THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỪ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO (RMS) - 24/09/2023
- Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 39.94% (3.06%) - Tăng so với tuần trước.
- Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này.
Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư
Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này
- Biến động trong tuần tập trung phần lớn vào chính sách tiền tệ của SBV với 2 lần phát hành tín phiếu (T-bill) để hút thanh khoản, FIDT đánh giá việc này là hợp lý trong bối cảnh thanh khoản hệ thống quá dư thừa. Giúp giảm áp lực tỷ giá và hạn chế bớt đầu cơ tỷ giá. Tuy nhiên thị trường vẫn sẽ bị áp lực tâm và tác động trong ngắn hạn.
- Về quan điểm kỹ thuật (TA) và động lượng, các mốc hỗ trợ của Vnindex hầu hết đã không còn. Tích cực phần lớn tập trung vào việc thị trường đã có sự phân hóa rõ rệt giữa các cổ phiếu và hồi phục nhẹ vào cuối phiên thứ 6 (22/09). Ngoài ra, động lượng thị trường vẫn bị ảnh hưởng chủ yếu do thông tin hạ margin của một công ty chứng khoán.
FIDT cho rằng thị trường đã mất đi xu hướng rõ ràng sau quyết định phát hành tín phiếu (T-bill) để hút thanh khoản trong ngắn hạn của SBV trong những phiên cuối tuần qua. Như đã đưa ra nhận định tại gói sản phẩm Private và Priority, thị trường có thể tiếp tục đà điều chỉnh ngắn hạn, kết hợp với yếu tố margin cuối quý có thể khiến nhịp điều chỉnh kéo dài hơn, dự phóng thị trường cân bằng tại vùng động 1150-1200 trong giai đoạn tới.
FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư hạ các vị thế margin trong tuần tới khi có các nhịp phục hồi và tiếp tục duy trì trạng thái nắm giữ cổ phiếu còn lại trong Danh mục với tài khoản có vị thế tiền mặt trên 50%. FIDT sẽ theo dõi và đưa ra hành động phù hợp trong tuần khi thị trường có biến động bất thường.
Tình hình lạm phát – lãi suất Mỹ
FIDT nhận định:
Mỹ
1. Lạm phát:
- CPI T8 tăng trở lại do (1) Áp lực tăng giá từ cấu phần năng lượng, (2) Cấu phần dịch vụ và nhà ở đi ngang
- Mặc dù có giảm nhẹ trong thời gian qua, nhưng nhìn chung lạm phát vẫn ở mức cao so với mục tiêu 2% YoY của Fed (CPI lõi 4.3% YoY).
2. Triển vọng kinh tế:
- Triển vọng kinh tế Mỹ bền vững hơn dự kiến khi tiêu dùng cũng như số lượng việc làm mới cao hơn dự phóng thị trường, tỷ lệ thất nghiệp hiện cũng ở mức thấp 3.8%.
- Fed kỳ vọng kinh tế sẽ có phục hồi nhẹ trong Q4 khi nâng dự phóng GDP 2023 từ 1% lên 2%. Tuy nhiên, điều chỉnh dự phóng GDP 2024 xuống – sự hy sinh cần thiết để có thể kéo lạm phát xuống.
3. Lãi suất:
- Fed quyết định tạm ngưng tăng lãi suất trong cuộc họp FOMC 21/9 vừa qua. Tuy nhiên, khả năng cao sẽ vẫn tăng ít nhất 1 lần nữa trong năm nay do (1) Lạm phát dai dẳng, (2) Kinh tế Mỹ bền vững hơn dự kiến.
- Lãi suất cũng sẽ được giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến.
Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực sau các động thái hỗ trợ của Bắc Kinh, thể hiện qua (1) PMI sản xuất về cận mốc 50, (2) Xuất khẩu dù vẫn trong trend giảm nhưng đã có cải thiện. Tuy nhiên, vẫn cần thêm thời gian để có thể xác định mức độ bền vững của đợt phục hồi này.
Hàng hóa
1. Dầu
- Nguồn cung thắt chặt do (1) Nga & OPEC cắt giảm sản lượng từ nay đến cuối năm, (2) kho dự trữ chiến lược dầu của Mỹ ở Mức thấp.
- Nhu cầu dự kiến tăng trong thời gian tới nhờ (1) Câu chuyện Trung Quốc phục hồi (2) Chuẩn bị vào mùa đông Châu Âu.
2. Hàng hóa khác:
Hiện không có quá nhiều biến động, cần theo dõi thêm.
ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ TỶ GIÁ TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
Vấn đề rủi ro tỷ giá và đánh giá
Trong tuần đầu tiên của tháng 9, tỷ giá giằng co quanh mức 24,000 – 24,100 thì bật tăng mạnh lên vùng 24,400 (+1.2%). Như vậy tính từ đầu năm 2023, đồng VND đã giảm khoảng 3.7% so với đồng Đô La Mỹ. So sánh với một số quốc gia trong khu vực, đồng VND vẫn nằm trong nhóm giảm giá ít hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực như JPY (-11%), MYR (-6.5%).
Chúng tôi cho rằng việc tỷ giá tăng mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:
Thâm hụt nguồn cung ngoại tệ trong ngắn hạn, điều này phần nào thể hiện qua việc, tính đến ngày 21.08.2023, huy động USD toàn hệ thống giảm 15.38% so với đầu năm trong khi đó tăng trưởng tín dụng USD tăng mạnh, đạt 13.02% YTD. Chúng tôi cho rằng, một số nguyên nhân chính dẫn đến việc này là:
- Việc chênh lệch lãi suất VND – USD kéo dài làm gia tăng tình hình đầu cơ nắm giữ ngoại tệ.
- Dòng tiền FII vốn có độ nhạy cao với chênh lệch lãi suất rút khỏi các thị trường EM đổ vào (1) thị trường Trung Quốc khi quốc gia này có những động thái kích thích kinh tế và triển vọng được đánh giá là tươi sáng hơn trong giai đoạn sắp tới (2) chảy vào thị trường Mỹ khi triển vọng kinh tế của quốc gia này được cho là khả quan hơn trong nửa cuối năm 2023.
Đồng Đôla Mỹ tăng mạnh, chỉ số DXY trong 2 tháng gần đây đã tăng 5.5%. Chúng tôi cho rằng đà tăng của đồng DXY lần này có sự bền vững do:
(1) Triển vọng nền kinh tế Mỹ đang được các nhà phân tích cho rằng hạ cánh mềm và thoát khỏi cuộc suy thoái sắp tới.
(2) nền kinh tế đối trọng với Mỹ là EU và Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn với những câu chuyện riêng như đối với châu Âu là việc giá hàng hóa leo thang, thâm hụt cán cân thương mại hay đối với Trung Quốc là câu chuyện về thị trường BĐS.
(3) FED vẫn giữ quan điểm chính sách tiền tệ thắt chặt, có thể tiếp tục nâng lãi suất hoặc giữ ở mức cao này cho đến khi kiểm soát được lạm phát.
Điều này dẫn đến các quỹ đầu tư có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có thị trường Việt Nam.
Đánh giá rủi ro tỷ giá
Chúng tôi cho rằng vấn đề tỷ giá sẽ ít khả năng xảy ra như năm rồi do,
Dòng vốn FDI giải ngân trong năm 2023 vẫn khả quan và ổn định. Kỳ vọng sẽ giải ngân mạnh vào thời điểm cuối năm khi Việt Nam đang đạt được vị thế trên thị trường quốc tế ngày càng tốt.
Nguồn cung USD vẫn sẽ được bù đắp bởi (1) dòng tiền kiều hối mạnh trong năm 2023 và (2) cán cân thương mại thặng dư trong 8T2023, kỳ vọng vào mùa cao điểm tiêu dùng cuối năm của các thị trường Âu Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng khả quan hơn trong cuối năm.
Tình hình thanh khoản trong nước vẫn đang ổn định và việc nới lỏng tỷ lệ LDR sẽ giúp thanh khoản thêm dồi dào. Do đó, trong tình hình hiện tại, NHNN sẽ có nhiều công cụ và dư địa để can thiệp ổn định tỷ giá hơn so với thời điểm tháng 11/2022.
FIDT RS đánh giá, vấn đề rủi ro tỷ giá hiện tại vẫn không quá lớn khi (1) vấn đề tỷ giá hiện tại vẫn là thâm hụt nguồn vào (2) nguồn cung USD vẫn sẽ được hỗ trợ lớn từ dòng tiền kiều hối mạnh và thặng dư thương mại trong năm 2023 (3) NHNN có nhiều dư địa để can thiệp và ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ theo dõi và liên tục cập nhật tình hình và đánh giá lại rủi ro nếu có các chuyển biến trong việc các dòng vốn rút khỏi thị trường Việt Nam.
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Định giá P/E của VNIndex giảm tương đối trong tuần qua và kết tuần dưới mức trung bình lịch sử (từ năm 2012 - nay). Nhìn chung đà tăng liên tiếp của định giá P/E từ đầu năm đã bị gián đoạn và mức P/E hiện tại đang hình thành xu hướng đi ngang quanh mức trung bình trong những tuần gần đây.
-
Đồng pha với P/E, định giá P/B của Vnindex cũng chứng kiến đà giảm trong tuần qua. Với mức định giá hiện tại, chúng tôi đánh giá đây là vùng định giá thấp trong lịch sử của P/B VNIndex. Tuy nhiên cần nhìn nhận khách quan vào con số P/B này. Hiện nay, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn hóa thị trường và định giá P/B của nhóm ngân hàng đa phần vẫn nằm ở vùng khá thấp so với lịch sử định giá của nhóm này. Do đó, định giá nhóm ngân hàng là nguyên nhân chủ yếu kéo theo định giá P/B của toàn thị trường ở mức khá thấp hiện tại, nếu loại trừ nhóm ngân hàng thì định giá P/B của khá nhiều nhóm ngành đã về mức trung bình.
Vì vậy, nhìn chung thì định giá của thị trường không còn rẻ nữa và nhà đầu tư cần lưu ý khi giai đoạn thị trường hiện tại dễ xảy ra biến động và tạo ra sự phân hóa cao.
Về dòng tiền theo nhóm ngành, trong tuần qua chứng kiến sắc đỏ lan tỏa khắp các ngành khi thị trường giảm mạnh ở phiên cuối tuần sau khi đi ngang với biên độ lớn. Dòng tiền gia tăng chủ yếu ở nhóm Công nghệ thông tin, với sự dẫn dắt của FPT, và nhóm Du lịch & Giải trí. Ngoài ra, tăng trưởng tốt ở mảng dệt may cũng khiến nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng thu hút dòng tiền trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, nhóm Bất động sản ghi nhận dòng tiền sụt giảm xuống mức rất thấp so với những tuần trước với tỷ lệ % giảm sâu.
Về biến động giá, hầu hết tất cả nhóm ngành đều giảm điểm sau một tuần thị trường lao dốc, trong đó Dịch vụ tài chính, Bất động sản, và Bán lẻ là những nhóm giảm điểm mạnh nhất. Đặc biệt nhiều mã cổ phiếu trong nhóm Dịch vụ tài chính đã “nằm sàn” ở phiên thứ 6. Ngược hướng thị trường, Hóa chất với sự dẫn dắt của DGC, CSV và nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng đã tăng điểm trong tuần qua. FIDT nhận định thị trường hiện tại khá rủi ro do định giá thị trường đã không còn rẻ, và những phiên điều chỉnh vẫn có khả năng tiếp tục diễn ra trong tuần sau.
Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, tuần qua chứng kiến sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm nhà đầu tư. Động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục diễn ra nhằm tìm đến những thị trường tiềm năng hơn như Mỹ (FIDT sẽ phân tích rõ hơn về dòng tiền khối ngoại ở phần sau). Đáng chú ý, trong phiên giảm mạnh vào thứ 6, nhóm tổ chức trong nước chính là chủ thể bán ròng mạnh nhất, tiếp đà bán ròng kể từ đầu năm. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là chủ thể mua ròng lớn nhất thị trường. Bên cạnh đó, tự doanh sau khi bán mạnh ở tuần trước đã bắt đầu giải ngân mua nhẹ trong tuần qua.
FIDT nhận định nhóm nhà đầu tư cá nhân sẽ tiếp tục là điểm tựa cho thị trường vào những tháng cuối năm khi đà bán ròng của khối ngoại và tổ chức vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Thống kê giao dịch & dòng tiền khối ngoại
1. Xu hướng
- Xu hướng chung của khối ngoại vẫn là BÁN RÒNG kể từ đầu Q2 trở lại đây tuy nhiên lực bán mạnh hơn kể từ đầu tháng 9. Tính đến ngày 22/09 khối ngoại đã bán ròng khoảng -6,329 tỷ.
- Không chỉ Việt Nam mà tại hầu hết nước trong khu vực thì khối ngoại đều có xu hướng bán ròng mạnh kể từ đầu tháng 9. Ở chiều ngược lại các dòng tiền khối ngoại chuyển sang mua ròng tại thị trường Trung Quốc từ đầu tháng.
2. Diễn biến giao dịch tại các nhóm ngành tháng qua
Từ đầu tháng 9, tài nguyên cơ bản và bất động sản, dịch vụ tài chính là 3 nhóm ngành bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lai, nhóm được mua ròng dẫn đầu là dầu khí.
3. Các quỹ ETF
- Các quỹ ETF bị rút ròng rất mạnh trong 1 tháng trở lại đây trong đó dẫn đầu là Fubon và Diamond đã bị rút ròng lần lượt hơn 49.03 triệu đô và 53.69 triệu đô trong 1 tháng vừa qua
- Xu hướng vốn rút khỏi VN và các thị trường mới nổi quay về Mỹ.
Danh mục đầu tư FIDT
Trong tháng 9 (tính từ 01/09), (tính từ 01/09), danh mục theo Báo cáo của FIDT có hiệu suất 3.4% so với mức -2.53% của Vnindex cùng kỳ.
Hiệu suất từ khi FIDT ra danh mục theo Báo cáo chiến lược đạt 53% (vượt trội so với mức tăng của Vnindex cùng thời kỳ ở mức 21.1%)
DANH MỤC ĐẦU TƯ FIDT:
- Trong tuần, FIDT đã mua mới 1 cổ phiếu, bán toàn bộ 1 cổ phiếu
- Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 39.2%
- Hiện nay danh mục đầu tư có 7 mã cổ phiếu
Chi tiết về danh mục đầu tư và báo cáo tham khảo tại đây: