Chứng khoán tăng vào thứ Năm, một ngày sau khi Fed giữ nguyên lãi suất và báo hiệu một xu hướng ôn hòa hơn trong tương lai, trong khi giới đầu tư chuyển trọng tâm sang báo cáo việc làm quan trọng sẽ có vào cuối tuần.
Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ ra rằng lạm phát cao dai dẳng sẽ khiến việc cắt giảm lãi suất dự kiến từ lâu của Mỹ bị đẩy lùi, ông từ chối nói rằng lãi suất có thể cần phải tăng trở lại.
Thị trường tiền tệ nhận thấy 59% cơ hội cắt giảm lãi suất 0,25% được đưa ra vào tháng 9, và đã hiện đã tăng 70,8% cơ hội cắt giảm, nhưng lại xa hơn khi ở tháng 11, theo công cụ CME FedWatch.
"Lạm phát vẫn cao hơn dự báo ở Mỹ, Fed vẫn ở chế độ chờ xem và không loại trừ hoàn toàn việc cắt giảm lãi suất", Naomi Fink, chiến lược gia toàn cầu tại Nikko Asset Management, cho biết.
Một số liệu mới cho thấy các đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất đã tăng vững chắc trong tháng 3, được thúc đẩy bởi nhu cầu đối với máy bay thương mại và xe ô tô, nhưng mức tăng ở những ngành khác lại chỉ ở mức vừa phải.
Trọng tâm bây giờ chuyển sang dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng vào thứ Sáu để có dự báo rõ ràng hơn về thị trường lao động và lộ trình lãi suất.
Kết thúc phiên 2/5: Chỉ số Dow Jones tăng 322,37 điểm (+0,85%), lên 38.225,66 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 45,81 điểm (+0,91%), lên 5.064,20 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 235,48 điểm (+1,51%), lên 15.840,96 điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, khi các nhà đầu tư quay trở lại sau kỳ nghỉ.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,22% xuống 503,21 điểm.
Tâm lý thị trường đã trở nên thận trọng hơn, khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro xung quanh cuộc xung đột Trung Đông, triển vọng chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sau tháng 6 và mùa báo cáo kết quả kinh doanh.
Chứng khoán châu Âu đã đóng cửa do kỳ nghỉ Ngày Lao động vào thứ Tư, một ngày sau khi chứng kiến Fed Mỹ báo hiệu lãi suất sẽ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, do các chỉ số lạm phát đáng thất vọng gần đây.
"Chủ tịch Powell lưu ý con đường không chắc chắn phía trước đối với lạm phát của Mỹ, dự báo của chúng tôi vẫn là lạm phát và tăng trưởng kinh tế sẽ hạ nhiệt, cho phép Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9", các nhà phân tích của UBS cho biết.
Về kết quả kinh doanh, nhà sản xuất dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk nâng triển vọng năm 2024 khi đang chạy đua để tăng sản lượng điều trị giảm cân Wegovy. Nhưng sự cạnh tranh từ đối thủ Eli Lilly buộc công ty phải giảm giá thuốc, khiến cổ phiếu của Novo Nordisk giảm gần 3%.
Cổ phiếu ING Groep của Hà Lan tăng 6,4% sau khi công bố mua lại cổ phiếu trị giá 2,5 tỷ euro (2,68 tỷ USD) và kết quả kinh doanh quý I mạnh mẽ, trong khi Standard Chartered của Anh tăng 8,8% sau báo cáo quý I tích cực.
Hugo Boss là cổ phiếu giảm mạnh nhất trên STOXX 600, khi để mất gần 10% sau khi thương hiệu may mặc cao cấp báo hiệu nhu cầu yếu hơn ở Trung Quốc và lo ngại về tâm lý người tiêu dùng Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống.
Trong số 136 công ty trên STOXX 600 đã báo cáo thu nhập cho đến nay, 58,8% đã vượt quá ước tính của các nhà phân tích, so với mức trung bình nhiều năm là 54%, theo dữ liệu của LSEG.
Kết thúc phiên 2/5: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 50,91 điểm (+0,63%), lên 8.172,15 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 35,67 điểm (-0,20%), xuống 17.896,50 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 70,28 điểm (-0,88%), xuống 7.914,65 điểm.
Giá dầu thô biến động nhẹ khi vẫn đang chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn, tồn kho tăng và hy vọng cắt giảm lãi suất nhanh chóng của Mỹ.
Kết thúc phiên 2/5, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,05 USD (-0,07%), xuống 78,95 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,23 USD (+0,30%), lên 83,67 USD/thùng.