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI –SSI)

“Với quán tính hiện tại, VN-Index khả năng sẽ kiểm lại kháng cự 1.200 điểm trong các phiên tới. Nếu chinh phục thành công, chỉ số sẽ mở rộng đà hồi phục lên ngưỡng 1.220 điểm. Trường hợp thoái lui trở lại từ ngưỡng này, trạng thái đi ngang trong kênh giá 1.150 – 1.200 điểm sẽ tiếp tục duy trì trên VN-Index”.

Thanh khoản thấp, thị trường hồi phục trong nghi ngờ

(Công ty Cổ phần Chứng khoán MB - MBS)

“Thị trường trong nước nỗ lực phục hồi thành công sau 3 phiên giảm liên tiếp dù thanh khoản vẫn ở mức thấp. Mức tăng phiên này tập trung ở nhóm midcap và smallcap đã giúp độ rộng thị trường được cải thiện. Bên cạn đó, việc khối ngoại mua ròng mạnh cũng góp phần giúp thị trường giữ được đà tăng trong phiên chiều.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE còn 7.988 tỷ đồng so với mức bình quân 8.760 tỷ đồng ở tuần trước.

Việc thị trường phục hồi trên nền thanh khoản thấp luôn có sự nghi ngờ hoặc đà tăng dựa trên lực bán giảm. Do vậy, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, giảm giao dịch hoặc giao dịch với tỷ trọng nhỏ. Tác động từ thị trường thế giới đang có lợi khi các hợp đồng tương lai của thị trường Mỹ đang xanh và thị trường Châu Âu cũng có mức tăng trên diện rộng.

Ở trong nước, tín hiệu từ thị trường phái sinh với basis dương ở cuối phiên có thể là chỉ báo cho thấy khả năng thị trường sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên này mai khi nhà đầu tư thường chú ý diễn biến thị trường sau khi Fed tăng lãi suất hơn là ngay phiên công bố như tối nay”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Nguồn bài viết: Công ty chứng khoán nhận định thị trường sẽ phản ứng thế nào khi FED tăng lãi suất? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Đêm nay ngủ ngon rồi nhé các bác :sob::sob::sob:

Thức chờ có nhiêu thôi các ông ạ :))))
Nguồn tiếng anh đây nhé Bloomberg - Are you a robot?

Bài viết của chủ top hữu ích ! Thanks !!!

Thủ tướng: Bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào SXKD, phát triển BĐS khu công nghiệp, NOXH

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo NHNN bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển bất động sản khu công nghiệp và nhà ở xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất thêm 0,75 điểm % vào đêm qua (theo giờ Việt Nam), các ngân hàng trung ương châu Âu và nhiều nước khác đã nhiều đợt tăng lãi suất. Để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với một số bộ trưởng và lãnh đạo các bộ, ngành tập trung bàn những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ; lạm phát tăng cao, đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá; cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là xuất, nhập khẩu, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao,…

Trong bối cảnh trên, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,…

Do đó, Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; điều hành tỷ giá, lãi suất ổn định hợp lý, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục chống đô la hóa, vàng hóa hiệu quả; bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển bất động sản khu công nghiệp, nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; tiếp tục rà soát, giảm thuế, phí, lệ phí, các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài,…

Thủ tướng cũng chỉ đạo phát triển mạnh thị trường trong nước; đa dạng hóa các thị trường, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đảm bảo điện cho sản xuất, tiêu dùng và an ninh lương thực, thực phẩm. Phát triển mạnh thị trường lao động, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Đồng thời, phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường, nhất là những mặt hàng chiến lược, thiết yếu cho sản xuất và đời sống.

Vừa qua giá xăng, dầu đã giảm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chức năng rà soát, có chính sách, giải pháp phù hợp để giảm giá các hàng hóa, dịch vụ liên quan, góp phần giảm sức ép lạm phát. Tiếp tục xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng, nhất là những dự án kém hiệu quả kéo dài.

Nguồn: Thủ tướng: Bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào SXKD, phát triển BĐS khu công nghiệp, NOXH

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. VGC: Một cổ phiếu bất động sản KCN vừa có nhịp tăng gần 100%, trở về vùng đỉnh giá khi VN-Index ở 1.500 điểm

