Đâu mới là tiềm năng thật sự của IDICO?

Trong giai đoạn bùng phát đại dịch, hầu hết các ngành đều gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và bát triển, nhưng riêng các DN kinh doanh hạ tầng KCNlại có một năm 2021 ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, tất cả là nhờ FDI. Tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ước đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cả nước phải trải qua nhiều đợt giãn cách toàn xã hội để phòng, chống dịch.

Chính sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn đầu tư FDI đã tô thêm những nét tươi sáng cho bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc của phân khúc BĐS KCN thời gian qua.

Chưa kể, sau công tác phòng chống dịch covid 19 thì thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế được rộng mở hơn nhiều, theo đó mức độ uy tín tăng cao. Tất cả các nước hướng đến Việt Nam là một nước an toàn, ổn định và có sự đoàn kết thống nhất. Việt Nam có quá nhiều lợi thế về phát triển khu công nghiệp:

  • Quỹ đất còn khá rộng
  • Chính sách mở của cho doanh nghiệp nước ngoài khá tốt
  • Nhân công, nhận lực dồi dào và giá rẻ
  • Giao thông thuận lợi
  • Và là một đất nước đang phát triển, có mức tiêu thụ hàng hóa lớn

Về IDICO

IDC - CÓ CÒN DƯ ĐỊA TĂNG TRƯỞNG?

IDC là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất sẵn sàng thuê đạt 754 ha tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. IDC ban đầu là công ty trực thuộc Bộ Xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp, thủy điện, giao thông, nhà ở và đô thị, thi công xây lắp.

Sau 2 lần thoái vốn vào các năm 2018 và 2020, Bộ Xây dựng đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 100% về 0%, IDC trở thành Doanh nghiệp BĐS Khu công nghiệp tư nhân với những yếu tố:

Biên lợi nhuận gộp vượt trội so với ngành

Biên lợi nhuận gộp của mảng KCN của IDICO trong 6T/2022 đạt 65.7%, vượt trội so với trung bình ngành là 31%. Quý 2/2022, doanh thu hợp nhất đạt 3,308 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động cho thuê KCN là điểm sáng khi đóng góp 3,060 tỷ đồng, chiếm 61% tổng doanh thu IDC. Sau 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của IDICO đạt 4,981 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2,187 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cao xuất phát từ việc IDICO đã hoàn thành đền bù cho các quỹ đất KCN lớn và hoàn thành hạ tầng KCN từ nhiều năm trước. Trong khi giá đất và chi phí xây dựng tại Việt Nam đã tăng mạnh những năm gần đây và vẫn đang trong xu hướng tăng dài hạn. Biên lợi nhuận gộp này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới khi quỹ đất sẵn sàng cho thuê của IDICO vẫn còn trên 700ha.

Tiến độ thu hút đầu tư BĐS KCN được ghi nhận tích cực trong nửa đầu năm 2022

IDICO sở hữu danh mục 10 KCN tổng diện tích lên đến 3.267 ha ở cả khu vực miền Bắc và miền Nam

Trong 6T/2022, IDICO đã ký MOU và hợp đồng cho thuê 90 ha, trong tổng số 160ha theo kế hoạch năm 2022.

Một số hợp đồng cho thuê lớn đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng, dự kiến ký kết trong 6T cuối năm.

Hiện tại, IDICO còn 754,8 ha quỹ đất sẵn sàng cho thuê tại 5 dự án KCN như Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ. I

IDICO được hưởng lợi từ giá đất tăng tại các KCN ở miền Nam

Tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm công nghiệp hiện nay như Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh đều đã đạt trên 80%.

CBRE Việt Nam khảo sát tại 4 tỉnh/thành phố được đơn vị này coi là trọng điểm công nghiệp phía Nam là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An cho thấy, giá chào thuê tăng 8-13% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, thị trường TP.HCM ghi nhận mức giá thuê trung bình cao nhất. Tiếp theo là thị trường Long An với mức giá thuê trung bình từ 125 USD/mét vuông/chu kỳ thuê. Mức giá thuê khu công nghiệp trung bình ở Bình Dương và Đồng Nai là từ 100 USD/mét vuông/chu kỳ thuê.