HAH update VCSC

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) là chủ sở hữu của cảng Container Hải An tại Hải Phòng. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm khai thác cảng, vận tải, và depot và hoạt động kho bãi.

Vận tải là mảng kinh doanh lớn nhất của HAH (chiếm 52,7% lợi nhuận gộp năm 2020), tiếp theo là khai thác cảng (36,9%) và các mảng khác (10,4%).

Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 6 tháng đầu năm 2021 tăng 127% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ giá cước vận tải tăng, nhu cầu logistics phục hồi và giá dầu nhiên liệu giảm.

HAH đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế cho năm 2021 là 158 tỷ đồng (+8% YoY) mà theo quan điểm của chúng tôi là khá thận trọng. Hiện tại, kết quả lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2021 của HAH đã vượt kế hoạch cả năm 2021, chưa kể đến kỳ vọng của chúng tôi về triển vọng tích cực của ngành logistics trong năm 2021.

Trong năm 2021, chúng tôi dự báo HAH với mô hình kinh doanh tích hợp và đội tàu container lớn nhất Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc tăng giá cước và nhu cầu logistics ngày càng cao.

HAH hiện đang giao dịch với P/E trượt là 14,0 lần - cao hơn 48% so với mức trung bình của nhóm công ty cùng ngành mà chúng tôi đã lựa chọn là 9,5 lần. Chúng tôi cho rằng điều đó phản ánh kỳ vọng mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với lợi nhuận trong tương lai của HAH.

HAH thông báo sẽ trả DPS năm 2021 là 1.500 đồng - tương đương với lợi suất cổ tức khoảng 3%.

Rủi ro chính: (1) Làn sóng dịch COVID-19 thứ tư có thể làm gián đoạn hoạt động và/hoặc tăng thêm chi phí hoạt động; (2) giá dầu nhiên liệu cao hơn có thể làm giảm biên lợi nhuận.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng trầm trọng hơn tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ. Theo thông báo của Công ty hàng hải quốc tế Đức - Hapag Lloyd, để có thể cập bến tại các cảng như Los Angeles hay Long Beach, các tàu phải đợi từ 9 đến 11 ngày. Đây là vấn đề rất lớn đối với các hãng tàu trên thế giới, khiến tình trạng trễ tàu liên tục gia tăng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu thuê tàu của các doanh nghiệp vận tải đã tăng nhanh nhằm bù đắp cho công suất tàu đình trệ, qua đó đẩy giá cho thuê tàu lên mức khá cao, bao gồm cả tàu trung chuyển. Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) với thế mạnh sở hữu đội tàu lớn trong nước gồm 8 tàu container sẽ hưởng lợi mạnh mẽ. Hiện nay, HAH đã cho thuê 2 tàu container là Haian Link (cho SICT thuê) và Haian East (cho Samudera thuê), trong đó doanh nghiệp vừa gia hạn hợp đồng cho thuê tàu Haian East với mức phí cao gấp đôi so với trước đây. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), giá cước thuê tàu bình quân mỗi ngày trong quý I của HAH đã tăng từ 6.214 USD lên mức 14.488 USD trong quý III, tương đương mức tăng 2,3 lần. Dự báo trong quý cuối năm, chi phí thuê tàu/ngày này có thể lên đến 19.692 USD. Để tiếp tục việc hưởng lợi từ việc thuê tàu, HAH mới đây đã ký hợp đồng cho thuê thêm 1 tàu nữa là Haian West với giá thuê tàu ước tính là 30.100 USD/ngày. VDSC cho rằng điều này sẽ thúc đẩy đáng kể doanh thu cho thuê tàu của HAH trong quý IV. VDSC cũng cho rằng HAH có đủ khả năng để cho thuê 3 tàu nhằm tăng cường khai thác thị trường thuê tàu đang thuận lợi, đồng thời vẫn duy trì thị phần trong nước. Việc cho thuê tàu sẽ hạn chế rủi ro đối với doanh nghiệp khi nhu cầu vận tải giảm mạnh - hoàn toàn có khả năng xảy ra khi trong bối cảnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt hiện nay khiến phần lớn đến các hoạt động sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Công ty chứng khoán này dự báo, với mức giá thuê tàu đẩy triển vọng cùng việc gia tăng số lượng tàu cho thuê, doanh thu hoạt động cho thuê tàu của HAH sẽ tăng lên 185 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2021, tương đương mức tăng 346% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, VDSC cho rằng nhu cầu vận tải hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng khi hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước gặp khó bởi các đợt giãn cách xã hội, đã được phản ánh thông qua chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong các tháng gần đây. Thực tế cũng cho thấy, sản lượng container thông qua các cảng của Việt Nam vào tháng 8/2021 ước tính giảm 7% so với tháng trước, xuống còn 1,913 triệu TEU (theo số liệu từ Cục Hàng Hải Việt Nam). Trong đó, thông lượng container nội địa/xuất nhập khẩu ước tính giảm 11%/5% so với tháng trước. Cùng với đó, việc HAH cho thuê thêm tàu Haian West như đã đề cập phía trên sẽ buộc doanh nghiệp phải cắt tuyến vận chuyển TP. HCM - Singapore trong quý IV. Chính vì vậy, VDSC dự báo sản lượng vận chuyển trong quý III và quý IV của HAH lần lượt đạt 108.000 TEU (tăng 21% cùng kỳ) và 91.000 TUE (giảm 22% cùng kỳ). Với giả định giá cước vẫn ổn định trong tương lai, VDSC kỳ vọng doanh thu vận tải của HAH sẽ đạt 258 tỷ đồng trong quý III và 242 tỷ đồng trong quý IV, lần lượt tăng 20% và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thuê tàu trong 6 tháng cuối năm, VDSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của HAH sẽ đạt 1.700 tỷ đồng và 392 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 43% và 183% so với thực hiện năm trước. Mới đây, HAH đã thông qua kế hoạch bán toàn bộ gần 1,4 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,85% vốn điều lệ để bổ sung vốn lưu động. Ước tính theo thị giá cổ phiếu HAH, doanh nghiệp có thể thu về số tiền hơn 90 tỷ đồng. So với mức giá ghi sổ của số lượng cổ phiếu quỹ này là 22,9 tỷ đồng, tương đương 16.479 đồng/cổ phiếu, HAH dự kiến thu lời 68 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu đã tăng gấp gần 4 lần. Ngoài ra, HĐQT HAH cũng thống nhất trình ĐHCĐ bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản về việc phát hành ESOP năm 2021. Tuy nhiên phương án cụ thể như số lượng, giá bán, thời gian hiện chưa được doanh nghiệp công bố. Trên thị trường, cổ phiếu HAH đóng cửa phiên 24/9 ở mức giá 65.400 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 3.000 tỷ đồng.

Tôi sẽ vào lại hah ko chê, nhưng ko phải bây h

Copy mà cũng ko nên hồn

Mua là kỳ vọng eps 10k chứ 7k thì bán thôi

ôm tới tết

Đang lao dôc ko phanh . Bộ giao thông đang thanh tra giá cước vận tai

Khuyến nghị mua HAH với giá mục tiêu 106.000 đồng/cổ phiếu Quý IV/2021, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, với doanh thu thuần đạt 616 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng, lần lượt tăng 70% và 90% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm 2021, doanh thu của HAH ước đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng, tăng trưởng 165%. Với kết quả này, HAH đã thực hiện được 114% kế hoạch doanh thu và 247% kế hoạch lợi nhuận năm. Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, lợi nhuận kỷ lục trong quý IV của HAH là nhờ thị trường vận tải container thuận lợi, với 2 động lực chính, bao gồm hai hợp đồng cho thuê tàu mới đối với Haian West và Haian Mind được bảo đảm ở mức giá cao, giúp doanh thu ngày từ 4 hợp đồng cho thuê tàu hiện tại lên mức 90.000 USD (gấp 3 lần so với quý IV); và giá cước vận tải biển nội địa tăng 4 lần liên tiếp lên mức 60% so với mức quý III. Đáng nói, trong cuộc thảo luận gần đây của SSI với ban lãnh đạo HAH, doanh nghiệp đã tiết lộ thêm về kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, là việc bổ sung 6 tàu mới và mở thêm tuyến dịch vụ Nội Á trong năm 2022. Cụ thể, 2 tàu đã qua sử dụng là Haian City (tên cũ là Marine Bia) và Anbien Bay (tên cũ là Putnam) sẽ được bàn giao trong nửa đầu năm, với tổng trọng tải gần 3.300 TEU; 4 tàu đóng mới dự kiến giao trong năm 2023 - 2024. Tổng vốn đầu tư ước tính là 120 triệu USD, trong đó 50% được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng. Với các tàu mới đầu tư, trọng tải đội tàu của HAH sẽ đạt 14.200 TEU (10 tàu) trong năm 2022 và 21.000 TEU (14 tàu) trong năm 2024, tăng gấp đôi so với năm 2021. Như vậy, HAH sẽ đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho các tuyến nội địa và hơn nữa, trong 3 năm tới, doanh nghiệp đặt mục tiêu tiến ra thị trường khu vực, với bước đầu là hợp tác với các hãng tàu nước ngoài để mở các tuyến dịch vụ mới trong khu vực Nội Á (bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á), bắt đầu từ nửa cuối năm 2022. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho HAH phát triển vượt ra ngoài thị trường Việt Nam và theo quan điểm của SSI, động thái này khá tham vọng nhưng khả thi. SSI cho rằng các tuyến dịch vụ mới sẽ mang lại lợi nhuận cho HAH, theo đó tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn 2022 - 2023, với lãi ròng (NPATMI) lần lượt ước đạt 744 tỷ đồng (tăng 67% cùng kỳ) và 902 tỷ đồng (tăng 21% cùng kỳ), tương ứng EPS là 14.641 đồng trong năm 2022 và 17.742 đồng trong năm 2023. SSI cũng dự báo gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023 lâu hơn kỳ vọng ban đầu, do các yếu tố về dịch bệnh, căng thẳng giữa Nga - Ukraine… Vì thế, công ty chứng khoán này kỳ vọng ngành vận tải container quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục hưởng lợi cho đến năm 2023. Hiện SSI lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH, với giá mục tiêu 1 năm là 106.000 đồng/cổ phiếu (P/E mục tiêu không đổi là 7 lần), tiềm năng tăng giá là 20%.

Khép lại quý II, doanh thu của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái lên 450 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng gấp 3 lên 435 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp tăng từ 31% lên 47%. Lợi nhuận sau thuế đạt 325 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái, trong đó lãi ròng đạt 240 tỷ đồng, tăng gần 3 lần và là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử của doanh nghiệp này. HAH cho biết, kết quả kinh doanh khởi sắc trong bối cảnh doanh nghiệp đầu tư mở rộng thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và tháng 5/2021 dẫn đến số lượng tàu quý II năm nay nhiều hơn quý II năm trước. Số tàu cho thuê cũng nhiều hơn và bổ trợ nữa là sự tăng mạnh của giá cước vận tải nội địa cùng giá cho thuê tàu. Ngoài ra, lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của HAH đạt 1.580 tỷ đồng, tăng gần 2 lần và lợi nhận sau thuế đạt 590 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với cùng giai đoạn năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành được 66% kế hoạch doanh thu và vượt 7% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá triển vọng năm 2022 của HAH khả quan với kế hoạch mua thêm tàu Marine Bia đã được phê duyệt và HAH sẽ nhận bàn giao tàu trong năm giúp tiếp tục gia tăng tổng công suất đội tàu hiện tại. Trong trung hạn, HAH đã thông qua kế hoạch thành lập Công ty liên doanh vận tải container Zim-Haian với vốn điều lệ là 2 triệu USD để mở thêm tuyến vận tải ở khu vực Đông Bắc Á và tham gia thị trường Feeder khu vực. HAH sẽ mua thêm 2 tàu cũ và đóng mới 3 tàu container cho liên doanh này, dự kiến nhận tàu vào 2023. Yuanta đánh giá đây là động lực tăng trưởng trung hạn cho HAH. Ở mức giá đóng cửa hiện tại, HAH đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng là 6,5 lần (tương ứng EPS là 10.308 đồng), thấp hơn mức trung bình ngành là 23,4 lần. Mức Stock Rating của HAH ở mức 96 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của HAH đóng cửa tăng 2,8% và vượt hoàn toàn đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HAH cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại. Giá mục tiêu ngắn hạn là 85.070 đồng/cổ phiếu, cao hơn 22% giá thị trường.