  2. Thủy điện nổi sóng giúp REE lãi hơn 1.700 tỷ đồng nửa đầu năm

  3. Vinhomes lãi 622 tỷ đồng quý II, đang có 2 tỷ USD người mua trả trước

  4. VHM: Vinhomes thu gần 49.100 tỷ đồng sau một tháng mở bán Vinhomes Ocean Park 2

  5. VRE: Vincom Retail lãi 773 tỷ đồng quý II, gấp đôi cùng kỳ trong quý II khi thị trường bán lẻ hồi phục

  6. GVR: Kiến nghị được tạo điều kiện đầu tư khu công nghiệp từ đất cao su

_

  1. TVB: Gian nan tăng vốn

  2. Hàng không hồi phục, Taseco Airs (AST) có lãi sau 8 quý lỗ liên tiếp

  3. BMS: Một CTCK báo lỗ 165 tỷ đồng dù tự doanh chốt lời cổ phiếu thu lãi trăm tỷ

  4. DXG: Lãi quý 2 ước giảm tốc 56%, áp lực ‘về đích’ do mảng môi giới chậm hồi phục

  5. FLCHOMES lần đầu thua lỗ 54 tỷ đồng do trích lập dự phòng

  6. VGC: Cổ phiếu và “lối đi riêng”

  7. SCG: Báo lãi giảm phân nửa trong quý điều hành cuối của cựu Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn

  8. BCE: Xây dựng và Giao thông Bình Dương báo lỗ “kỷ lục” trong quý II/2022

  9. FOX: Đem gần 13.000 tỷ gửi ngân hàng, lãi kỷ lục 600 tỷ đồng trong quý 2/2022

  10. VSN: Doanh thu mảng thịt tươi sống giảm, Vissan báo lãi quý II giảm 22%

  11. HDC: Báo lãi gần 180 tỷ đồng sau 6 tháng, dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục từ khi niêm yết

  12. DZM: Cơ điện Dzĩ An tiếp tục “chìm đắm” trong thua lỗ

  13. SAB: Báo lãi kỷ lục 1.800 tỷ đồng quý 2, có khoảng 20 nghìn tỷ gửi ngân hàng

  14. PAS: Lỗ gần 10 tỷ đồng trong quý 2, cổ phiếu PAS “rớt thảm” từ vùng đỉnh

  15. IMP: Dược phẩm Imexpharm chính thức “về tay” SK Investment Vina III

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KPF: Cổ phiếu “lọ mọ” dưới đáy, một cá nhân “nhanh chân” vào ghế cổ đông lớn

  2. AMV: Một cá nhân bán mạnh 3 triệu cổ phiếu AMV, rời ghế cổ đông lớn công ty

  3. GKM: Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, cổ đông liên tiếp thoái vốn

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Sắc xanh phủ nhóm ngân hàng, STB gần tăng kịch trần

  • Thanh khoản kỷ lục 23 phiên, cổ phiếu tài chính, bất động sản hút dòng tiền

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 17,08 điểm (1,43%) lên 1.208,12 điểm. Toàn sàn có 378 mã tăng, 90 mã giảm và 66 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,32 điểm (1,87%) lên 289,64 điểm.

  • Thanh khoản thị trường cải thiện hơn phiên trước với tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.431 tỷ đồng, tăng 76%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 75% lên 13.964 tỷ đồng.

  • Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 690 tỷ đồng trên HOSE phiên VN-Index vượt 1.200, chưa ngừng gom KDC và cổ phiếu ngân hàng

  • Khối ngoại giải ngân thêm hơn 360 tỷ đồng vào KDC phiên hôm nay.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Lộ diện các khoản thua lỗ trong quý 2: Một công ty xăng dầu gây bất ngờ, những cái tên đầu tiên của ngành thép ghi nhận lợi nhuận âm

  2. VEIL có tuần thứ 3 liên tiếp bán ròng, ACB vượt VPB trong danh mục đầu tư

  3. Lãi suất qua đêm liên ngân hàng vượt 5%, tăng gấp 10 lần sau hơn 1 tháng

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu “giảm tốc”, cán cân thương mại thâm hụt hơn 2 tỷ USD

  2. Đề xuất Hải Phòng miễn phí hạ tầng cảng biển với hàng hoá thuỷ nội địa

  3. Xuất khẩu gia vị sang Trung đông, châu Phi: Doanh nghiệp thiếu thông tin thị trường

  4. Đầu tư hơn 84.000 tỷ đồng xây dựng 3 tuyến cao tốc mới tại Nam Bộ và Tây Nguyên

  5. Đến tháng 11/2022 phải bàn giao ít nhất 70% mặt bằng cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

  6. Ngày 27/7, giá thép trong nước tiếp tục ghi nhận giảm từ 150.000-310.000 đồng/tấn. Đợt điều chỉnh này là lần giảm thứ 11 liên tiếp của mặt hàng thép từ ngày 11/5. Tổng mức giảm cao nhất khoảng hơn 3,9 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền.

  7. Hôm nay (28/7) giá lợn hơi tiếp tục giảm 1.000-7.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg. Giá lợn hơi giảm trở lại song biến động của thị trường vẫn rất khó đoán nên cần phải có giải pháp để ổn định giá thịt lợn trong nước.

  8. Xăng dầu giảm giá mạnh 3 kỳ liên tiếp, giá cả hàng hoá dịch vụ vẫn ‘tăng dễ, giảm khó’

  9. Nhu cầu tiêu dùng vàng của Việt Nam tăng 11% so với cùng kỳ

  10. Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng hơn gấp rưỡi cả lượng và giá trị trong nửa đầu năm

  11. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất đánh thuế cao bất động sản đầu cơ?

  12. Viettel: Định đua tranh thị trường nhà thuốc?

_

=> THẾ GIỚI

  1. Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, ông Powell đã tính kịch bản giảm tốc độ thắt chặt

  2. Tăng lãi suất lần thứ ba liên tiếp, ông Powell hứa không “đầu hàng” lạm phát và không cho rằng Mỹ đang suy thoái

  3. Chứng khoán Mỹ bật tăng, Nasdaq vọt lên 4% sau phát biểu của Chủ tịch Fed

  4. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI tăng 1,71%

  5. Chứng khoán châu Á tăng điểm sau phiên họp của Fed

  6. Trung Quốc: Lợi nhuận công nghiệp tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3 nhưng vẫn còn nhiều bóng đen

  7. Hệ thống internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk tiến vào thị trường Đông Nam Á

  8. BoK cần tiếp tục nâng lãi suất để đối phó với lạm phát tăng cao

  9. Điểm cộng của Hiệp định CPTPP khi Vương quốc Anh tham gia

  10. Làn sóng hạ dự báo lợi nhuận ngành bán lẻ Mỹ do xu hướng tiêu dùng thay đổi

  11. GDP của Nga giảm 4% trong quý II/2022

  12. Kinh tế Nga nối đà giảm, GDP có thể bị ‘thổi bay’ 10% trong năm nay

  13. Bộ phận metaverse của Meta tiếp tục “gồng lỗ” 2,8 tỷ USD trong quý 2/2022

  14. Ngày 27/7, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước.

  15. Dịch bệnh COVID-19 đang tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực tại Nhật Bản

  16. Chính phủ Australia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia. Lạm phát của Australia dự báo sẽ đạt đỉnh 7,75% vào cuối năm 2022, sau đó giảm xuống 5,5% vào giữa năm 2023 và tiếp tục về mức 3,5% vào cuối năm và duy trì ngưỡng này cho đến hết năm 2024.

  17. Bắc Kinh mở lại các đường bay quốc tế sau hơn 2 năm “đóng cửa” để chống dịch

  18. Trung Quốc huy động 148 tỷ USD hỗ trợ thị trường bất động sản

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Solana khai trương cửa hàng bán lẻ và “đại sứ quán” Web3 tại New York

  2. Thị trường tiền điện tử tăng giá mạnh, với BTC tăng gần 10% trong khi Ether tăng 17%.

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích tăng lên 22.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và đứng tại trên 23.000 USD/BTC vào cuối ngày.

  4. Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ CZ để thảo luận về tiền điện tử

_

  1. G7 sẽ áp giá trần với dầu mỏ Nga muộn nhất là vào đầu tháng 12

  2. Giá dầu cao kích hoạt làn sóng dự án thăm dò mới ở Mỹ

  3. Sau quyết định của Fed tối qua, giá dầu thế giới kết phiên tăng mỗi loại hơn 2 USD

  4. Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm 4,5 triệu thùng, do xuất khẩu tăng lên mức cao kỷ lục. Đồng thời, nhu cầu xăng của Mỹ tăng 8,5% so với tuần trước, sau khi giảm mạnh trong 2 tuần trước đó.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,86 USD (+1,91%), lên 99,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,49 USD (+1,51%), lên 108,23 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 17,5 USD lên mức 1.734,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên gần 1.750 USD trước khi hạ nhiệt về gần 1.740 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. Blomberg: Việc đồng USD tăng giá chủ yếu là kết quả của việc Fed liên tục tăng lãi suất. Diễn biến này sẽ đẩy chi phí nhập khẩu lương thực và khiến tình trạng nghèo đói trên thế giới trở nên trầm trọng hơn, cùng với đó là tổn thất cho các nhà đầu tư cổ phiếu và trái phiếu ở khắp thế giới.

  3. Đồng bạc xanh ban đầu tăng lên sau tuyên bố của Fed về việc nâng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm một lần nữa, nhưng nhanh chóng đảo chiều và suy yếu cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc về cuối phiên

_

  1. Giá khí đốt châu Âu điều chỉnh sau khi chạm “đỉnh” kể từ đầu tháng 3/2022

  2. Giá photpho vàng lao dốc 13%, lưu huỳnh, phân bón giảm 6-7% một ngày

  3. 4 ‘ông lớn’ năng lượng đầu tư khai thác khí đốt ở Angola

Vàng SJC 66.0 tr/lượng

USD 23,520 đồng

Bảng Anh 28,839 đồng

EUR 24,491 đồng

Nguồn: Thông Tô

Thủ tướng: Nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội…

Cuộc họp diễn sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây.

Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Theo báo cáo của các bộ, ngành và đánh giá của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, trong bối cảnh rất khó khăn, bất ổn của tình hình quốc tế, nhất là xung đột tại Ukraine và dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành bám sát thực tiễn, điều hành vĩ mô đúng hướng, linh hoạt, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam là một điểm sáng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ; lạm phát tăng cao, đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá; cạnh tranh chiến lược gay gắt.

Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP

Toàn cảnh cuộc họp - Ảnh: VGP

“Việc thay đổi định hướng chính sách ở nhiều nước làm thu hẹp thị trường, tác động đến các chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến nước ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là xuất, nhập khẩu, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Thủ tướng lưu ý, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu thì có hạn, cho nên chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trước tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; phát huy những bài học kinh nghiệm thành công trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua, nâng cao năng lực phân tích, dự báo; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp kịp thời cả trước mắt và lâu dài; chủ động phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời, khoa học, hiệu quả.

“Nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chú trọng phòng, chống dịch Covid-19, nhất là đẩy mạnh tiêm vaccine. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho phát triển bền vững”, người đứng dầu Chính phủ quán triệt.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; điều hành tỉ giá, lãi suất ổn định hợp lý, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục chống đô la hóa, vàng hóa hiệu quả; bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển bất động sản khu công nghiệp, nhà ở xã hội.

Cùng với đó, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi; tiếp tục rà soát, giảm thuế, phí, lệ phí, các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài, lấy nguồn lực Nhà nước kích hoạt, dẫn dắt mọi nguồn lực hợp pháp khác, góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát triển mạnh thị trường trong nước; đa dạng hóa các thị trường, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đảm bảo điện cho sản xuất, tiêu dùng và an ninh lương thực, thực phẩm. Phát triển mạnh thị trường lao động, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường, nhất là những mặt hàng chiến lược, thiết yếu cho sản xuất và đời sống.

Vừa qua, giá xăng, dầu đã giảm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chức năng rà soát, có chính sách, giải pháp phù hợp để giảm giá các hàng hóa, dịch vụ liên quan, góp phần giảm sức ép lạm phát. Tiếp tục xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng, nhất là những dự án kém hiệu quả kéo dài.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo điều hành vĩ mô phải bảo đảm tính tổng thể, bài bản, khoa học, hiệu quả, hợp lý cả trước mắt và lâu dài; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên tham vấn chuyên gia, nhà khoa học và củng cố, phát huy vai trò của Tổ điều phối kinh tế vĩ mô trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới.

Nguồn bài viết: Thủ tướng: Nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục kiểm soát lạm phát - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thị trường chứng khoán đang có 3 lợi thế lớn

(Chinhphu.vn) - Nếu lãi suất không tăng, tỷ giá hối đoái ổn định, đó sẽ là nền tảng tài chính vĩ mô quan trọng cho thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang có 3 lợi thế lớn.

Hệ thống mới có thể tạo xung lực lớn cho thị trường chứng khoán

Nói về triển vọng thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng: Nếu lãi suất không tăng, tỷ giá hối đoái ổn định, đó sẽ là nền tảng tài chính vĩ mô quan trọng cho thị trường chứng khoán. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang có 3 lợi thế lớn.

Thứ nhất là vào tháng 8 tới, chu kỳ thanh toán T+2 sẽ được rút ngắn còn T+1,5 ngày, không chỉ giúp cho việc thanh toán nhanh, an toàn hơn mà còn giúp cho thị trường tăng thanh khoản và là thông tin tích cực cho các công ty chứng khoán.

“Chúng tôi tính toán hệ thống mới có thể tạo ra xung lực lớn cho thị trường chứng khoán, có thể làm tăng giá trị giao dịch thêm vài ba nghìn tỷ đồng mỗi phiên”, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Riêng việc nâng hạng có thể giúp tăng giá trị vốn hóa thị trường thêm 14 - 15%

Sau đó, có thể cuối năm nay hoặc đầu năm sau thị trường Việt Nam sẽ được FTSE Russell nâng hạng lên thị trường chứng khoán mới nổi hạng 2.

“Chỉ riêng việc nâng hạng này, theo các chuyên gia, có thể giúp tăng giá trị vốn hóa thị trường thêm 14 - 15%”, TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ.

Việt Nam đã hết sức may mắn khi đứng ngoài vòng xoáy lạm phát và suy thoái kinh tế lan tràn trên thế giới

Lợi thế thứ 3, căn bản nhất là Việt Nam đã hết sức may mắn khi đứng ngoài vòng xoáy lạm phát và suy thoái kinh tế lan tràn trên thế giới vừa qua.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát trên thế giới đã đạt đến đỉnh, lạm phát có thể coi là đã ở phía sau, dù chúng ta vẫn phải hết sức thận trọng để không bị kéo trở lại.

Có được may mắn này bởi suốt quá trình chống dịch bệnh, chúng ta không có chủ trương in tiền cho ngân sách vay chi tiêu như các nước.

Nhiều nước đã đưa thêm tiền ra thị trường, thông qua nhiều tên gọi khác nhau như mua tài sản, mở rộng bảng cân đối tài sản… Đó là điều thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

“Có thể nói, dựa vào ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể phục hồi lại các thị trường tài sản hiện đang gặp một số rắc rối như thị trường chứng khoán, trái phiếu, thị trường bất động sản…” TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Nguồn: xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Đường bay rộng mở, ACV báo lãi quý 2 gấp 7,7 lần cùng kỳ lên 2.600 tỷ đồng

Cụ thể, doanh thu quý 2 đạt 3.420 tỷ đồng, tăng trưởng đến 125% so với quý 2 năm ngoái. Trong khi đó chi phí vốn bỏ ra chỉ tăng chưa đến 21% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.622 tỷ đồng, gấp khoảng 60 lần so với số lãi gộp 27 tỷ đồng trong quý 2/2021. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ mảng dịch vụ khách hàng vẫn chiếm phần lớn nhất, trên 45% tổng doanh thu.

Trên thực tế, năm 2022, và đặc biệt bắt đầu từ quý 2/2022 tình hình dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến tốt, các doanh nghiệp mở cửa, liên tục kích cầu du lịch, nhiều điểm đến nước ngoài mở cửa đón du khách. Ở trong nước, việc đi lại đã không còn bị hạn chế, giãn cách, nên các doanh nghiệp ngành hàng không nói chung đã kinh doanh khởi sắc trở lại, doanh thu, lợi nhuận tăng.

image

Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 1.900 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với con số 926 tỷ đồng ghi nhận trong quý 2 năm ngoái trong đó thu lãi tiền gửi đạt 383 tỷ đồng, giảm gần 60 tỷ đồng so với cùng kỳ. Góp phần lớn nhất vào doanh thu tài chính là khoản lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ. Nửa đầu năm 2022, đặc biệt giai đoạn cuối quý 2 tỷ giá các đồng ngoại tệ biến động mạnh tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có sử dụng hoặc liên quan đến ngoại tệ - mà cụ thể là biến động chênh lệch tỷ giá. Quý 2/2022 ACV ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ 1.475 tỷ đồng, tăng 1.030 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra tiền và tương đương tiền đến 30/6/2022 đạt 621 tỷ đồng, tăng khoảng 50 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó có 619 tỷ đồng tiền gủi kỳ hạn ngắn tại ngân hàng. Ngoài ra ACV còn có 31.421 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm 300 tỷ đồng so với đầu năm.

Còn chi phí lãi chính giảm 3/4 so với cùng kỳ, về mức 21 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên 55 và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 120 tỷ đồng về mức 313 tỷ đồng. Các khoản chi phí này giảm mạnh cũng một phần từ việc giảm chi phí ủng hộ, tài trợ từ 200 tỷ đồng quý 2 năm ngoái xuống còn 30 tỷ đồng, trong khi đó chi phí cho các nhân viên quản lý lại tăng.

Tổng tài sản đến cuối quý 2 đạt gần 55.900 tỷ đồng, tăng khoảng 900 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng nợ phải trả giảm được khoảng 2.000 tỷ đồng xuống còn 15.241 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm được 600 tỷ đồng về mức 590 tỷ đồng và dư vay nợ thuế tài chính dài hạn giảm gần 1.900 tỷ đồng về mức 11.690 tỷ đồng, đây chủ yếu là tiền vay để thực hiện Dự án Xây dựng Nhà ga T2 Nội Bài và Dự án Xây dựng nhà ga hành khách Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Kết quả, ACV vẫn lãi trước thuế 3.218 tỷ đồng quý 2, gấp 7,6 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 7,7 lần lên xấp xỉ 2.600 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu ACV đạt 5.538 tỷ đồng, tăng 61,6% so với cùng kỳ. Trừ các khoản liên quan, lợi nhuận trước thuế đạt 4.306 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.473 tỷ đồng, tăng 190% so với số lãi 1.200 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái.

Kinh doanh có lãi tăng trưởng mạnh, nhưng nợ xấu của ACV cũng tăng mạnh từ 1.630 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên gần 2.040 tỷ đồng, tương ứng tăng 410 tỷ đồng, trong đó công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi 576 tỷ đồng. Trong các khoản phải thu khó đòi, có 635 tỷ đồng của Vietjet, có 653 tỷ đồng của Hàng không Tre Việt, gần 380 tỷ đồng của Pacific Airlines, và có hơn 300 tỷ đồng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Ngoài ra Hàng không Mê Kông có 25 tỷ đồng và các khách hàng khác hơn 44 tỷ đồng.

image

Theo Kiến thức Đầu tư

Xuất hiện doanh nghiệp xây dựng báo lãi ròng quý 2 tăng gần 8,000%

CTCP Tập đoàn COTANA (HNX) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu thuần 562 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 98 tỷ đồng, lần lượt gấp 10 lần và 80 lần cùng kỳ.

Doanh thu tăng là động lực đi lên của CSC. Cụ thể, doanh thu thuần quý 2 đạt 562 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 226 tỷ đồng, lần lượt gấp 10 lần và 21 lần cùng kỳ. Đáng chú ý là biên lãi gộp đạt 40.2%, tăng vượt bậc so với 18.8% cùng kỳ.

Dù chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng cao nhưng CSC vẫn kết thúc quý 2 với lợi nhuận ròng kỷ lục 98 tỷ đồng, tăng 7,866% (gấp hơn 80 lần) so với cùng kỳ.

