Các yếu tốt chính tác động RMS tuần này
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 ước tính tăng 3,9% MoM và tăng 3,7% YoY có tác động tích cực tương đối. Tuy nhiên, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0.45% MoM và 2.06% YoY khiến FIDT tiếp tục duy trì trạng thái trung lập đối với cấu phần vĩ mô.
- Về mặt động lượng, thị trường đang có sức khoẻ dòng tiền rất tốt, tuy nhiên sự tham gia của dòng tiền của margin cũng góp phần tăng rủi ro phía cung cho thị trường.
Thị trường có thể vẫn tiếp tục xu hướng tích cực trong tuần tới nhờ quán tính và động lượng, tuy nhiên có thể xảy ra các đợt điều chính ngắn hạn (correction) do đã phản ánh phần lớn những yếu tố tích cực và áp lực chốt lời đang dần hiện hữu.
FIDT khuyến nghị Nhà đầu tư tiếp tục vị thế nắm giữ cổ phiếu trong danh mục và theo dõi diễn biến thị trường thường xuyên hơn trong tuần.
Quốc tế
1. Bảng tóm tắt
2. Tiêu điểm tuần - PCE Mỹ tháng 6/2023:
Tuần qua Mỹ thông báo số liệu PCE Price Index tháng 6 như sau:
- Lạm phát PCE: +0.2% (MoM) và +3% (YoY)
- Lạm phát lõi PCE: +0.2 (MoM) và + 4.1% (YoY)
Số liệu tiếp tục xác nhận xu hướng hạ nhiệt của lạm phát trong báo cáo CPI vừa qua. Lạm phát PCE hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 4/2021.
Kết quả PCE
Lạm Phát lõi
Cả 3 cấu phần chính lạm phát lõi PCE đều hạ nhiệt MoM và giảm rõ rệt YoY, trong đó:
- Hàng hóa lõi (+1.7% YoY): tiếp tục trend giảm sâu mặc dù tiêu xe tải và phụ tùng liên quan có tăng trở lại.
- Dịch vụ nhà ở (+8% YoY): đã bắt đầu phản ánh thị trường BDS của Mỹ, nhưng vẫn cần them thời gian để có thể giúp kéo lạm phát xuống.
- Dịch vụ lõi ngoài nhà ở (super core, +4.1% YoY): giảm mạnh hơn dự kiến, đặc biệt tích cực ở khi mức YoY đã có sự suy giảm rõ rệt sau một thời gian dài neo ở vùng 4.6% - 4.7%.
Thị trường lao động
- Chi phí việc làm tăng 0.1% MoM và 4.5% YoY – mức tăng thấp nhất kể từ Q1 2022, nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
- Tiền công/lương tăng 4.6% YoY - mức tăng thấp nhất kể từ cuối năm 2021.
- Thị trường lao động vẫn cực kỳ bền vững, bất chấp Fed tăng lãi suất liên tục.
Tiêu dùng
- Chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh nhất trong 6 tháng qua (+0.4% MoM), cho thấy nền kinh tế Mỹ có sự mở rộng mạnh mẽ trong Q2.
- Tâm lý tiêu dùng tăng lên mức cao nhất kể từ 7/2021.
FIDT Nhận định
- Tốc độ tăng trưởng tiền công/lương dù chậm lại nhưng đang có dấu hiệu vượt lạm phát, đây là điều tích cực vì phần nào sẽ củng số sức mua của người tiêu dùng Mỹ.
- Mặc dù lạm phát, chi phí việc làm và tiền lương đều hạ nhiệt tích cực, nhưng tiêu dùng và nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng tốc trở lại – sẽ khiến Fed khó lòng đánh giá được chính xác tình hình nền kinh tế hiện tại, và phải phụ thuộc hơn vào các kỳ báo cáo tới trước khi đưa ra quyết định về lãi suất trong cuộc họp 31/10.
Dữ liệu thanh khoản – chỉ số - lãi suất.
- Sau đợt giảm sâu -35 điểm và tạo đáy ở mức 1,021 điểm vào tháng 2 vừa qua, VNI đã phục hồi đáng kể về mặt thanh khoản cũng như chỉ số.
