🔥 dollar là ngoại tệ dự trữ không hoàn toàn là sức mạnh của hoa kỳ!

image

Từ nhiều năm qua, lãnh đạo một số quốc gia thấy nhóm BRICS có vẻ chí lý khi vặn hỏi về tương lai Mỹ kim (xin gõ tắt là MK!) Nếu kinh tế Mỹ hết chiếm vị trí trọng yếu của kinh tế toàn cầu thì vai trò của MK tất nhiên cũng phải giảm chứ?

Trước khi MK là ngoại tệ phổ biến nhất, được nhiều nước coi là ngoại tệ dự trữ, thì chưa khi nào nền ngoại thương toàn cầu lại có một đồng bạc thông dụng như thế. Và Hoa Kỳ bị phí tổn khi giữ cái trục chính trong luồng giao dịch của thiên hạ

Thứ nhất, hiện tượng gọi là ‘toàn cầu hóa’ chỉ xuất hiện gần đây thôi. Cho dễ nhớ là sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước tự do buôn bán với nhau nhiều hơn.
Thứ hai, nhìn xa hơn về lịch sử, đồng MK chỉ có vai trò quan trọng kể từ hậu bán Thế kỷ 20, là sau Thế Chiến II.
Thứ ba, khi kinh tế Mỹ đã vượt Vương quốc Anh Thống nhất (United Kingdom), xin ghi 1860 cho dễ nhớ, thì thiên hạ vẫn tín nhiệm đồng Sterling của Anh. Họ tin vào cam kết giao hoán (đổi tiền) của Ngân hàng Trung ương Anh hơn các ngân hàng trung ương khác. Khi đó, đồng Sterling được các nước coi như ngoại tệ dự trữ gần bằng loại dự trữ trước đó -vàng.
Thứ tư, dù kinh tế Mỹ có lớn mạnh nhất từ 1860 thì MK vẫn chỉ là loại tiền thấp kém cho đến cỡ 1920 vì lắm nước Châu Á và Trung Nam Mỹ lại dùng thứ khác hơn MK hay cả Sterling của Anh để thanh toán việc giao dịch của họ. Tức là đồng tiền của quốc gia giàu nhất không tất nhiên là ngoại tệ phổ biến nhất.
Thứ năm , trước khi MK là cái chốt chung thì cấu trúc của trao đổi ngoại thương và tư bản chưa ‘nhất thể hóa’ (thống nhất). Nhiều nhóm quốc gia giải quyết với nhau sự chênh lệch về buôn bán: như bị nhập siêu (nhập > xuất cảng) thì dàn xếp với nước được xuất siêu, rồi thanh toán bằng loại tài sản mà bên kia nhận. Nhưng nếu tài sản đó không dễ giao hoán thì sao? Thì mất sự tín nhiệm, quá bất tiện cho giao dịch….

Mọi giao dịch thất quân bình của thiên hạ đều có thể thu hẹp nhờ (1) sự đồng ý và (2) khả năng của Hoa Kỳ khi nhận xuất hoặc nhập các khoản chênh lệch đó bằng… tài sản của Mỹ. Chuyện này chưa hề xảy ra trước đó nên tất nhiên khó hiểu: thất quân bình (tạm gọi là âm hay dương) giữa các nước giao dịch với nhau có thể là rất lớn và rất lâu nhưng Hoa Kỳ ở giữa Lại có khả năng thỏa mãn nhu cầu cả dương lẫn âm cho tất cả.

Nước A cần mua để thanh toán cho X thì có Mỹ bán, nước B cần bán để giải quyết chênh lệch với Y thì lại có Mỹ mua.

Khi Thế Chiến II sắp kết thúc, tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944, kinh tế gia người Anh là John Maynard Keynes triệt để chống lại hệ thống giao dịch quốc tế cho phép duy trì các khoản thặng dư hay khiếm hụt quá lớn. Nhưng quan điểm của ông bị kinh tế gia Harry Dexter White của Hoa Kỳ bác bỏ. Vì vậy, xứ nào bị khiếm hụt thì phải thỏa mãn nhu cầu trong nội tình của quốc gia được thặng dư. Trái lại, nước thặng dư khỏi cần điều chỉnh nội bộ (ví dụ sản lượng hay lợi tức cho lao động) nhờ tích lũy thêm tài sản ngoại quốc. Mà làm giảm số cầu của thế giới.

Giới kinh tế bình thường còn khó hiểu ra đặc tính điều chỉnh quái đản: một quốc gia không đạt xuất siêu nhờ có năng suất cao trong kỹ nghệ chế biến mà vì ngành chế biến mặc nhiên hoặc công khai được trợ cấp. Ai thanh toán các khoản trợ cấp đó? Giới lao động và các hộ gia đình khiến số cầu nội địa bị giảm…

Chúng ta thấy TQ sớm hiểu ra luật chơi lý tài tàn ác đó: khi Trung Cộng đạt xuất siêu thì chính dân chúng bị bóc lột. Suy ngẫm thêm, ta hiểu tỷ giá đồng Nguyên được ấn định thấp, không chỉ vì làm hàng hóa TQ rẻ hơn và dễ bán hơn mà còn làm thợ thuyền lãnh lương thấp hơn cái công của họ. Họ bị bóc lột cho đến khi nền kinh tế bị giảm phát… là chuyện ngày nay.

Nhìn rộng ra toàn cầu theo giác độ kết toán thì thặng dư của xứ này phải được khiếm hụt của xứ khác bù lại. Bây giờ mới thấy vai trò Hoa Kỳ….

Từ quãng 1980 về sau, Mỹ dễ dãi thỏa mãn nước thặng dư bằng cách đổi khối thặng dư đó thành tài sản trên thị trường Mỹ. Phương tiện hoán đổi là nàng áo xanh, là đồng Mỹ Kim! Hình tượng vật lý dễ hiểu: MK là trục chính cho sự xoay vần của giao dịch quốc tế. Đối giá khó hiểu là kinh tế Hoa Kỳ bị thiệt khi tiếp nhận sự suy yếu của số cầu ở ngoại quốc: hoặc bị thất nghiệp hoặc tăng khoản nợ của chính quyền và các hộ gia đình.

CHI TIẾT : (1) Facebook