Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 13/08/2023
- Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 37.13%(-0.62%) - giảm so với tuần trước
- Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ tiếp tục TĂNG trong tuần này.
Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư
Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này
- Vĩ mô thị trường tích cực nhẹ nhờ (1) kỳ vọng tích cực từ việc NHNN tiếp tục hạ lãi suất điều hành, (2) động thái quyết liệt gỡ khó thị trường bất động sản của Chính phủ có tác động tương đối tích cực lên các nhóm ngành liên quan (ngân hàng, bất động sản, xây dựng)
- Về quan điểm kỹ thuật (TA), Vnindex có xu hướng tích cực so với tuần trước nhờ giữ được xu hướng cân bằng ở vùng trên 1230. Động lượng thị trường cũng đã cân bằng với dòng tiền phe bán hạ nhiệt.
Thị trường có thể tiếp xục xu hướng tích cực trong tuần tới nhờ quán tích và động lượng từ phiên thứ 6 (11/08), tuy nhiên có thể xảy ra áp lực ở vùng đỉnh ngắn hạn 1241 theo quan điểm kỹ thuật (TA). FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư tiếp tục vị thế nắm giữ cổ phiếu trong danh mục, đối với Nhà đầu tư có tỷ lệ tiền mặt cao (50 - 70%) có thể cân nhắc mua gia tăng cổ phiếu ở những nhịp thị trường giảm điểm nhắm tối ưu hiệu suất đầu tư.
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Việc thị trường hồi phục tốt trở lại ở hầu hết các nhóm ngành, cùng EPS TTM (Trailing 12 months) bao gồm Q1&Q2/2023 suy giảm đã đẩy định giá P/E của VNIndex tăng nhanh và chính thức chạm ngưỡng P/E trung bình trong lịch sử (giai đoạn 2012 - nay). Như vậy, có thể thấy đây là mức định giá P/E không còn rẻ nữa của Vnindex và thời điểm P/E chạm mức trung bình lịch sử như ở hiện tại, thị trường dễ xảy ra biến động và tạo ra sự phân hóa cao.
- Đồng pha với P/E, định giá P/B của Vnindex cũng đang dần bứt ra khỏi vùng biến động sideways của thị trường (2012 - 2016), tuy nhiên đây vẫn được xem là vùng định giá thấp trong lịch sử.
Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, nhóm tự doanh sau 2 tuần giảm mua đã quay lại đà tăng giải ngân trong tuần qua, tiếp nối nhịp mua rất tốt kể từ đầu năm 2023. Ngược lại, nhóm nhà đầu tư nước ngoài duy trì đà giảm mua ròng của mình. Với nhà đầu tư cá nhân, nhóm này giải ngân mua ròng ngày càng mạnh mẽ trong những tuần qua, chúng tôi kỳ vọng nhóm sẽ đóng vai trò tăng nhanh thanh khoản và dẫn dắt thị trường trong thời gian tới.
Về dòng tiền theo nhóm ngành, tuần qua chứng kiến sự phân hóa mạnh trong bối cảnh thị trường điều chỉnh. Phần lớn các ngành đều chứng kiến biến động giá giảm trong tuần qua, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm truyền thông, bảo hiểm hay dầu khí, tài nguyên cơ bản. Ngược lại, bất động sản, viễn thông, ô tô & phụ tùng vẫn có sự tăng trưởng tốt bất chấp các phiên điều chỉnh của thị trường.
Nổi bật trong tuần qua là nhóm bất động sản với việc biến động giá và thu hút dòng tiền đều ghi nhận rất tích cực. Với vai trò chiếm phần lớn vốn hoá lớn nhất thị trường bên cạnh ngành ngân hàng, FIDT kỳ vọng sự dẫn dắt tích cực của ngành này sẽ là bàn đạp giúp thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tích cực.
BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG
Về tổng thu nhập hoạt động
Như chúng tôi đã nhận định trong Báo cáo Ngành ngân hàng Q1 2023, kết quả kinh doanh của 27 ngân hàng niêm yết chúng tôi thống kê đã bắt đầu phản ánh những khó khăn của nền kinh tế trong Q2 2023.
Về tăng trưởng tín dụng
Về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tín dụng trong Q2.2023 của 27 ngân hàng chúng tôi thống kê đạt 6.3% so với đầu năm, chậm hơn so với cùng kỳ năm 2022 là 10.3%. So với Quý 1 và cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng Q2.2023 đạt 11.3% YoY & 2.2% QoQ, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Dư địa tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong nửa sau năm 2023
Chúng tôi nhận thấy, khả năng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong nửa sau năm 2023 sẽ được cải thiện hơn so với nửa đầu năm. Tuy nhiên, FIDT cho rằng sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng trong nửa cuối năm 2023.
FIDT đánh giá: Vui lòng xem chi tiết tại link đính kèm cuối bài viết
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
Cách xử lý thiếu quyết liệt của các Ngân hàng tác động tiêu cực đến tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Hiện tại chỉ còn 7/27 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, giảm 2 ngân hàng là LPB, STB so với thời điểm cuối Q1 2023. Trong đó 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm về dưới 50%.
Ngoài ra, những vấn đề khác như tăng trưởng tổng tài sản và biên lãi thuần (NIM) cũng được FIDT phân tích chi tiết tại Báo cáo cập nhật KQKD ngành Ngân hàng Q2/2023. Quý Khách hàng vui lòng truy cập theo đường link bên dưới để nhận đầy đủ báo cáo:
Danh mục đầu tư FIDT
- Trong tuần FIDT đã chốt toàn bộ 3 cổ phiếu
- Mua mới 2 cổ phiếu
- Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 48.3%
- Hiện nay danh mục đầu tư có 7 mã cổ phiếu
Chi tiết báo cáo và danh mục đầu tư vui lòng xem tại đây: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư