HAX: Hưởng lợi từ chính sách giảm phí trước bạ và ngành ô tô phục hồi

  • KQKD Quý 4 và cả năm 2021: Doanh thu thuần đạt 2.156 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lãi gộp đạt 202,5 tỷ đồng – tăng 71% so với quý 4 năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 125,5 tỷ đồng tăng gần 63% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương EPS đạt 2.623 đồng.Luỹ kế cả năm 2021, Haxaco đạt 5.552 tỷ đồng doanh thu thuần – tương đương năm 2020, LNST đạt 160 tỷ đồng tăng 28% so với năm ngoái, EPS đạt 3.337 đồng – Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của HAX.
  • Tính đến 31/12/2021, khoản phải thu giảm từ 262 tỷ đầu năm xuống còn hơn 248 tỷ đồng . Hàng tồn kho tăng từ 564 tỷ đồng lên 581 tỷ đồng. Người mua trả trước ngắn hạn gấp gần 3 lần lên hơn 287 tỷ đồng. HAX tiếp tục giảm nợ vay ngắn hạn từ 500 tỷ xuống 195 tỷ đồng và duy trì không vay dài hạn.

Triển vọng 2022 tiếp tục duy trì tăng trưởng kết quả kinh doanh dựa trên

  • Ngày 26/11/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, với mức giảm bằng 50% mức thu hiện hành trong vòng 6 tháng từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
  • Việc thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ được đánh giá nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến cả các doanh nghiệp phân phối ô tô, trong đó có HAX
  • Đợt giảm phí trước bạ đầu tiên từ tháng 6/2020-12/2020, tức nửa đầu năm 2021 không có sự hỗ trợ giảm phí trước bạ, với đợt chính sách tiếp theo kéo dài từ tháng 12/2021-5/2022, sẽ là động lực thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng. Thực tế này đã phần nào phản ánh trong kết quả kinh doanh tích cực của quý 4 với 1 tháng hưởng lợi từ chính sách.
  • HAX còn hưởng lợi từ tình trạng thiếu hụt chip kéo dài giúp giảm bớt cạnh tranh trong phân khúc xe hạng sang -phân khúc kinh doanh chính của HAX khi nguồn cung chưa bắt kịp được với nhu cầu thế giới và tình trạng thiếu hụt chip dự báo sẽ tiếp diễn ít nhất đến nửa đầu năm 2022 khiến nhiều hãng xe sang đã giảm sản lượng sản xuất, qua đó giúp mức cạnh tranh trong phân khúc cao cấp sẽ giảm và các đại lý có thời gian bán hàng thuận lợi hơn do giảm bớt áp lực chỉ tiêu từ các nhà sản xuất.
  • Nửa cuối năm 2022, động lực tăng trưởng dựa trên mức nền thấp của quý 3/2021: Trong quý 3/2021, doanh thu thuần của Haxaco chỉ đạt 708,9 tỷ đồng, giảm tới 58,2% so với cùng kỳ 2020. Giá vốn vượt doanh thu khiến lợi nhuận gộp lỗ 786 triệu đồng. Dù các chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí tài chính cũng được kéo giảm trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm. Thêm vào đó là khoản mục thu nhập khác (không được thuyết minh chi tiết nhưng nhiều khả năng đến từ khoản tiền tiền hỗ trợ của Mercedes-Benz Việt Nam) cũng giảm hơn 50%, khiến lợi nhuận trước và sau thuế của công ty ghi nhận lỗ 33 tỷ đồng trong riêng quý 3/2021. Ghi nhận quý thua lỗ đầu tiên trong 4 năm qua.

Việc VIN ngừng sản xuất xe xăng từ cuối 2022 cũng giúp các DN ô tô khác trong ngành như HAX tiếp tục hưởng lợi trong dài hạn nhờ giảm áp lực cạnh tranh khi VIN là nhà sản xuất có ưu thế, chiến lược cạnh tranh về giá.