Thông báo kết quả từ Hệ thống quản trị Rủi ro (RMS) - 27/08/2023
- Kết quả đánh giá từ Hệ thống quản trị rủi ro FIDT (RMS) ở mức 38.25%(+0.62%) - Tăng so với tuần trước
- Qua đó, FIDT dự báo xu hướng thị trường sẽ GIẢM trong tuần này.
Tham khảo biến động RMS thường xuyên hơn tại: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư
Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này:
- Rủi ro trong tuần hiện hữu chủ yếu quanh câu chuyện tỷ giá dao động mạnh và sự rút ròng của các quỹ ngoại.
- Diễn biến vĩ mô quốc tế trở nên khá phức tạp, chủ yếu đến từ việc lo ngại nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu đáng lo, đây có thể là nguyên nhân chính khiến các quỹ ngoại có liên quan thực hiện rút ròng trong giai đoạn vừa qua.
- Về mặt vĩ mô kinh tế trong nước, nỗ lực hạ lãi suất của NHNN tiếp tục là yếu tố chính hỗ trợ thị trường, tuy nhiên việc hấp thụ nguồn vốn còn yếu ở thời điểm hiện tại khiến kỳ vọng nhà đầu tư phản ánh vào thị trường còn khá thấp.
- Về cấu phần động lượng, thị trường chứng kiến tuần giao dịch có thanh khoản thấp đi trông thấy. Thị trường vẫn đang tìm kiếm điểm cân bằng sau cú giảm mạnh và tâm lý nhà đầu tư cá nhân vẫn đang có xu hướng thăm dò là chính kèm với hiệu ứng hạn chế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ sẽ khiến thị trường thiếu đi động lực rõ ràng về xu hướng trong tuần tới.
=> FIDT đánh giá thị trường sẽ còn tiếp tục phân hoá trong tuần tới, trong tuần giao dịch với kỳ nghỉ lễ đã đến gần thị trường có thể tiếp tục biến động theo xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ. Chúng tôi khuyến nghị Nhà đầu tư tiếp tục vị thế hiện tại và hạn chế giao dịch trong tuần cho đến khi có những tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng.
Tóm tắt quan điểm từ phát biểu của ông Powell tại hội nghị Jackson Hole tối 25/8
Các điểm chính:
- Fed sẽ linh hoạt và đánh giá cẩn thận với các chính sách của mình trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.
- Lạm phát trong 2 tháng quá qua có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn xa với mức 2% kỳ vọng, phần nhiều do nền kinh tế Mỹ thể hiện qua tiêu dùng và thị trường lao động mạnh hơn dự kiến.
- Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất nếu cần thiết và dự tính giữ lãi suất ở mức cao cho đến khi chắn chắn rằng lạm phát bước vào trend giảm về mức mong muốn.
- Fed có thể không tăng lãi suất vào cuộc họp 19/9 sắp tới, tùy theo kết quả các báo cáo PCE tháng 7, CPI & việc làm tháng 8, cũng như xu hướng lạm phát.
Nhận định:
- Bài phát biểu thể hiện sự quyết tâm thi hành đúng “mandate” của Fed trong việc chống lạm phát và vẫn ưu tiên chống lạm phát. Do đó, lãi suất sẽ vẫn có thể tiếp tục tăng nhẹ và duy trì vùng cao.
- Fed không đề cập triển vọng hạ lãi suất trong năm 2024, chủ yếu muốn “giết” kỳ vọng vốn có thể làm nóng nền kinh tế và lạm phát trở lại.
- Việc tăng hay ngừng tăng lãi suất ở 19/9 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào data (các số liệu lạm phát, tiêu dùng và việc làm trước cuộc họp) như FIDT đã nhận định gần đây.
- Tác động lên thị trường chứng khoán Mỹ hay VN từ bài phát biểu này là không quá lớn vì động thái “diều hâu” này đã được thị trường kỳ vọng trước đó.
Định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Định giá P/E của VNIndex đi ngang trong tuần qua và kết tuần ở mức định giá xấp xỉ tuần trước. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng ở thời điểm P/E giao động quanh mức trung bình lịch sử này, đây là mức định giá P/E không còn rẻ nữa, thị trường sẽ dễ xảy ra biến động và tạo ra sự phân hóa cao.
- Đồng pha với P/E, định giá P/B của Vnindex cũng chứng kiến đà đi ngang trong tuần qua. Với mức định giá hiện tại, chúng tôi đánh giá đây vẫn là vùng định giá thấp trong lịch sử của P/B VNIndex.
Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư, tuần qua chứng kiến sự phân hóa rõ giữa các nhóm. Nhà đầu tư cá nhân sau nhịp hoảng loạn dẫn đến bán tháo trong thứ 6 tuần trước đã cân bằng tâm lý và có xu hướng mua ròng trở lại, tuy nhiên vẫn cần quan thêm bởi sau những đợt giảm mạnh thì nhóm này thường giao dịch khá thận trọng. Trong khi đó, nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán rất mạnh trong tuần qua với nguyên nhân được cho là bởi diễn biến vĩ mô quốc tế phức tạp, đặc biệt là rủi ro tới từ thị trường Trung Quốc. Đây là điều khá lo ngại và chúng tôi khuyến nghị cần theo dõi kỹ biến động của nhóm nhà đầu tư này trong tuần tới.
Về dòng tiền theo nhóm ngành, tuần qua chứng kiến sự tập trung dòng tiền mạnh vào nhóm dịch vụ tài chính với thông tin tích cực về KRX, bên cạnh nhóm công nghệ thông tin với sự dẫn dắt tốt của cổ phiếu FPT. Đây cũng là 2 nhóm ngành có biến động tăng giá tốt nhất thị trường. Chiều ngược lại, nhóm dầu khí, tài nguyên cơ bản kém thu hút dòng tiền hơn so với tuần trước đó với tỷ lệ % giảm sâu.
Với 2 ngành có vốn hóa lớn nhất thị trường, tuần qua chứng kiến 2 ngành này có biến động trái ngược. Với bất động sản, dòng tiền chảy vào đã có sự suy giảm tỷ trọng so với tuần trước nhưng vẫn ở mức cao so với 5 tuần gần đây. Biến động giá trở nên tích cực hơn sau thông tin sửa đổi Thông tư 06 vào những phiên cuối tuần. Trong khi đó, nhóm ngân hàng dù cải thiện nhưng vẫn có tỷ trọng giá trị giao dịch thấp so với các tuần trước đó. Chúng tôi kỳ vọng 2 nhóm này sẽ biến động tích cực và đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm 2023.
Về biến động thị trường sau phiên giảm điểm 4.5% vào thứ 6 tuần trước (ngày 18/8), kết thúc T+5, VNIndex ghi nhận tăng 0.46% - cao hơn mức 0.38% trung bình trong quá khứ.
Tâm lý ổn định trở lại và kinh tế vĩ mô dần xoay chuyển với sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ đã giúp thị trường không quá hoảng loạn sau phiên 18/8. Theo xu hướng trong quá khứ, khả năng thị trường duy trì đà tăng sẽ lớn hơn so với khả năng quay đầu giảm trong T+15, T+20 hay dài hạn hơn. Tuy nhiên thị trường hiện tại cũng không thực sự an toàn khi những rủi ro về quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc đang ngày càng lớn nên quản lý rủi ro danh mục của mình vẫn là điều cần thiết của nhà đầu tư.
Danh mục đầu tư FIDT
- Trong tuần, FIDT đã gia tăng tỷ trọng 1 cổ phiếu, mua mới 1 cổ phiếu và hạ tỷ trọng 1 cổ phiếu.
- Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 43.8%
- Hiện nay danh mục đầu tư có 8 mã cổ phiếu
=> Chi tiết danh mục đầu tư và báo cáo xem tại link: