Các hãng hàng không châu Âu đang quảng bá về nỗ lực chống biến đổi khí hậu của họ như các chuyến bay dùng nhiên liệu ít thải carbon. Nhưng điều đó đang vấp phải sự phản đối của EC.
Áp lực điều tra tẩy xanh
Hai mươi hãng hàng không hiện đang bị EC và Mạng lưới Hợp tác Bảo vệ người tiêu dùng điều tra vì cáo buộc tẩy xanh vào ngày 30/4, sau cảnh báo do Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đưa ra vào tháng 6 năm ngoái.
Nhiều hãng hàng không đang tranh cãi với EC về vấn đề nhiên liệu thân thiện môi trường
“Tẩy xanh” - hình thức truyền thông nhằm truyền tải những ấn tượng sai lệch hoặc cung cấp thông tin gây nhầm lẫn về mức độ thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, đang là vấn đề gây tranh cãi ở khắp nơi trên thế giới.
Andrew Charlton, Giám đốc điều hành của Công ty Tư vấn Vận động Hàng không, lưu ý rằng những tuyên bố xanh mà nhiều hãng hàng không đưa ra có thể bị thổi phồng quá mức.
Xung đột này bắt nguồn từ chính sách khí hậu mà EU đang áp đặt đối với lĩnh vực hàng không. Máy bay chiếm khoảng 2,5% lượng phát thải khí nhà kính và trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải đó, Brussels năm ngoái đã đồng ý yêu cầu ngành này dần chuyển đổi sang nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) – một loại nhiên liệu thải khí carbon ít hơn.
Dù chưa được sử dụng rộng rãi, các hiệp hội tiêu dùng đang cho rằng SAF đang bị các hãng hàng không châu Âu lợi dụng để quảng bá về những tiến bộ xanh mà họ đang đạt được.
Chương trình “Giá vé xanh” của hãng Lufthansa hứa hẹn với người tiêu dùng sẽ cắt giảm 20% lượng khí thải CO2 liên quan đến chuyến bay riêng lẻ thông qua việc sử dụng SAF và bù đắp lượng khí thải còn lại “ở một mức độ tương đương”.
Hãng KLM tuyên bố rằng họ có thể giảm lượng khí thải carbon nhờ SAF và “chương trình trồng rừng”. Ryanair tính vào “Công cụ đo lường khí thải carbon” và một dịch vụ trả phí bổ sung được cho là để hành khách “bù đắp lượng khí thải CO2 ước tính của họ”.
Nhưng những tuyên bố đó bị BEUC – một tổ chức vận động hành lang người tiêu dùng - cảnh báo. Họ lưu ý rằng các hãng hàng không không nên thúc đẩy việc sử dụng SAF vì chúng “chưa sẵn sàng được đưa ra thị trường và sẽ không được phổ biến rộng rãi trước ít nhất là cuối thập kỷ tới”.
BEUC cũng gọi các tuyên bố bù đắp là một “thực tế không chính xác” vì không có sự tương đương nào được chứng minh giữa lợi ích khí hậu và lượng khí thải CO2 liên quan đến việc di chuyển bằng đường hàng không.
Chuyên gia Andrew Charlton cho rằng quảng cáo xanh không phù hợp với thực tế của ngành. Ông nói: “Tất cả chúng ta đều biết rằng SAF tốt hơn nhiên liệu máy bay, nhưng đó không phải là vấn đề thực sự…Tôi nghi ngờ rằng các hãng hàng không đang sai lầm trong vấn đề này.”
Đẩy mạnh các quy định bền vững
Ngành hàng không tiếp tục là lĩnh vực mới được EU đẩy mạnh các quy định bền vững. Sáng kiến Hàng không ReFuelEU, bắt đầu từ năm 2025, quy định tất cả các chuyến bay khởi hành từ các sân bay của EU đều bắt buộc phải sử dụng một lượng nhiên liệu SAF tối thiểu.
SAF nằm trong chiến lược của EU hướng tới một nền kinh tế xanh trong tương lai
Điều này bắt đầu với yêu cầu 2% vào năm 2025 và dự kiến sẽ tăng dần, đạt 70% vào năm 2050. Các loại nhiên liệu được xác định là SAF bao gồm nhiên liệu tổng hợp, nhiên liệu sinh học làm từ phế liệu nông nghiệp hoặc dầu ăn đã qua sử dụng và trong tương lai, hay hydro có khả năng tái tạo.
EU đang khám phá các cơ chế đổi mới để đảm bảo việc cung cấp và hấp thụ SAF trên khắp các quốc gia thành viên. Một đề xuất quan trọng đang được thảo luận là hệ thống “đặt chỗ và yêu cầu bồi thường”, cho phép các hãng hàng không mua tín chỉ cho SAF được sử dụng trong các chuyến bay ở nơi khác, giải quyết các thách thức hậu cần về tính sẵn có của SAF. Hệ thống này nhằm mục đích tạo điều kiện triển khai SAF linh hoạt và nhanh chóng hơn trong lĩnh vực hàng không.
Những biện pháp này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của EU nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hàng không và hướng tới một ngành giao thông bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
https://diendandoanhnghiep.vn/hang-khong-chau-au-gay-tranh-cai-ve-van-de-tay-xanh-263142.html