GMD update EVS

NHẬN ĐỊNH ĐẦU TƯ
• Giá thuê tàu và dịch vụ logistics đang tăng mạnh sau giai đoạn dịch bệnh giúp GMD hưởng lợi và hồi phục nhanh về hoạt động kinh doanh và cải thiện biên lợi nhuận.
• Gemadept là doanh nghiệp Logistics nội địa có sự hiện diện trong mọi khâu của chuỗi Logistics nhờ sở hữu hệ thống cảng biển trải dài ba miền, đội tàu, xe, sà lan và các trung tâm phân phối với quy mô lớn. • Ngành cảng biển Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tăng trưởng kép trong giai đoạn 2000 - 2020 là 16%/năm.
• Gemadept hiện đang nắm giữ 34.52% cổ phần tại CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS: HoSE). Kỳ vọng tăng trưởng giai đoạn 2018 – 2022 nhờ cảng mới Nam Đình Vũ và cảng nước sâu Gemalink đi vào hoạt động • Biên lợi nhuận gộp hoạt động cảng biển cao, trung bình trên 37%. Gemadept sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác với CJ Logistics, CMA - CGM thông qua việc mở rộng hệ thống khách hàng, năng lực quản trị cho cả hai phân khúc logistics và cảng.
• Khả năng ghi nhận lợi nhuận đột biến từ việc chuyển nhượng vốn tại cảng Gemalink và bán các bất động sản đang sở hữu. Kỳ vọng hoạt động logistics phục hồi sau dịch COVID-19. ĐỊNH GIÁ VÀ RỦI RO • Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá từng phần để định giá GMD.
• Giá mục tiêu: GMD được xác định giá hợp lý ở mức 43,360 đồng/cổ phiếu. • Chúng tôi khuyến nghị MUA cho cổ phiếu GMD.
• Rủi ro chính của GMD cạnh tranh gay gắt về giá cước, nguồn hàng trong hoạt động cảng biển và rủi ro lãi suất do GMD hiện vay nợ để đầu tư cảng…

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.1 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

AGR: Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với GMD Quý III, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu đạt 729 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của GMD tăng trưởng 38% so với cùng kỳ và hoàn thành 85% kế hoạch cả năm đề ra (512 tỷ đồng) Trong giai đoạn cuối năm nay, Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) dự báo dòng chảy hàng hóa qua các cảng biển tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh sự phục hồi của nền kinh tế thời kỳ hậu Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu giao thương hàng hóa và cuối năm thường là thời điểm tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất, chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm xung quanh các ngày lễ lớn như Noel, Lễ tạ ơn, năm mới. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng trong quý cuối năm nay, GMD tiếp tục đà tăng trưởng và vượt chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra. Thời gian tới, GMD có kế hoạch đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của các dự án hiện hữu là cảng Nam Đình Vũ và cảng Gemalink. Về phần cảng Nam Đình Vũ, đây là nhà cảng chiến lược của GMD tại khu vực Hải Phòng. Nhờ vị trí đắc địa ở hạ lưu sông Cấm và gần cửa biển, nhà cảng này thường xuyên trong tình trạng phải hoạt động quá công suất. Dự kiến giai đoạn 2 của dự án này sẽ được triển khai vào cuối năm nay và bắt đầu khai thác từ 2023, nâng tổng sản lượng hàng hóa có thể tiếp nhận lên gấp đôi công suất hiện tại. Về cảng Gemalink, AGR duy trì quan điểm dự án này là động lực tăng trưởng chính của GMD trong thời gian tới. Sau 9 tháng hoạt động, cảng này đã khai thác gần 600.000 TEUs và bắt đầu có lãi. Giai đoạn 2 của dự án Gemalink dự kiến cũng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023 và giúp bổ sung nguồn cung của GMD lên thêm 900.000 TEUs mỗi năm. Về dài hạn, AGR nhận thấy GMD còn nhiều tiềm năng tăng trưởng từ việc đầu tư mở rộng công suất các nhà cảng trọng điểm. Do đó, công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 6 tháng là 65.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 26%.

Khuyến nghị mua cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 56.300 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Lũy kế 9 tháng, CTCP Gemadept (GMD – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 2.168 tỷ đồng (tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 575 tỷ đồng (tăng trưởng 34,7%). Trong đó, doanh thu mảng cảng đạt 1.884 tỷ đồng (tăng 20%), doanh thu mảng logistics đạt 284 tỷ đồng (giảm 14,2%). Tổng sản lượng cập cảng trong 3 quý đầu năm của Gemalink đạt 1.905.000 TEU (tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó đóng góp lớn nhất tới từ khối cảng Hải Phòng tăng 13% lên 754.359 TEU và Gemalink đạt 528.351 TEU. Khối cảng Hải Phòng đã có tăng trưởng tích cực trong năm khi khu vực Lạch Huyện (trọng tải cập cảng giảm 21,7%) bị phù sa bồi lắng nên không tiếp được tàu trọng tải lớn. Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của GMD trong 2022 có thể đạt 848 tỷ đồng (tăng 36,3% so với năm trước), trong đó đóng góp chính tới từ tăng trưởng vượt bậc của Gemalink với 137 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết so với 3 tỷ lợi nhuận của 2021. Giả định của chúng tôi tới từ mức sản lượng ước tính cho 2022 của Gemalink là 1.35 tr TEU (tăng 50%), cũng như cước phí tăng 10%. Phía GMD cho biết công ty hiện đang làm việc với các hãng tàu trên thế giới để chuyển nhượng 25% vốn tại Gemalink ở công ty con (tỷ lệ lợi ích cho GMD là 15%), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Gemalink xuống 50%. Chúng tôi ước tính khoản chuyển nhượng này có thể đem về lợi nhuận cho GMD là 343 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần chuyển nhượng này chưa được cho vào định giá do cần thêm thông tin chi tiết về thời gian cũng như mức giá. Sử dụng phương pháp định giá từng phần (SOTP), chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 56.300 đồng/CP, tương ứng mức sinh lời 22,9% so với giá đóng cửa ngày 26/12/2021.

Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu GMD Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 mới công bố, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận trong kỳ đạt 1.038 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 48% và 221% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù biên lợi nhuận gộp của mảng khai thác dịch vụ cảng biển đã thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song tăng trưởng kết quả kinh doanh của GMD chủ yếu vẫn đến từ hoạt động này khi mức doanh thu đã tăng tới hơn 30%. Biên lợi nhuận của GMD cũng có sự cải thiện rất tốt trong quý IV khi đạt tới hơn 20% (so với mức 10% cùng kỳ năm trước), chủ yếu do sự đóng góp từ lợi nhuận của các công ty liên kết khi SCS (GMD sở hữu 34,52%) tăng trưởng 23% còn dự án Gemalink đã chính thức báo lãi kể từ quý III. Tổng kết năm 2021, GMD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng lần lượt 23% và 64% so với năm trước, đều vượt mức kế hoạch doanh nghiệp đề ra trong kịch bản lạc quan. Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho rằng thời gian tới, cước vận tải hạ nhiệt thúc đẩy sản lượng hàng hóa cập cảng. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa cập cảng trong tháng 1/2022 vẫn duy trì ở mức cao và đạt gần 61 triệu tấn, trong đó sản lượng hàng hóa dạng container đạt tới hơn 2 triệu TEUs. Đây là mức tương đương so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ so với tháng 12/2021. AGR kỳ vọng sản lượng hàng hóa cập cảng của GMD trong các tháng tới sẽ tiếp tục tích cực khi giá cước vận tải biển BDI đã hạ nhiệt đáng kể trong 3 tháng gần nhất và sẽ tạo tác động tốt đến lưu lượng tàu cập cảng; cảng Gemalink sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ dòng chảy hàng hóa từ khu vực Cát Lái sang Cái Mép - Thị Vải và dự kiến sẽ lấp đầy công suất trong năm nay. Tận dụng được lợi thế từ việc sở hữu các nhà cảng nước sâu có vị trí thuận lợi để đón tiếp tàu hàng, GMD đã ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021 rất tích cực. AGR kỳ vọng các nhà cảng của GMD sẽ tiếp tục đạt được mức sản lượng cao trong năm 2022 khi giá cước vận tải biển đã hạ nhiệt đáng kể và tạo ảnh hưởng tốt tới lưu lượng tàu cập cảng. Theo AGR, trong ngắn hạn, cổ phiếu GMD đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ và phát đi các tín hiệu kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này, giá mục tiêu trong năm 2022 là 65.000 đồng/cổ phiếu.

Khuyến nghị mua cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP CTCK MB (MBS) Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept với giá mục tiêu 62.400đồng/CP trên cơ sở (i) hoạt động xuất nhập khẩu duy trì tích cực trong năm 2022, (ii) dư địa còn lớn đối với giá dịch vụ cảng biển, (iii) công suất khai thác từ năm 2026 tăng 56% so với hiện tại khi cảng Nam Đình Vũ và Gemalink giai đoạn 2 đưa vào hoạt động. GMD thông qua chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt VNĐ 1.200/CP. Ghi nhận lớn từ lãi hoạt động liên doanh liên kết (125 tỷ đồng) giúp lãi ròng quý I/2022 tăng mạnh 86% so với cùng kỳ, đạt tương ứng 274 tỷ đồng, mức cao nhất theo quý từ trước tới nay (không bao gồm các khoản lợi nhuận đột biến từ thoái vốn). Biên lợi nhuận gộp đạt 40%, tăng nhẹ so với mức 38% cùng kỳ năm ngoái. Gemalink đạt mốc hơn 1 triệu TEUs sau 1 năm vận hành, đạt mức kỷ lục trong ngành khai thác cảng Việt Nam. Tính riêng quý I/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Gemalink đạt 305.000 TEUs, chiếm 40% tổng sản lượng thông qua toàn bộ cảng Gemadept, tăng 3 lần so với cùng kỳ. Dự kiến tăng vốn thêm 2.009 tỷ đồng từ phát hành quyền mua cổ phiếu tỷ lệ 3:1 với giá 20.000 đồng/CP. Qua đó, vốn điều lệ của GMD tăng từ 3.014 tỷ đồng lên 4.018 tỷ đồng. Kế hoạch thoái vốn và chuyển nhượng. GMD lên kế hoạch chuyển nhượng tối đa 24% vốn Gemalink, ưu tiên đối tác có hãng tàu, đồng thời, thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi (cao su & bất động sản). Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và được dự báo có thể đạt 750 tỷ USD trong năm 2022, tăng 12% so với năm trước. Định giá Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GMD vào khoảng 62.400 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 23,3 lần (theo EPS 2022F khoảng 2.680 đồng).

Trong quý I, tổng sản lượng thông quan hệ thống cảng biển của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) đạt hơn 785.000 TEU (tăng 51% cùng kỳ năm trước), chiếm gần 12,5% tổng sản lượng thông quan của hệ thống cảng biển Việt Nam. Trong đó, sản lượng container của cảng quốc tế Gemalink đạt mức 1 triệu TEU đầu tiên sau 12 tháng hoạt động (tương đương mức trung bình 83.000 TEU/tháng), xấp xỉ 84% công suất thiết kế giai đoạn 1. Bên cạnh đó, sản lượng của nhóm cảng Hải Phòng tiếp tục tăng trưởng tốt ở mức 21% so với quý I/2021. Lợi nhuận từ các công ty liên kết tích cực, trong đó tiêu biểu là các công ty thuộc mảng logistics chủ chốt. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận hoạt động đã trở lại mức trước đợt phong tỏa hồi quý III/2021. Cụ thể, hết quý I/2022, GMD ghi nhận doanh thu đạt 879,9 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận trước thuế đạt 350,24 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 319,16 tỷ đồng, tăng 85,7%. Năm 2022, GMD dự kiến doanh thu hợp nhất đạt 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 19% và 24% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, hết quý 1/2022, GMD đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận năm. Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) dự báo trong quý II và quý III, với việc sản xuất trong nước và cũng như hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan cảng biển tăng trưởng tốt, có thể GMD sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ hệ thống cảng biển và kho vận rộng khắp toàn quốc. MASVN dự phóng doanh thu quý II và quý III khả năng cao sẽ đạt trên 800 tỷ đồng mỗi quý. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế dự phóng tăng mạnh lên mức lần lượt 285,7 tỷ đồng (tăng 60% cùng kỳ) và 307 tỷ đồng (tăng 90% cùng kỳ). Cho năm 2022, MASVN dự phóng sản lượng container thông quan các cảng chính GMD (trừ Gemalink) đạt khoảng 1,9 triệu TEU (tăng 4,2% so với năm trước). Sản lượng của cảng Gemalink dự kiến sẽ đạt mức tối đa công suất 1,2 triệu TEU. Sản lượng cảng Dung Quất dự phóng đạt 2,7 triệu tấn (tăng 12,5% cùng kỳ). Bên cạnh đó, MASVN loại trừ thu nhập từ mảng cao su khi GMD định hướng thoái vốn khỏi mảng này. Cuối cùng, dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của GMD lần lượt 3.456 tỷ đồng (tăng 7,7% cùng kỳ) và 1.209 tỷ đồng (tăng 68% cùng kỳ). Tuy nhiên trong ngắn hạn, hoạt động tại các cảng chủ chốt trên thế giới vẫn tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng của chính sách “Zero-covid” tại Trung Quốc và các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào Nga và lãi suất. Đó là các yếu tố không chắc chắn có thể làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp và cổ phiếu GMD. Hiện tại, MASVN tiếp tục duy trì mức lợi suất yêu cầu (RRR) 12%, tỷ lệ tăng trưởng sau năm 2030 khoảng 5% và một số giả định khác. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCFF), công ty chứng khoán này xác định mức giá hợp lý của cổ phiếu GMD là 64.000 đồng/cổ phiếu.

Quý II/2022, CTCP Gemadept (GMD) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 978 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái) và 334 tỷ đồng (tăng 87%). Trong đó, doanh thu cảng đạt gần 800 tỷ đồng (tăng 22%) và doanh thu logistics đạt 178 tỷ đồng (tăng 87%). Khối cảng Hải Phòng vẫn là nguồn đem lại doanh thu lớn nhất cho Gemadept, với sản lượng thông qua cảng trong nửa đầu năm 2022 đạt 560.000 Teu. Nam Đình Vũ giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động từ đầu 2023 sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho khối cảng miền Bắc trong trung hạn. Nửa đầu năm 2022 Gemalink đạt công suất 650.000 Teu, đóng góp 68 tỷ đồng cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm của GMD. Với tốc độ tăng trưởng nhanh của khu vực cảng Cái Mép hiện nay, cùng với thực trạng hầu hết các cảng khu vực này đã hoạt động ở công suất tối đa, Gemalink dự kiến sẽ đạt hơn 90% công suất trong năm nay. Gemalink 2 dự kiến đi vào hoạt động từ quý I/2025 được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho GMD trong dài hạn. Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế của GMD năm nay có thể đạt 959 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước, với dự kiến doanh thu thuần đạt 3.680 tỷ đồng tăng 15%, cùng với đó cảng Gemalink đóng vai trò tăng trưởng lớn, dự kiến đạt mức lợi nhuận 174 tỷ đồng trong năm nay. Sử dụng phương pháp định giá từng phần (SOTP), chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 71.500 đồng/CP, tương ứng mức sinh lời 37.5% so với giá đóng cửa ngày 10/08/2022.

