GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ 2022, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 do nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. vậy để đạt kế hoạch cả năm của chính phủ thì bây giờ Quý 4 phải đạt tăng trưởng khoảng 7-10%, vậy thì càng phải tăng tốc giải ngân đầu tư công bởi vì tăng chi tiêu G sẽ thúc đẩy nền kinh tế lúc này
Đầu tư công luôn là lựa chọn chính sách hàng đầu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Không có nhiều bất ngờ khi hoạt động này được đẩy mạnh sau những số liệu kinh tế không quá tích cực được công bố trong nửa đầu năm 2023
Kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 đã được thông qua với mức kỳ vọng tăng 25% so với năm 2022 ở mức hơn 700 nghìn tỷ đồng – đây là một con số tương đối lớn trong khoảng thời gian là một năm (kế hoạch đầu tư công trung hạn trong 5 năm 2021-2025 chỉ vào khoảng 2,5 triệu tỷ đồng).
Với áp lực từ việc thu hút FDI cũng như kế hoạch tăng trưởng GDP thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia như hệ thống đường xá kết nối, sân bay hay cảng biển là một trong mục tiêu lớn trong thập kỷ tới
Theo GSO, vốn nhà nước thực hiện trong tháng 9/2023 đạt 63.924 tỷ đồng, tăng 28,3% svck. Lũy kế 9T23, vốn thực hiện đạt hơn 415 nghìn tỷ đồng (+23,5% svck), tương đương 57,4% kế hoạch cả năm. Trong tháng 9/2023, hàng loạt các dự án cao tốc lớn (bao gồm Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Hà Giang – Tuyên Quang) đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ các dự án thành phần
CƠ HỘI CHO NGÀNH XÂY DỰNG HẠ TẦNG
Việt Nam đặt mục tiêu có khoảng hơn 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, tăng lên từ mức 1.729km vào giữa năm 2023. Với giả thiết suất đầu tư 1km đường cao tốc ở Việt Nam khoảng 14 triệu USD/km (ước tính của bộ GTVT, chưa tính trượt giá), tổng số vốn đầu tư hơn 1.200 km đường cao tốc này sẽ là hơn 400 nghìn tỷ đồng.
Dự án Cao tốc Bắc Nam phía đông: Cao tốc Bắc Nam (CTBN) phía đông chia thành 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1 (2017-2020) chia làm 11 đoạn thành phần với tổng chiều dài là 652 km và tổng mức đầu tư là 101 nghìn tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2023 đã hoàn thành và đưa vào khai thác 6/11 đoạn với tổng chiều dài là 425km.
• Giai đoạn 2 (2021-2025) gồm 12 đoạn thành phần, với tổng chiều dài là 729 km và tổng mức đầu tư là 114 nghìn tỷ đồng. Đồng loạt 12 hợp phần của dự án đã được khởi công vào tháng 1/2023 và đã chọn được nhà thầu cho tất cả 25 gói thầu.
Các tuyến đường cao tốc trọng điểm khác:
• Dự án đường Vành đai 3 (TP HCM) với tổng chiều dài 76 km, tổng mức đầu tư là 75 nghìn tỷ đã được khởi công vào ngày 18/6 và dự án đường Vành đai 4 (HN) với tổng chiều dài 112 km, tổng mức đầu tư 86 nghìn tỷ đồng cũng đã được khởi công vào ngày 25/6. Hai dự án giao thông trọng điểm này sẽ được hoàn thành vào năm 2026, tạo ra xung lực kể kết nối và phát triển kinh tế của 2 đầu tầu kinh tế của cả nước.
• Bên cạnh đó còn có nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên vùng được đẩy mạnh đầu tư như Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Biên Hòa-Vũng Tàu…
Sân bay Long Thành:
Với tổng chi phí xây dựng của toàn bộ dự án Cảng hàng không (CHK) quốc tế Long Thành – giai đoạn 1 là 56.271 tỷ đồng và tổng chi phí thiết bị là 22.882 tỷ đồng (như bảng dưới), việc tham gia vào các khâu của dự án sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp liên quan (thiết kế, xây lắp nhà ga, xây lắp đường băng, thi công nền móng)
NHÓM CỔ PHIẾU ĐÁNG CHÚ Ý:
- Đầu ngành, có tiềm lực tài chính đủ mạnh (quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu), có lợi thế cạnh tranh
- Có kinh nghiệm tham gia các dự án xây dựng hạ tầng trọng điểm, hàm lượng kĩ thuật cao.
Nhiều doanh nghiệp đầu ngành xây dựng như VCG, HHV, C4G, LCG…đã trúng thầu/được chỉ định thầu tham gia xây dựng các hợp phần của CTBN hay các công trình giao thông khác