- Đầu năm 2023, dưới áp lực căng thẳng thanh khoản do lãi suất tăng vọt, VNI chỉ giao dịch với mức thanh khoản trung bình ở mức thấp 9 – 10k tỷ/ phiên.
- Tuy nhiên, nhờ các động thái hỗ trợ của chính phủ trong thời gian vừa qua, đặc biệt NHNN giảm lãi suất điều hành 4 lần liên tiếp chỉ trong 6 tháng, kéo theo lãi suất tiền gửi giảm, giúp giá trị thanh khoản trung bình tăng mạnh lên 15 - 16k tỷ VND/ phiên, tương đương giai đoạn 1 - 4/2021 (trước lockdown).
Ngoài việc thanh khoản tương đương với nhau về mặt giá trị, thì thời điểm hiện tại và giai đoạn đầu năm 2021 còn có độ tương đồng rất lớn về mặt lãi suất khi đều là những giai đoạn mà cả lãi suất điều hành, tiền gửi giảm nhanh và mạnh trong khoảng thời gian ngắn (nhất là ở thời điểm hiện tại), tạo điều kiện cho lượng tiền tham gia vào thị trường tăng đột biến.
Tuy nhiên, mỗi giai đoạn đều thêm có động lực riêng giúp đẩy mạnh thanh khoản:
- Giai đoạn 1-4/2021: số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng vọt do lock dow.
- Thời điểm hiện tại: chính phủ bàn hình nhiều chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
FIDT Nhận định: Vui lòng xem chi tiết ở đường link cuối bài viết
Về hiệu suất các nhóm ngành
Trong tháng 7 nhóm bán lẻ có hiệu suất vượt trội so với những nhóm ngành khác trên thị trường. Ngay sau đó là nhóm công nghệ thông tin với sự dẫn dắt của FPT nhờ KQKD quý 2 tích cực.
Tuy vậy nếu tính từ đầu năm thì các nhóm có hiệu suất tốt nhất lại là nhóm dịch vụ tài chính (chứng khoán), đầu tư công và VLXD (tài nguyên cơ bản, xây dựng và vật liệu). Đây đều là những nhóm ngành hưởng lợi rõ ràng trong bối cảnh thị trường từ đầu năm khi mà nhóm dịch vụ tài chính phản ứng tốt với việc thị trường hồi phục và thanh khoản tăng trở lại trong khi đó nhóm đầu tư công có câu chuyện riêng rất rõ ràng.
Mặt khác 2 nhóm vốn hoá lớn của thị trường là ngân hàng và bất động sản lại có hiệu suất khá thấp, nguyên nhân chủ yếu là do sự “níu chân” của các cổ phiếu vốn hoá lớn tại 2 nhóm ngành này như MBB, TCB, nhóm VIN . Điều này khiến VNINDEX chỉ đạt hiệu suất trung bình kể từ đầu năm.
- Về dòng tiền theo nhóm nhà đầu tư
- Về dòng tiền theo nhóm ngành
=> Vui lòng xem chi tiết ở đường link cuối bài viết
DANH MỤC ĐẦU TƯ FIDT
Trong tháng 7 (tính từ 01/07), danh mục theo Báo cáo của FIDT lãi 11.1% và cao hơn mức 7.8% của Vnindex cùng kỳ.
Hiệu suất từ khi FIDT ra danh mục theo Báo cáo chiến lược đạt 46.8% (vượt trội so với mức tăng của Vnindex cùng thời kỳ ở mức 22.58%)
Danh mục hiện tại
- Trong tuần FIDT đã chốt bộ 1 cổ phiếu và chỉ còn lại phần cổ tức chưa về
- Mua mới 1 cổ phiếu (chi tiết luận điểm phân tích tại đường link báo cáo cuối bài)
- Tỷ trọng tiền mặt của FIDT hiện đang ở mức 37.6%
- Hiện nay danh mục đầu tư có 8 mã cổ phiếu
Chi tiết báo cáo FIDT: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư