GEX - Đón đầu xu hướng đầu tư khu công nghiệp

Các bác ở trên sàn chứng khoán lâu chắc cũng từng nghe câu nhất Quyết, nhì Thìn, tam Tuấn, tứ Hạ. Trong khi anh cả và anh 2 đã trải qua mấy đợt sóng thì anh 3 có vẻ vẫn đang im hơi lặng tiếng kể từ sau đợt tăng mạnh cuối tháng 10/2021. Tuy vậy em đánh giá GEX lại là một doanh nghiệp tiềm năng, xứng đáng là 1 lựa chọn để các bác đầu tư trong năm 2022 này.

Sơ qua về GEX, doanh nghiệp gồm hai khối kinh doanh chính:

– Sản xuất công nghiệp: Sản xuất thiết bị điện và Vật liệu xây dựng

– Hạ tầng: Sản xuất nguồn điện tái tạo, nước sạch, đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm hoạt động đầu tư nhà ở xã hội cho lao động địa phương tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, nhà ở cho chuyên gia và cho người lao động tại khu công nghiệp.

Ngoài ra, công ty còn đang triển khai thêm các dự án thuộc mảng năng lượng và bất động sản. Sau khi hợp nhất với VGC vào Q2/2021, GEX đã có sự đóng góp đáng kể từ mảng hạ tầng. Định hướng của tập đoàn trong tương lai là xây dựng 1 hệ sinh thái KCN để đón đầu nhu cầu nguồn vốn FDI dự kiến sẽ đổ mạnh mẽ vào Việt Nam những năm tới.

Một trong những phương pháp đầu tư của em đó là nhận diện dòng vốn huy động và đầu tư. Để mà 1 doanh nghiệp đưa ra được quyết định đầu tư thì họ sẽ có đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nhận định thấy tiềm năng tương lai rồi mới bắt tay vào làm. Thông tin mà các doanh nghiệp có được thì chắc chắn là nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể so sánh rồi. Vậy nên khi mà nhiều doanh nghiệp trong một ngành có xu hướng đổ vốn đầu tư vào ngành đó, có thể suy ra là họ đã đánh hơi được tiềm năng trong tương lai của ngành. Như trong cơn sốt đất hồi 2007, các doanh nghiệp bất động sản đều đẩy mạnh đầu tư và ghi nhận giá cổ phiếu tăng mạnh như NTL, VIC, HDC,…

Quay trở lại với GEX, có 3 luận điểm đầu tư chính như sau

(1) Với triển vọng của mảng BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam nhờ nguồn vốn FDI đổ vào do xu hướng Trung Quốc +1 và các chính sách kích thích kinh tế để hút vốn của chính phủ, động thái đón đầu của GEX cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp để hưởng lợi từ xu thế tất yếu này. Đây sẽ là mảng tăng trưởng tốt và là động lực chính cho cổ phiếu GEX

(2) Việc đưa GEE lên sàn để huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp thu lại lượng tiền mặt để đầu tư nâng sở hữu tại PXL, đồng thời thoái vốn 1 phần từ mảng năng lượng đòi hỏi chi phí cao và thời gian hoàn vốn dài

(3) Với giá trị tài sản sở hữu lớn cùng cổ phiếu mới chỉ chạy pha 1 và đang tích lũy, giá cổ phiếu GEX có nhiều dư địa để tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Giờ chúng ta sẽ cùng xem qua GEX có những gì để ủng hộ cho tiềm năng sắp tới

  1. Cơ cấu cổ đông

Hiện tại, nhóm cổ đông lớn nhất của công ty là thuộc về gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn, chiếm 36.54% cổ phần tại GEX. Ông Tuấn sở hữu trực tiếp 22.58% và gián tiếp thông qua công ty TNHH MTV Đầu Tư GEX 12.2%. Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức tài chính lớn.