Trong quý II/2022, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 978 và 288 tỷ đồng, tương ứng tăng 30% và tăng 103% so với cùng kỳ. Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), mặc dù sản lượng giảm 2% so với quý liền trước và giảm 20% so với cùng kỳ (không tính cảng Gemalink), biên lợi nhuận gộp của GMD tăng 456 điểm cơ bản so với quý liền trước và tăng 211 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 45% nhờ quản lý chi phí tốt hơn. Về cảng Gemalink, thông lượng đạt 330.000 TEU trong quý II/2022, tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thấp hơn quý I do chi phí tài chính (VND giảm giá và lãi suất tăng). Trong khi đó, các cảng biển ở Hải Phòng mất sức cạnh tranh kể từ khi HITC hoàn thành việc nạo vét, dẫn đến sản lượng giảm nhẹ. Đầu quý III/2022, VDSC cho biết tổng thông lượng hàng hóa đã phản ánh sự giảm tốc của các hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2022, khu vực Hải Phòng là khu vực đóng góp nhiều nhất, tăng 10% YoY trong khi Vũng Tàu và TP. HCM chỉ tăng 1% so với cùng kỳ. Nằm ở khu vực Cái Mép - Thị Vải có nhiều tiềm năng phát triển thành cửa ngõ giao thương quốc tế chính, Gemalink Terminal có nhiều động lực phát triển. Theo đó, GMD đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 3 triệu TEU và đưa vào hoạt động từ năm 2024. VDSC cho rằng cụm cảng Gemalink sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong những năm tới. Công ty có kế hoạch bắt đầu giai đoạn 2 Gemalink vào cuối năm nay, tuy nhiên, chúng ta cần chờ đợi tiến độ xin giấy phép xây dựng. Về cụm cảng Hải Phòng, cảng Nam Đình Vũ vẫn đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ cảng nước sâu HICT. Tuy nhiên, nhằm hưởng lợi sự tăng trưởng thuần tại Hải Phòng, GMD có kế hoạch đưa giai đoạn 2A và 2B vào hoạt động lần lượt từ năm 2023 và 2025, tăng 125% so với công suất hiện tại. VDSC cho rằng giá cổ phiếu sẽ khó có diễn biến tốt trong ngắn hạn khi GMD sẽ đối mặt khó khăn ngắn hạn của thương mại toàn cầu giảm do lạm phát cao ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có triển vọng dài hạn tươi sáng đến từ giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.

Trong năm 2022, BSC dự báo CTCP Gemadept (GMD – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần 3.667 tỷ đồng (tăng 14% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 953 tỷ đồng (+56% yoy), tương đương EPS FWD là 3.161 đồng/CP, P/E FWD = 15.4x. Trong năm 2023, BSC dự báo GMD ghi nhận doanh thu thuần 3.797 tỷ đồng (tăng 4% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 990 tỷ đồng (tăng 4%), tương đương EPS FWD là 3.286 đồng/CP, P/E FWD = 14.8x, dựa trên các giả định chính năm 2023 như sau: Sản lượng hàng hóa 1,3% trong năm 2023, đóng góp bởi NDV tăng 10% (với giả định NDV 2 sẽ nhận 1 tuyến dịch vụ từ quý III/2022), Nam Hải giảm 4%, Nam Hải Đình Vũ giảm 4% và Phước Long ICD –Bình Dương tăng 2%. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thấp hơn so với năm 2022 là tăng 5,8% do kinh tế toàn cầu chậm lại, cạnh tranh cao tại khu vực Hải Phòng. Bên cạnh đó, giá bán dịch vụ tăng 1% trong năm 2023; và doanh thu Logisitcs giả định tăng 10% trong năm 2023 – tương đương tăng trưởng trung bình mảng Logistics trong quá khứ. Trong năm 2023, biên lợi nhuận gộp 35,9%, giảm 0,3 điểm % so với năm 2022dựa trên giả định chi phí dịch vụ mua ngoài/SL giảm 3% do giá dầu hạ nhiệt, chi phí khấu hao tăng 100 tỷ đồng do dự án NĐV 2 đi vào hoạt động. Chi phí lãi vay 161 tỷ đồng (+44% yoy) năm 2023 dựa trên giả định vay mới 750 tỷ đồng để đầu tư thiết bị cho NDV giai đoạn 2, lãi suất +1 điểm %. Lãi từ CTLK = 555 tỷ đồng (tăng 10%), đóng góp chính bởi dự án GML (205/232 tỷ đồng) và SCS (222/244 tỷ đồng). Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu GMD với giá trị hợp lý năm 2023 là 53.500 đồng/CP (Upside 10% so với giá đóng cửa ngày 10/10/2022), dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 16.25x. Mức định giá P/E mục tiêu được dựa trên(1)P/E trung bình năm 2019 = 17.1x với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi GMD (tăng 7-10%), và (2) áp dụng mức chiết khấu 5% cho rủi ro về sản lượng trong năm 2023. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi do lo ngại đà tăng trưởng sản lượng sẽ chậm lại trong thời gian tới. Mức Upside 10% chủ yếu đến từ giá cổ phiếu GMD đã giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh kể từ tháng 5/2022.

Hiện nay, toàn cầu đang đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến suy thoái, cùng với đó là những căng thẳng về địa chính trị đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu – hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nỗi bi quan bao trùm lên nền kinh tế, thu nhập khả dụng giảm sút khiến cho người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là những mặt hàng không thiết yếu. Việc Fed tiếp tục tăng lãi suất một cách “diều hâu” hơn nhằm đối mặt với lạm phát càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng. Chúng tôi cho rằng, tình trạng này sẽ còn kéo dài đến nửa cuối năm 2023. Tại cuộc họp về giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam ngày 21/3/2022, kết luận được đưa ra là: trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container tại các cảng biển, nhằm đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Mặt khác, việc sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển chững lại và giảm sút sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể điều chỉnh tăng mạnh giá cước dịch vụ trong ngắn và trung hạn, đặc biệt là tại khu vực Hải Phòng trước tình trạng dư cung như hiện nay. Với độ mở nền kinh tế hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn FDI khi các doanh nghiệp đa quốc gia tiến tới việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, hậu Covid-19, quá trình này được thúc đẩy diễn ra nhanh hơn khi việc phụ thuộc sản xuất vào Trung Quốc trong bối cảnh nước này liên tục “đóng cửa” đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP… sẽ là tiền đề giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu giữ nhịp tăng trưởng. Chúng tôi định giá cổ phiếu GMD của Công ty cổ phần Gemadept dựa trên phương pháp SOTP (Sum-of-the-Parts). BVSC khuyến nghị NEUTRAL với giá mục tiêu cho cổ phiếu GMD là 54.700 đồng/cổ phiếu – với tiềm năng tăng trưởng 14,7%.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của CTCP GEMADEPT (GMD – sàn HOSE) tăng 31,5% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 22,9% svck nhờ tình trạng dư cung tại cụm cảng Hải Phòng giảm dần. Doanh thu logistics tăng 88,0% svck nhờ đóng góp chính của mảng vận tải container hưởng lợi từ giá cước vận tải container tăng vọt. Sản lượng container của Gemalink đã đạt 900.000 TEU và ghi nhận lợi nhuận ròng khoảng 103,9 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2022, giúp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 109,2%. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 58,3% do lỗ tỷ giá cao (tăng 129,6%) khi đồng USD tăng giá. Do đó, lợi nhuận ròng 9 tháng tăng 94,2% lên 806 tỷ đồng, đạt 80,0% dự báo cả năm của chúng tôi. Do lượng đơn hàng mới từ các thị trường lớn toàn cầu suy giảm, trong quý III/2022, sản lượng container tại cụm cảng Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm 7% trong khi sản lượng container tại cụm cảng Hải Phòng đi ngang. Chúng tôi cho rằng những khó khăn này sẽ tiếp diễn trong năm 2023 và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng một số yếu tố tích cực như cước vận tải biển giảm, tình trạng tắc nghẽn được giải tỏa, chính sách zero-Covid của Trung Quốc được gỡ bỏ sẽ phần nào giảm bớt tác động từ nhu cầu toàn cầu suy giảm trong năm 2023. Chúng tôi duy trì dự báo EPS 2022 và hạ dự báo EPS 2023 xuống 12,2% do triển vọng mảng logistics của GMD suy yếu. Trong 2024, chúng tôi kỳ vọng những khó khăn toàn cầu sẽ giảm bớt và sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của GMD, do đó chúng tôi tăng dự báo EPS 2024 thêm 2,2%. Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 62.300 đồng/CP (giảm 3,3% so với báo cáo trước) do (1) điều chỉnh EPS 2023-2024 và (2) tăng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%. Rủi ro tăng giá bao gồm (1) sản lượng container và phí xếp dỡ tại cảng của GMD cao hơn dự kiến và (2) thoái vốn tài sản có mức giá cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá gồm (1) triển vọng toàn cầu suy yếu hơn so với dự kiến, (2) việc xây dựng Gemalink giai đoạn 2 chậm hơn dự kiến và (3) môi trường lãi suất cao hơn dự kiến.

Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) mới đây đã thông qua kế hoạch thoái vốn 85% cổ phần tại cảng Nam Hải Đình Vũ (NHĐV). Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) kỳ vọng GMD sẽ có lợi nhuận đột biến từ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ. Đây là một trong những cảng chính của GMD ở khu vực phía Bắc với sản lượng gần 600.000 TEUs/năm. Trong năm 2021, cảng NHĐV đạt doanh thu gần 650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 212 tỷ đồng và đã hoạt động gần như 100% công suất. Khi thoái vốn tại cảng NHĐV, GMD có thể ghi nhận lợi nhuận đột biến từ bán tài sản. Mặc dù chưa có thông tin chính xác về mức giá bán cảng NHĐV, nhưng chúng tôi ước tính GMD có thể bán cảng này và thu về khoảng 2.000 tỷ đồng (tương ứng với p/e khoảng 10 lần) và ghi nhận lợi nhuận đột biến cho doanh nghiệp. Theo Agriseco, ngành cảng biển sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023 do suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng hàng hóa và container cập cảng. Thoái vốn tại NHĐV giúp GMD ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến và cải thiện tính hình tài chính hiện nay. GMD sẽ có thêm nguồn lực để hoàn thiện dự án cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 và Gemalink giai đoạn 2 mà không cần huy động thêm vốn vay quá nhiều. Agriseco kỳ vọng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đạt hiệu suất cao sau khi vận hành. Hiện nay cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đang trong quá trình xây dựng và có thể vận hành từ quý I/2023 với công suất khoảng 500.000 TEUs/năm. Agriseco đánh giá việc GMD thoái vốn tại cảng NHĐV có thể giúp cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 nhanh chóng đạt hiệu suất cao hơn khi được nhận một phần khối lượng hàng hóa điều chuyển từ cảng NHĐV sang. GMD ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng ấn tượng nhờ cảng Gemalink vận hành với hiệu suất cao. Mặc dù năm 2023 còn nhiều khó khăn do suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng GMD đã có những thay đổi rất linh hoạt để đảm bảo lợi nhuận cũng như dòng tiền trong giai đoạn tới. Agriseco đánh giá khả quan và khuyến nghị mua cổ phiếu GMD với giá mục tiêu là 58.000 đồng/cổ phiếu.

Quý I/2023, tổng sản lượng container thông qua Việt Nam của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) giảm 15% so với cùng kỳ do nhu cầu bên ngoài yếu. Tổng sản lượng đạt 600 nghìn TEU trong quý I/2023 (giảm 23% so với cùng kỳ), doanh thu hợp nhất đạt 901 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ) và lãi trước thuế đạt 302 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ). Năm 2023, GMD đặt kế hoạch lãi trước thuế đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ), ban lãnh đạo cho rằng công ty có khả năng đạt kết quả cao hơn so với mức giả định cơ sở này. Kế hoạch này chưa bao gồm khoản lãi bất thường từ việc bán cảng Nam Hải Đình Vũ dự kiến ghi nhận vào quý II/2023. Công ty chứng khoán SSI hiện ước tính khoản lãi bất thường này là 1,5 nghìn tỷ đồng, dựa trên giả định tổng giá trị định giá cảng là 2,5 nghìn tỷ đồng. Về vốn đầu tư, GMD giữ nguyên kế hoạch tập trung vốn cho 2 dự án cảng: Nam Đình Vũ – giai đoạn 3 (hoàn thành năm 2024 với chi phí kế hoạch là 100 triệu USD) và Gemalink – giai đoạn 2 (hoàn thành năm 2025, kế hoạch chi phí đầu tư là 300 triệu USD). Bên cạnh đó, công ty cũng có kế hoạch thực hiện một M&A khác với giá trị ước tính 50 triệu USD. Theo đó, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2023-2025 là khoảng 450 triệu USD, phù hợp với ước tính của SSI về khoản đầu tư của GMD trong cùng giai đoạn. Chi phí vốn có thể là một vấn đề mà ban lãnh đạo phải giải quyết trong môi trường lãi suất cao như hiện nay. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận sắp tới từ việc bán cảng Nam Hải Đình Vũ được đánh giá là một sự tiếp ứng về vốn rất kịp thời cho GMD. Về phương án tăng vốn, GMD chưa được UBCKNN chấp thuận phương án phát hành thêm. Ban lãnh đạo đang cân nhắc không phát hành thêm và thay vào đó sẽ tìm nguồn tài trợ khác. Về triển vọng năm 2023, ban lãnh đạo nhận thấy khả năng phục hồi mạnh sẽ diễn ta ra từ quý III/2023, do đây là mùa cao điểm của xuất khẩu. Sản lượng tháng 4 và tháng 5 cải thiện nhẹ so với quý I, nhưng vẫn rất yếu. Công ty chứng khoán SSI hiện tại vẫn giữ nguyên ước tính cho GMD, nhưng cho biết sẽ điều chỉnh giảm ước tính nếu xuất khẩu không cải thiện hơn trong những tháng tới trong năm 2023. Cụ thể, công ty chứng khoán này duy trì giả định tổng sản lượng cảng cho GMD là 2,7 triệu TEU, giảm 10% so với cùng kỳ trong năm 2023 và 3,4 triệu TEU, tăng 22% so với cùng kỳ trong năm 2024. Các mức phí dự kiến sẽ duy trì ổn định trong giai đoạn này. Do không có thay đổi về giả định, SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu GMD là 61.500 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá khoảng 23%). Tuy nhiên, SSI cũng hạ khuyến nghị xuống khả quan (từ mua), do nhận thấy rủi ro suy giảm đối với thương mại Việt Nam nói chung và ước tính của đơn vị đối với GMD trong năm 2023. Nhưng báo cáo phân tích của SSI cũng nhìn nhận trong ngắn hạn, thông tin về việc hoàn tất thương vụ thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ và khoản lợi nhuận lớn từ thương vụ được ghi nhận trong quý II/2023 sẽ là động lực giúp tăng giá cho cổ phiếu GMD.