I. Sự kiện đáo hạn Hợp đồng Phái sinh tháng 9.
Trong các giao dịch kinh tế, phái sinh có nghĩa là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của tài sản cơ sở khác. Trong bản tin hôm nay, em muốn nhắc đến hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là chỉ số VN30.
Đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày cuối cùng của hợp đồng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực. Tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày thứ 5, tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn.
Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, tại thị trường chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư có lợi thế giao dịch 2 chiều. Nhờ đó, có thể gia tăng lợi nhuận ngay khi thị trường giảm. Chẳng phải chúng ta đã từng nghe về cụm từ “thứ 5 đen tối” trên thông tin đại chúng. Thứ 5 đen tối ám chỉ ngày đáo hạn phái sinh lúc thị trường giảm.
Đi đến hiện tại, hợp đồng tương lai tháng 9 VN30F2309 sẽ được đáo hạn vào thứ 5 tuần sau ngày 21/09 . Diễn biến thị trường quanh phiên đáo hạn phái sinh ở các tháng trước ra sao?
Nhìn vào hình trên ta thấy, thị trường trước khi đáo hạn phái sinh của 5 tháng trước, VNIndex có xu hướng rung lắc, điều chỉnh giảm trong phạm vi 5 ngày trước đáo hạn phái sinh, vì đây là nghiệp vụ của khối tự doanh.
Chính vì vậy, thị trường chứng khoán có thể điều chỉnh giảm và biến động trong khoảng 2 phiên thứ 5, thứ 6 tuần này và 3 phiên đầu tuần sau trước phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8.
Biết được tác động có thể có của sự kiện Đáo hạn Phái sinh này, Nhà đầu tư sẽ không bị bỡ ngỡ và loay hoay đi tìm lý do khi thị trường biến động ở các phiên này.
II. Bản chất của luân chuyển vốn
Chắc hẳn NĐT còn nhớ, phía trên em có nhắc đến “thị trường tháng 8 được hỗ trợ mạnh bởi dòng tiền trong nước nhờ lãi suất duy trì ngang mức sau điều chỉnh giúp giảm chi phí cơ hội, chi phí vốn khi đầu tư chứng khoán”. Như vậy, dòng tiền là yếu tố rất quan trọng quyết định đến xu hướng của thị trường.
Dòng tiền đang “chảy” đi đâu?
Đơn giản hóa, em lấy 3 chủ thể trong nền kinh tế có tác động qua lại lẫn nhau và tác động trực tiếp lên dòng tiền của thị trường chứng khoán. Bao gồm:
- Chính sách vĩ mô (Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,…)
- Nội tại nền kinh tế (Cơ bản của doanh nghiệp)
- Thị trường tài chính (Dòng tiền trên thị trường chứng khoán)
Đánh giá:
1. Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nói lỏng khi có 4 lần hạ lãi suất điều hành, từ giữa tháng 3/2023 tới tháng 6/2023. Dẫn đến một xu hướng tất yếu diễn ra chính là dòng tiền dịch chuyển từ kênh gửi tiết kiệm sang kênh đầu tư có lợi tức cao hơn – chứng khoán. Và trong giai đoạn đó, cổ phiếu của đa số nhóm ngành ghi nhận mức tăng trung bình 10 - 15%. Như vậy, thị Chính sách tiền tệ nới lỏng được thực thi đã có hiệu quả => đã tác động tích cực sự lưu thông dòng tiền => giúp thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh.
2. Đến nay, chính sách vĩ mô đã ngấm dần và phản ánh lên sức khỏe của nền kinh tế, thể hiện ở s ố liệu kinh tế vĩ mô tháng 8 đã cho thấy sự cải thiện tốt hơn từ các động lực tăng trưởng kinh tế như Đầu tư công tăng tốc; Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam gia tăng; Chỉ số PMI trở lại trên 50 điểm; Khách quốc tế hồi phục.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tháng cuối năm dự báo sẽ tăng tốt nhờ các chính sách tài khóa, tiền tệ và kích cầu tiêu dùng. KQKD các doanh nghiệp có thể cải thiện trở lại sau khi đã giảm 20% trong Quý I và 16% trong Quý II; đặc biệt so sánh với nền cùng kỳ thấp 6 tháng cuối năm 2022 => phục hồi từ các doanh nghiệp sẽ giúp yếu tố “nội tại” của thị trường sẽ bền vững hơn. Như vậy, thị trường chứng khoán rất khó có nhịp giảm sâu hơn. (1)
Khía cạnh khác, khi môi trường kinh doanh dần sáng cửa, doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để hoạt động kinh doanh => Dòng tiền sẽ khó tiếp tục tăng chảy mạnh vào thị trường chứng khoán. Do đó, thị trường chứng khoán sẽ khó tăng mạnh trong thời gian ngắn. (2)
Điều (1) và (2) sẽ là bản lề cho nhận định: chỉ số chung VNIndex sẽ đi ngang với biên độ 100 điểm quanh 1150 – 1250 điểm cho đến khi thị trường có “câu chuyện mới để kể”.
Chắc hẳn, điều băn khoăn của Nhà đầu tư: hành động nào cho thị trường hiện tại, nhất là trong ngắn hạn?
III. Hành động cho ngắn hạn
Đối với sự kiện đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 9 , nếu có tác động điều chỉnh giảm đến thị trường như dự đoán, hành động của chúng ta là nên ưu tiên vị thế MUA thay vì sợ hãi và bán tháo. Vì đây là nghiệp vụ của khối tự doanh, chứ không phải tín hiệu chuyển biến xấu đi của thị trường.
Bên cạnh đó, chiến lược hành động, em đã đề cập trong bản tin tháng 9:
(1) Bản chất nhịp tăng của thị trường đã thay đổi: “yếu tố cơ bản” của Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị thay đổi. Khi tỷ giá USD/VND leo thang, NHNN khó có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất. Chính vì vậy, phiên giảm mạnh ngày 18/8 của Vnindex đã kết thục nhịp tăng vì “Dòng tiền rẻ” là hoàn toàn có cơ sở.
(2) “Xu hướng là bạn”: Xét trên đồ thị kỹ thuật, vùng 1250 điểm hiện đang là vùng đỉnh của nhịp tăng trước – nhịp tăng vì “Dòng tiền rẻ”. Thị trường đang cần một chất xúc tác mạnh mẽ để vượt qua kháng cự này. Song song với đó, em đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đi ngang trong biên độ 100 điểm quanh 1150 – 1250 điểm.
(3) Dòng tiền đi tìm cổ phiếu cơ bản: Trong bối cảnh thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, trong tháng 9, dòng tiền sẽ tập trung vào những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt. Giai đoạn thị trường tích lũy sẽ là lúc những “siêu cổ phiếu” hiện diện và dẫn dắt đà tăng sắp tới.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487