  1. Yếu tố cơ bản

Nợ/tổng tài sản của GEX ở mức cao. Đây cũng là một vấn đề đáng lưu ý đối với doanh nghiệp. Nợ chủ yếu đến từ nợ vay tài chính, thường chiếm trung bình 1/2 tổng nợ. Nguồn nợ đang dịch chuyển cơ cấu dần từ vay ngân hàng sang phát hành trái phiếu (thường phải trả lãi suất cao hơn). Tuy vậy, cùng với việc tỷ lệ nợ vay vẫn duy trì ở mức trên 60%. Tốc độ tăng của khoản mục hàng tồn kho (3.6 lần) và người mua trả tiền trước (12 lần) cũng đều tăng mạnh trong năm 2021, lần lượt là 3.6 lần và 12 lần so với 2020, chủ yếu đóng góp bởi mảng hạ tầng. Đây cũng là mảng mục tiêu của GEX trong những năm tới. Xét đến bối cảnh doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng để phát triển ở mảng hạ tầng và các dự án điện (yêu cầu vốn đầu tư ban đầu cao), việc nợ vay cao tuy có phần rủi ro nhưng đồng thời cũng sẽ là động lực đòn bẩy tốt nếu doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh khởi sắc. Chưa kể công ty vẫn có khoảng 8,700 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao như trái phiếu để đảm bảo tài chính ngắn hạn không có rủi ro

Đến hết 31/12/2021, hàng tồn kho đạt 11,604 tỷ đồng, chiếm 18.9% tổng tài sản. Tài sản dở dang đạt 6,495 tỷ đồng, chiếm 10.5% tổng tài sản. Các khoản mục này chủ yếu là xây dựng dở dang các KCN có giá trị đầu tư lớn như: Yên Mỹ, Yên Phong II C cùng các nhà máy điện gió Gelex 1,2,3 và nhà máy điện gió Hướng Phùng

  1. Câu chuyện kinh doanh

3.1 Mảng thiết bị điện

Hiện nay, GEX đang sở hữu những công ty có quy mô và thị phần đứng đầu trong ngành Trong đó, Cadivi chiếm doanh thu và lợi nhuận chủ yếu trong mảng thiết bị điện

Theo dự thảo quy hoạch điện VIII, công suất điện của Việt Nam năm 2030 sẽ đạt 137.2 GW (+98.8% so với năm 2020) và năm 2045 đạt 279.7 GW. Công suất điện tăng lên để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sẽ kéo theo yêu cầu truyền tải điện năng. Xu hướng năng lượng tái tạo gây áp lực về cơ sở hạ tầng truyền phát điện, do đó sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm truyền tải điện của GEX.

Thời gian tới, giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức cao do nhu cầu đầu ra vẫn lớn (nhu cầu đồng trong ngành năng lượng tái tạo đang bùng nổ và cao gấp 5 lần ngành năng lượng truyền thống) trong khi lượng cung có giới hạn. Mặc dù biên lợi nhuận thu hẹp tuy nhiên để biên lợi nhuận giảm thêm là khó vì công ty cũng sẽ tăng dần giá bán đầu ra để đảm bảo duy trì biên lợi nhuận (chi phí đầu vào tăng ảnh hưởng cả các đối thủ chứ không riêng GEX nên xu hướng giá bán tăng là tất yếu).

Ngoài ra, Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) vừa lên sàn UPCoM vào tháng 2/2022. Trước khi đưa GEE lên sàn, GEX đã chào bán riêng lẻ cho 1 số nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư cá nhân nhằm đưa vốn điều lệ của GE ~3,000 tỷ đồng, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ hơn 90% về mức 80% tại công ty này. Đây cũng là động lực để tạo thanh khoản cho những tài sản dự án của GEX, và giúp cho các hoạt động huy động vốn cũng như các kế hoạch M&A của công ty được thuận lợi hơn.

3.2 Mảng hạ tầng

Đối với mảng hạ tầng nước, thông qua công ty đầu tư Nước sạch Sông Đà ( sở hữu 62.46%), GEX có được dòng tiền đều và ổn định đi kèm với tăng trưởng hàng năm do tiêu thụ nước tại Hà Nội tăng cao. Đồng thời DN cũng đang xin phê duyệt nâng công suất lên 600,000 m3/ngày (gấp đôi công suất) và dự án tuyến ống truyền tải cấp 2.

Tuy nhiên điểm hấp dẫn em thấy đó là ở mảng khu công nghiệp. Từ quý 2/2021, GEX đã nâng tỷ lệ nắm giữ lên 51% và hợp nhất với VGC. Viglacera là nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc với 12 KCN lớn (1 tại Cuba) . Trong đó, công ty còn nhiều quỹ đất cho thuê KCN có vị trí thuê hấp dẫn với giá cho thuê cao tại Hưng Yên và Bắc Ninh. VGC ước tính KQKD 2021 lợi nhuận sau thuế đạt 1.575 tỷ đồng, tăng 87% so với năm trước và vượt 46% kế hoạch năm. Cty này đang sở hữu quỹ đất gần 1.000ha đất khu công nghiệp chưa được kinh doanh - tức là dư địa để đón dòng vốn FDI đổ vào là rất lớn và dự kiến sẽ giúp VGC tiếp tục ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ trong năm 2022 (+4% yoy). GEX cũng muốn nâng sở hữu PXL - có dự án KCN Long Sơn (Vũng Tàu) với diện tích 850ha - từ 25% lên 65% để hợp nhất BCTC.

Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược “Trung Quốc+1”. Sau đại dịch, với các hiệp định thương mại mới như RCEP và EVFTA bên cạnh các FTA hiện hữu khác, sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất và duy trì dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm tới. CBRE Việt Nam dự báo triển vọng của bất động sản công nghiệp sẽ diễn biến tích cực hơn trong năm 2022, thậm chí kéo dài đà tăng trưởng sang năm 2023. Mức giá thuê đất công nghiệp sẽ có mức tăng ổn định là khoảng 4% mỗi năm.

3.3 Mảng năng lượng

Theo cập nhật từ tổng thầu 2 dự án này là SCI thì hiện tại các dự án các dự án đang trong quá trình hoàn thiện đúng tiến độ. Với dự án Gelex Quảng Trị 1, 2, 3 tính đến 29/10/2021, SCI đã công nhận việc vận hành thương mại đối với 3 dự án này.

Khi 2 dự án trên đi vào hoạt động từ 11/2021 sẽ đem lại 420-460 triệu kWh/năm và đem về thêm cho GEX doanh thu 810 tỷ đồng/năm và lợi nhuận sau thuế (sau giai đoạn đã trả hết vay nợ, khoảng sau 3 năm đi vào vận hành) là khoảng 400 tỷ đồng/năm.

Tuy vậy, GEX đang đàm phán với 1 số bên để chuyển giao một số dự án điện tái tạo thông qua việc M&A nội bộ với GEE và chào bán.

Chiến lược

GEX đang ghi nhận dòng tiền khối ngoại mua ròng liên tục những phiên gần đây. Tuy vậy phiên hôm nay 24/3 thì bắt đầu thấy khối này bán ròng rồi. Giai đoạn tháng 1 đến giờ thì diễn biến mua bán của khối ngoại cũng khá đồng pha với giá cổ phiếu GEX (NN mua → giá tăng, NN bán → giá giảm). Vậy nên trong ngắn hạn thì cổ phiếu nhà anh Tuấn có thể sẽ khá khó chịu. Tuy nhiên nếu xét các triển vọng dài hạn, GEX hoàn toàn xứng đáng là 1 khoản đầu tư tốt.

GEX giao dịch trong mô hình kênh hướng lên và đã vượt được 2 cản quan trọng là đường MA20 cùng MA50. Các chỉ báo MACD và DMI cũng giao cắt lên cho tín hiệu mua. Về điểm mua, target và mức cắt lỗ cụ thể các bác có thể liên hệ em để biết thêm chi tiết.

3 Likes

Hôm nay VGC với PXL tím hết, khi nào thì tới lượt GEX đây

1 Likes

Vừa lên tàu

khả năng cưới phiên mai sẽ có biến hoặc chậm nhất tuần sau GEX vượt 42 và tăng tốc mạnh mẽ bất chấp thi trường về vùng 5x

1 Likes

đầu tháng 4 hoặc gần nhát 8-4 ko về đỉnh cũ nghĩ chơi GEX

GEX là cổ phiếu tốt, nhưng giá bây giờ cao rồi, không hấp dẫn nữa. Các bác nào thích ngành an toàn có thể nghiên cứu mấy con này: