Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 10/09/2023
- Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 37.63%(–) - Ngang so với tuần trước.
- Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ TĂNG trong tuần này.
Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số RMS trong tuần:
- Cấu phần quan vĩ mô không có chuyển biến quá nhiều trong tuần qua, động lực chủ yếu xoay quanh việc hạ lãi suất của các ngân hàng. Ngoài ra, thị trường cũng đón nhận khá nhiều sự tích cực từ chuyến ghé thăm Việt Nam của tổng thống Joe Biden với kỳ vọng sẽ thúc đẩy nguồn vốn FDI và XNK giữa 2 nước.
- Về mặt động lượng, thị trường đã tốt hơn đáng kể, tuy nhiên áp lực đè nặng từ nhóm VIC vẫn còn sẽ khiến thị trường còn khó thoát khỏi xu hướng giằng co.
- Rủi ro về tỷ giá vẫn là vấn đề cần chú ý trong giai đoạn hiện tại, FIDT tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng đối với vấn đề này và sẽ cập nhật thường xuyến đến Quý nhà đầu tư tại sản phẩm IDP với các gói đăng ký tương ứng.
FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ tăng trong tuần tới, tuy nhiên có thị trường có thể gặp áp lực giảm đầu tuần do quán tính từ những phiên cuối tuần trước.
FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư có thể gia tăng mua mới cổ phiếu ở những phiên thị trường giảm điểm trong tuần và tránh tâm lý FOMO đối với những nhóm ngành đã tăng mạnh trong thời gian qua như chứng khoán, bán lẻ, thép, BĐS KCN.
Tình hình lạm phát – lãi suất Mỹ
Cập nhật biến động hàng hóa trong tuần
Brent
Về nguồn cung
- Các động thái tự nguyện cắt giảm sản lượng của Nga và Saudi Arabia tiếp tục gây áp lực lên nguồn cung (cộng gộp với các lần cắt trước sẽ gây ảnh hưởng mạnh từ nay đến cuối năm).
- Mỹ trong giai đoạn vừa qua đã xả kho dự trữ chiến lược (SPR) của mình về mức thấp, nên trong thời gian tới buộc sẽ phải bơm ngược vào kho.
Về nhu cầu
- Số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất bền vững so với dự phóng.
- Trung Quốc ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ, kích cầu nền kinh tế. Vì vậy kỳ vọng nhu cầu dầu không giảm/tăng nhẹ từ phía TQ.
Nhận định:
- Giá dầu brent trong trung hạn xác suất cao sẽ giao dịch trong band 80 – 90 để thỏa mãn cho nhóm OPEC+, cũng như do ngành dầu khí đã bị underinvest trong nhiều năm.
- Các thông tin trong ngắn hạn có thể đẩy giá brent ra ngoài vùng band kỳ vọng (+90/ -80) nhưng sẽ không kéo dài quá lâu.
- Khả năng giá Brent vượt 100 trong ngắn hạn tương đối thấp do rủi ro từ nhu cầu của 2 thị trường Mỹ và TQ vẫn còn hiện hữu. (Mỹ suy thoái – TQ phục hồi không đạt kỳ vọng).
Ure
Về nguồn cung
- Các nhà máy sản xuất ở Malaysia, Brunei và Indonesia đang trong quá trình bảo dưỡng.
- 29/7 Ai Cập - cắt nguồn cung khí cho các nhà máy Ure để tập trung cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- 7/9 - Trung Quốc (Top 3 xuất khẩu Ure) đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón trong nước ngưng xuất khẩu sau khi giá Ure nội địa tăng nóng gần 50% kể từ tháng 6.
- 9/9 - Giá khí tự nhiên Châu tiếp tục tăng với áp lực từ đình công lớn ở ÚC. Về mặt nguyên tắc, việc giá khí tăng sẽ kéo theo chi phí sản xuất và giá bán Ure tăng.
Về nhu cầu
Các nước quốc gia trên thế giới vẫn đang cố gắng bảo đảm an ninh lương thực của chính họ kể từ khi Nga tiến quân sang Ukraine. Tầm quan trọng của phân bón đối với lương thực đã được đưa lên mức an ninh chiến lược quốc giảm, đơn cử:
- 20/7 - Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển đen.
- 16/8 - Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, đồng thời tiến hành mở vòng đấu thầu mới cho urê dạng hạt với kích thước khác nhau (28/7)
Nhận định:
Chúng tôi cho rằng giá phân bón Ure sẽ duy trì ổn định ở mức cao trong nửa còn lại của năm 2023 khi:
- Nguồn cung phân Urea bị thắt chặt trên toàn thế giới
- Giá khí đốt tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Cao su
Về nguồn cung
Hiện đang mùa cao điểm sản xuất, nhưng sản lượng cao su thô thấp hơn dự kiến, kết hợp với tồn kho thấp do các nhà máy TQ không tăng nhập khẩu trong thời gian qua.
Về nhu cầu
- Nhiều nhà máy sản xuất lốp xe bắt đầu hoạt động trở lại từ đầu tháng 8.
- Đối với ngành ôtô, doanh số bán xe nhìn chung đi ngang, doanh số xuất khẩu lốp xe tăng vọt, đơn hàng full và xuất khẩu trong các tháng qua cao hơn so với dự phóng.