Cộng với kết quả quý 1, doanh nghiệp xây dựng báo lợi nhuận ròng nửa đầu năm đạt 142 tỷ đồng, gấp 50 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 của CSC. Đvt: Tỷ đồng

image

Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm hầu hết cơ cấu sở hữu của CSC. Giá trị tài sản ngắn hạn tại ngày 30/06 ghi nhận 2,249 tỷ đồng, chiếm 98.8% tổng tài sản và đi ngang sau 6 tháng. Lượng tiền tăng 76% lên 407 tỷ đồng.

Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng ở mức 313 tỷ đồng, giảm 5%. Các khoản phải thu lớn nhất ghi nhận tại CTCP Ivland (176 tỷ đồng), Tập đoàn Ecopark (29 tỷ đồng).

Kinh doanh khởi sắc giúp thu hẹp bớt 24% khoản nợ phải trả, còn 1,667 tỷ đồng tại cuối quý 2. Dù vậy, tỷ lệ nợ phải trả vẫn khá cao so với nguồn vốn (72%).

Cổ phiếu CSC từng “gây bão” khi tăng dựng đứng trong năm 2021, đạt đỉnh trên 131,000 đồng/cp vào tháng 11. Cùng với đà suy giảm của thị trường, CSC rơi về đáy 48,000 đồng/cp vào đầu tháng 7/2022. So với đáy vừa lập, CSC vừa hồi phục hơn 38%, kết phiên sáng 02/08 ở mức 66,500 đồng/cp.

Nguồn: Fili

Mấy nay bận việc gia đình quá, hẹn mọi người từ tối nay @Fearless sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin lại nhé

Giá dầu biến động khó lường tác động ra sao tới thị trường chứng khoán?

BSC cho rằng giá dầu thô ảnh hưởng lên nhiều yếu tố quan trọng nên đà giảm của giá dầu cũng gây ảnh hưởng khá mạnh lên vận động của thị trường chứng khoán.

Trong các cuộc suy thoái kinh tế, giá dầu đều tạo đỉnh và có biến động cùng chiều với thị trường chứng khoán. Đặc biệt, mức tương đồng mạnh diễn ra trước và sau khi giá dầu tạo đỉnh. Nguyên nhân do giá dầu có mức ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế.

Về nguồn cung, giá dầu ảnh hưởng không chỉ đến chi phí đầu vào của khá nhiều ngành nghề kinh doanh mà còn cả chỉ phí vận tải các loại hàng hóa để đưa đến tay người tiêu dùng. Về nguồn cầu, giá dầu có gây ảnh hưởng khá mạnh lên giá cả hàng hóa nông nghiệp, giá điện và giá xăng. Đây đều là loại hàng hóa tiêu dùng thường ngày của người dân trong nền kinh tế. Do ảnh hưởng lên các yếu tố quan trọng như vậy, diễn biến giá dầu thô cũng gây ảnh hưởng đáng kể tới vận động của thị trường chứng khoán.

Giá dầu suy giảm, nhóm ngành nào ít chịu ảnh hưởng và có thể tăng mạnh nhất? - Ảnh 1.

Đối với Hoa Kỳ, báo cáo phân tích mới đây của BSC chỉ ra rằng quyền số của nhóm ngành giao thông vận tải trong CPI Hoa Kỳ chiếm 21,93%. Điều này cũng dẫn đến việc biến động mạnh của giá dầu sẽ trực tiếp tạo ảnh hưởng khá mạnh lên tình trạng lạm phát Hoa Kỳ. Biến động mạnh về lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến sự thay đổi về chính sách tiền tệ của FED và từ đó, tác động trực tiếp đến lượng tiền tệ chảy vào nền kinh tế và thị trường tài chính.

Phân tích tác động của giá dầu lên TTCK Hoa Kỳ, BSC đánh giá dựa trên thống kê qua những đợt khủng hoảng. Đối với khủng hoảng năm 1990, một số ngành giảm hoặc tăng ít như ngành Dịch vụ viễn thông, ngành Năng Lượng. Trong khi đó, ngành tăng mạnh gồm Bán lẻ, Tài chính, Ngân hàng, Phần mềm & Dịch vụ.

Đối với khủng hoảng Dotcom 2000, ngành giảm nhiều nhất là thiết bị và phần cứng công nghệ, ngành phần mềm và dịch vụ, ngành tiện ích, viễn thông. Trong khi đó, ngành giảm ít hoặc ít tăng là thực phẩm đồ uống, hàng hóa gia dụng và cá nhân, dịch vụ thương mại và chuyên nghiệp. Mặt khác, BSC thống kê ngành may mặc, bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ tiêu dùng vật liệu sẽ hồi phục mạnh mẽ nhất.

Đối với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngành ô tô, năng lượng, tài chính giảm mạnh nhất. Trong khi đó, hồi phục mạnh nhất sau cuộc khủng hoảng là ngành tiêu dùng, bán lẻ.

Nhìn chung, BSC đánh giá các nhóm ngành liên quan trực tiếp đến các ngành nghề kinh doanh gây ra khủng hoảng kinh tế đều suy giảm mạnh và có tốc độ hồi phục chậm hơn so với các ngành khác. Nhóm ngành Năng lượng đều điều chỉnh khá mạnh theo xu hướng suy giảm của giá dầu. Ngược lại, nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng và tăng mạnh: Ngành Dịch vụ tiêu dùng, Ngành bán lẻ, Ngành Thực phẩm và đồ uống.

Đối với TTCK Việt Nam, Chứng khoán BSC đánh giá tác động của giá dầu lên thị trường chứng khoán sẽ khiến chỉ số ngành Năng lượng, Dược phẩm, Công nghiệp hỗ trợ, Dịch vụ viễn thông giảm mạnh. Ngược lại, ngành ít chịu ảnh hưởng hoặc hồi phục mạnh: Dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ.

Giá dầu suy giảm, nhóm ngành nào ít chịu ảnh hưởng và có thể tăng mạnh nhất? - Ảnh 2.

Nhìn lại quá khứ, đội ngũ phân tích cho rằng TTCK Việt Nam trong các đợt suy thoái/khủng hoảng kinh tế đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh. Nhìn chung, sau 12 tháng kể từ thời điểm bước vào giai đoạn khủng hoảng VN-Index đã có sự hồi phục đáng kể tuy nhiên mức độ hồi phục so với thời điểm trước khi suy thoái xảy ra là không nhiều – ngoại trừ cuộc suy thoái nhẹ năm 2020 khi Chính phủ kích thích kinh tế, nới lỏng CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19.

Hiện nay bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến khó lường khi các NHTW trên thế giới đang bước vào “cuộc đua” nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát khi giá cả tiếp tục leo thang. Trường hợp nền kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái như nhiều tổ chức dự báo sẽ tác động đến toàn bộ bức tranh kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên hiện tại Việt Nam vẫn là quốc gia được nhiều tổ chức uy tín đánh giá có các yếu tố chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt… so với thế giới, do đó sức bật của nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng sẽ tốt hơn nếu kịch bản khủng hoảng xảy ra.

Nguồn: Hạ Anh
Nhịp Sống Tổ Quốc

Hạn chế giao dịch 56 mã trên UPCoM vì không công bố thông tin họp ĐHĐCĐ

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì hạn chế giao dịch đối với 56 mã cổ phiếu.

Danh sách các mã bị duy trì hạn chế giao dịch trên UPCoM

Nguồn: HNX

Lý do duy trì hạn chế giao dịch là các đơn vị trên không công bố thông tin về ĐHĐCĐ thường niên 2022 trong thời gian 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không có biên pháp khắc phục.

HNX cho biết sẽ thông báo về việc cho phép cổ phiếu thuộc danh sách trên được giao dịch bình thường trở lại sau khi tổ chức đăng ký giao dịch khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định.

Nguồn: Fili

1 Likes

Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp nửa cuối tháng 8

Nửa cuối tháng 8, nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt năm 2021 và các đợt năm 2022, trong đó nổi bật có KDC, SZC, BBS…

Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp nửa cuối tháng 8
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp nửa cuối tháng 8

KDC - Ngày 22/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Tập đoàn Kido (Mã KDC) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 6% (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày thanh toán là 5/9/2022.

PGD - Ngày 22/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Phân phối khí Thấp áp dầu khí Việt Nam (Mã PGD) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 25% (1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng). Thời gian thực hiện là 27/9/2022.

SZC - Ngày 31/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã SZC) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Thời gian thực hiện là 28/9/2022.

BBS - Ngày 12/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Vicem Bao bì Bút Sơn (Mã BBS) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 12% (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng). Ngày thanh toán là 25/8/2022.

NSL - Ngày 12/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Cấp nước Sơn La (Mã NSL) chốt danh sách tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2022 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1000 đồng). Ngày thanh toán là 5/9/2022.

ACE - Ngày 15/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Bê tông Ly tâm An Giang (Mã ACE) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền mặt đợt cuối năm 2021 tỷ lệ 35% (1 cổ phiếu được nhận 3.500 đồng). Thời gian thực hiện gồm: Đợt 1 ngày 15/9/2022 thanh toán tỷ lệ 20% và đợt 2 ngày 20/10/2022 thanh toán 15%.

DBW - Ngày 15/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Cấp nước Điện Biên (Mã DBW) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 0,066% (10 cổ phiếu được nhận 66 đồng). Ngày thanh toán là 5/9/2022.

TQW - Ngày 15/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Cấp thoát nước Tuyên Quang (Mã TQW) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 3,5% (1 cổ phiếu được nhận 350 đồng). Ngày thanh toán là 31/8/2022.

NAP - Ngày 16/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Cảng Nghệ Tĩnh (Mã NAP) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 5,5% (1 cổ phiếu được nhận 550 đồng). Ngày thanh toán là 12/9/2022.

HKP - Ngày 19/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Bao bì Hà Tiên (Mã HKP) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 10,95% (1 cổ phiếu được nhận 1.095 đồng). Thời gian thực hiện là 5/9/2022.

KCE - Ngày 22/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Bê tông Ly tâm Điện lực Khánh Hòa (Mã KCE) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Thời gian thực hiện là 14/9/2022.

SAS - Ngày 22/8/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Mã SAS) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền năm 2021 tỷ lệ 5,67% (1 cổ phiếu được nhận 567 đồng). Ngày thanh toán là 31/8/2022.

Nguồn: Kinh tế chứng khoán

Tỷ giá biến động khó lường, những doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi?

Trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu, có lợi thế về thu hút dòng vốn FDI hoặc đang vay nợ bằng đồng JPY sẽ được hưởng lợi.

Ghi nhận vào ngày 9/8, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 106,34. Như vậy, đã ghi nhận mức tăng hơn 10% so với đầu năm nay và vượt mức đỉnh đầu năm 2020.

Mặc dù đồng USD tăng mạnh trong thời gian qua, đồng VND chỉ mất giá khoảng 2,5-2,7% so với USD. So với hai đồng tiền quan trọng là EUR và JPY, cặp EUR/VND đã giảm 8% và cặp JPY/VND đã giảm 12% kể từ đầu năm.

Song, báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán SSI cho rằng áp lực lên tỷ giá vẫn tương đối cao khi vẫn chưa xác định được thời điểm và mức độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Hơn nữa, áp lực điều hành sẽ tăng hơn về cuối năm khi lãi suất USD được kỳ vọng sẽ đạt 3,5-3,75% vào tháng 12 và lãi suất VND liên ngân hàng cần duy trì cao hơn mức trên nhằm giảm áp lực lên tỷ giá.

Theo giới phân tích, việc tỷ giá tiếp tục chịu nhiều biến động sẽ tác động tới thị trường chứng khoán cũng như các nhóm ngành, cổ phiếu có liên quan.

Diễn biến chỉ số DXY

Theo đánh giá của Bộ phận phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), sự tăng lên của tỷ giá USD/VND và sự giảm giá của tỷ giá JPY/VND sẽ có ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thanh toán bằng đồng USD do USD chiếm tới 90% trong giao dịch xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên mức độ ít hay nhiều phụ thuộc vào cơ cấu doanh thu cũng như nguồn vốn. Trong khi đó, các giao dịch bằng đồng EUR tại Việt Nam lại chiếm tỷ trọng không quá lớn, do vậy việc tỷ giá EUR/VND giảm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp đang niêm yết.

Nhóm phân tích cho rằng các nhóm ngành, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi khi tỷ giá USD/VND tăng.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong hai ngành này, có nền tảng cơ bản tốt và được hưởng lợi từ tỷ giá được lựa chọn là CTCP May Sông Hồng (MSH), CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), CTCP Phú Tài (PTB), TCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC).

Một số doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi. (Nguồn: Agriseco).

Bên cạnh đó, khi tỷ giá USD/VND tăng, các doanh nghiệp khu công nghiệp có lợi thế về thu hút dòng vốn FDI, giá cho thuê được dựa trên cơ sở đồng USD cũng sẽ được hưởng lợi.

Nhóm phân tích kỳ vọng các nhà phát triển khu công nghiệp đang có dự án khu công nghiệp triển khai cho thuê tại các địa phương này sẽ thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài, kết hợp với tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng sẽ hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như Kinh Bắc City (KBC), Becamex IDC (BCM), Viglacera (VGC).

Đồng thời, các doanh nghiệp đang vay nợ bằng đồng JPY nhiều cũng sẽ được hưởng lợi, do việc đồng tiền này giảm giá sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí tài chính khi ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá, từ đó giúp lợi nhuận được cải thiện.

Một số doanh nghiệp đang vay nợ bằng đồng JPY. (Nguồn: Agriseco).

Những doanh nghiệp có thể gặp rủi ro tỷ giá

Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trước diễn biến tỷ giá như hiện tại bao gồm các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu phần lớn từ Mỹ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bông, nhựa, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và hoá chất. Những doanh nghiệp này có thể bị tăng giá vốn trong trường hợp tỷ giá USD/VND tăng, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm.

Các doanh nghiệp nội địa đang bị cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ châu Âu hoặc Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng. Các mặt hàng từ các khu vực này sẽ có giá vốn rẻ hơn (tính theo VND), và ảnh hưởng trực tiếp tới sức cầu tiêu thụ mặt hàng nội địa.

Một số ngành có giá trị nhập siêu từ châu Âu, Nhật Bản lớn bao gồm sắt thép và phế liệu, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, nhựa, hoá chất…

Ngoài ra, các doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD cao trên tổng tài sản cũng sẽ gặp rủi ro khi việc huy động vốn vay USD với tỷ trọng lớn có thể khiến các doanh nghiệp chịu lỗ tỷ giá, theo đó làm tăng chi phí tài chính và làm lợi nhuận sau thuế giảm.

Công ty chứng khoán lưu ý các doanh nghiệp có chi phí đầu tư tài sản cố định cao như điện than, năng lượng tái tạo, sản xuất thép; hoặc lĩnh vực vận tải như vận tải dầu khí, vận tải hàng không và đang được tài trợ vốn quốc tế thông qua vay nợ bằng USD.

Nguồn: Phương Nga
Doanh nghiệp & Kinh doanh