HAH hưởng lợi - Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu bước vào mùa cao điểm
- Tăng giá cước: Chỉ số WCI (World Container Index) tăng mạnh 181% svck, đồng thời giá cho thuê tàu cũng tăng 90% so với đầu năm, do tăng cả cung lẫn cầu.
- Cung: Sự chuyển hướng khỏi Biển Đỏ và thiếu hụt container tại các cảng chính, đặc biệt ở Trung Quốc, đẩy giá cước lên cao.
- Cầu: Tăng lượng hàng tồn kho từ Q1/2024 cùng với nhu cầu vận chuyển mạnh từ Trung Quốc đến các khu vực khác, đặc biệt là Mỹ, đẩy giá cước tăng mạnh.
- Tác động của sự kiện quá khứ: Sự cố tàu Evergiven mắc cạn tại kênh đào Suez năm 2021 kéo dài khoảng 6 tháng, kèm theo thiếu hụt container, đã tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng và đẩy giá cước tăng vọt.
- Dự đoán tương lai: Dự báo áp lực tăng giá cước sẽ tiếp tục trong mùa cao điểm vận chuyển, có thể dịu bớt vào cuối năm khi mùa cao điểm kết thúc và các hãng vận tải có thể sắp xếp lại chuỗi cung ứng.
Hải An sẽ tiếp tục nhận đội tàu đóng mới với 4 chiếc loại 1800 TEU trong các tháng tới, tiếp tục tăng công suất. Cùng với việc cả giá cước tàu có thể ký mới và công suất tăng trong 2024, kỳ vọng HAH có thể quay trở lại đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 và sẽ là động lực tích cực cho cổ phiếu.
Với những thông tin trên, HAH sẽ là hãng vận tải container được hưởng lợi từ tình trạng này, nhờ số lượng tàu lớn và tuyến hoạt động đa dạng.
Target: 54
Upside: 11,2%
Rủi ro: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas nếu được thông qua, có thể giảm bớt áp lực lên giá cước hàng hóa.
Link bài viết: Giá cước tàu biển tăng vọt, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó - Tuổi Trẻ Online