Catalyst
- Ngắn hạn: rumor việc Nhật Bản thu mua số lượng lớn cao su trên thị trường. Giới trader cho rằng việc mua trên 1 phần do họ tin cao su có khả năng ngăn phóng xạ từ câu chuyện xả nước ở nhà máy Fukushima.
- Trung hạn: giá dầu tăng & duy trì mức nền cao khiến giá cao su nhân tạo tăng theo. Mặc dù độ tương quan giữa cao su tự nhiên và cao su nhân tạo không lớn như trước, nhưng ít nhiều vẫn đáng kể do tỷ lệ thay thế nhau.
Nhận định
Khả năng cao giá cao su sẽ tiếp tục tăng và ở mức giá cao trong thời gian tới khi
- Nguồn cung thượng nguồn tương đối khan hiếm
- Nhu cầu ở mức cao, thậm chí có đột biến do catalyst ngắn và trung hạn
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Định giá P/E của VNIndex phục hồi mạnh trong tuần qua và kết tuần mức trên trung bình lịch sử (từ năm 2012 - nay). Chúng tôi nhận định đây là mức định giá P/E không còn rẻ và đà tăng sẽ không còn thăng hoa như giai đoạn nửa đầu năm 2023.
- Đồng pha với P/E, định giá P/B của Vnindex cũng chứng kiến đà tăng trở lại trong tuần qua. Với mức định giá hiện tại, chúng tôi đánh giá đây vẫn là vùng định giá thấp trong lịch sử của P/B VNIndex. Tuy nhiên cần nhìn nhận khách quan vào con số P/B này. Hiện nay, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn hóa thị trường và định giá P/B của nhóm ngân hàng đa phần vẫn nằm ở vùng khá thấp so với lịch sử định giá của nhóm này. Do đó, định giá nhóm ngân hàng là nguyên nhân chủ yếu kéo theo định giá P/B của toàn thị trường ở mức khá thấp hiện tại, nếu loại trừ nhóm ngân hàng thì định giá P/B của khá nhiều nhóm ngành đã về mức trung bình.
Vì vậy, nhìn chung thì định giá của thị trường không còn rẻ nữa và nhà đầu tư cần lưu ý khi giai đoạn thị trường hiện tại dễ xảy ra biến động và tạo ra sự phân hóa cao.
Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, tuần qua chứng kiến sự phân hóa mạnh của các nhóm, trong đó nổi bật là sự đối nghịch mua bán của nhóm nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư cá nhân trong nước. Dòng tiền từ khối ngoại đã rút mạnh trong những tuần gần đây để tìm đến các thị trường tiềm năng hơn ở thời điểm hiện tại là Mỹ và Trung Quốc (với Mỹ là triển vọng kinh doanh tốt và khả năng tránh được suy thoái, trong khi dòng tiền đổ về Trung Quốc với kỳ vọng bắt đáy sau khi Chính phủ nước này đưa ra các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và bước đầu đạt được hiệu quả). Ngược lại xu hướng của khối ngoại, nhóm trong nước với sự dẫn dắt của nhà đầu tư cá nhân liên tục mua ròng mạnh mẽ trong tuần qua. Đây là động lực kéo thị trường vẫn duy trì thanh khoản và chỉ số VNIndex tiếp tục đi lên.
Về dòng tiền theo nhóm ngành, đã có sự phân hóa trên thị trường khi hai ngành tăng nóng trong những tuần trước là Dịch vụ tài chính và Công nghệ thông tin đã bắt đầu chứng kiến những phiên điều chỉnh. Thay vào đó, dòng tiền tập trung mạnh nhất vào nhóm Dầu khí với động lực từ giá dầu thế giới có xu hướng tăng trong tuần qua. Ngoài ra, dòng tiền cũng tập trung vào các nhóm Tài nguyên cơ bản, Hàng cá nhân & Gia dụng và Hàng & Dịch vụ công nghiệp.
Về biến động giá, thị trường đã có một tuần tăng điểm tích cực, lan tỏa hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, Tài nguyên cơ bản và Hóa chất là hai nhóm ngành tăng ấn tượng nhất trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, biến động tiêu cực của nhóm VIC tiếp tục gây áp lực lên ngành Bất động sản mặc dù giá trị giao dịch vẫn ở mức cao so với những tuần trước. Tuy vậy, chúng tôi kỳ vọng những hỗ trợ từ Chính phủ và sự tăng trưởng mạnh của làn sóng FDI sẽ là nền tảng cho nhóm Bất động sản dẫn dắt thị trường vào những tháng cuối năm.
Danh mục đầu tư FIDT
Trong tháng 9 (tính từ 01/09), danh mục theo Báo cáo của FIDT có hiệu suất 3.1% so với mức 1.4% của Vnindex cùng kỳ.
Hiệu suất từ khi FIDT ra danh mục theo Báo cáo chiến lược đạt 51.6% (vượt trội so với mức tăng của Vnindex cùng thời kỳ ở mức 26.01%)
Danh mục hiện tại
- Trong tuần FIDT đã gia tăng tỷ trọng 1 cổ phiếu
- Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 36.8%
- Hiện nay danh mục đầu tư có 8 mã cổ phiếu.
Chi tiết về danh mục đầu tư và báo cáo tham khảo tại đây: