HHV Ông trùm hạ tầng giao thông Việt

Chào các bạn
Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế non trẻ , nhưng lại giàu khát vọng vươn lên . Sự cởi mở cả kinh tế Việt Nam là điều được cả thế giời công nhận , và Việt Nam nằm trong chuyển dịch chuyển chuổi cung ứng toàn cầu là điều hiển nhiên
Chính phủ đã thấy điều đó và quyết tâm khơi thông nguồn lực đất nước để đón dòng chảy này.
Để khơi thông thì yếu tố hạ tầng giao thông là hạ tầng cứng là cái đầu tiên chắc chắn phải làm.
Hàng loạt dự án cao tốc đã và đang tiến hành , các DA khai thông huyết mạch dòng chảy kinh tế đất nước cũng đang tiến hành mạnh mẽ
Để làm được thành công việc này, thì VN cần những DN hàng đầu để thực hiện.
Tôi đề xuất HHV với trình độ cao, tiềm lực mạnh và nhiều kinh nghiệm sẽ là quả đấm thép cho hạ tầng Việt Nam vươn lên tầm cao mới.

1 Likes

Mời Tập đoàn Đèo Cả ‘giải cứu’ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

tra tay đổi lái tạo vol niêm yết sàn HSX à cụ :smiley:

2 Likes

Mấy cái này mình không rõ bác

Hưởng lợi từ sóng đầu tư công

1 Likes

Công ty Cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) và các đối tác chiến lược dự kiến sẽ đầu tư 50 triệu cổ phiếu HHV.
[​IMG]
Bamboo Capital và nhiều đối tác trở thành cổ đông của Đèo Cả.
Theo đó, ngày 30/6/2021, ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (UpCOM: HHV) cho biết, thông qua biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Đèo Cả và Công ty Cổ phần Bamboo Capital đã được ký kết, BCG và các đối tác chiến lược sẽ tham gia đầu tư vào cổ phiếu của HHV với mức tối thiểu là 50 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh sẽ trở thành cổ đông của HHV, Bamboo Capital còn hợp tác cùng nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn trên cả nước, như: cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Đại lộ nối TP. HCM với TP. Tân An (tỉnh Long An), tuyến tránh Tây TP. Cần Thơ,…

Được biết, BCG thành lập từ năm 2011, cho đến nay, Bamboo Capital đã trở thành một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với hơn 30 công ty thành viên và liên kết, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản, năng lượng tái tạo và đầu tư xây dựng công trình, xây dựng hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

Trong khi đó, HHV được thành lập năm 1974, trải qua gần nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, HHV đang từng bước trở thành một trong những thương hiệu uy tín, tạo bước đột phá trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, thi công xây lắp, quản lý vận hành các công trình hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

HHV là nhà đầu tư và thi công các dự án lớn, trọng điểm quốc gia như dự án hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân), cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn,… với tổng mức đầu tư ở mỗi dự án lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư và thi công dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km với tổng mức đầu tư dự kiến là 8.790 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 25/5/2021, HHV nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 267,38 triệu cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Cổ phiếu HHV hiện đang giao dịch trên sàn UpCOM, giá tham chiếu ngày 30/06/2021 là 18.800 đồng. Khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần nhất khoảng 1.200.000 cổ phiếu/phiên.

Cảm ơn tt của bạn nhé. Mình lên tàu từ t2 và rất ấm rồi.

1 Likes

Chủ tịch Đèo Cả kể chuyện tiên phong mở hầm xuyên núi

29/04/2020 15:48

Từ tổng mức đầu tư khái toán ban đầu 1 tỷ USD đến khi thực hiện xong dự án hầm Đèo Cả, tổng mức được tiết giảm xuống còn khoảng 600 triệu USD.

45 năm giải phóng miền Nam

Ông Hồ Minh Hoàng

Tập đoàn Đèo Cả là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đầu tư các dự án hầm đường bộ xuyên núi tại Việt Nam. Đến nay, Đèo Cả là nhà đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất cả nước khi nắm trong tay nhiều dự án giao thông trọng điểm: Hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Cổ Mã, hầm Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận… với tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD.

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Báo Giao thông trao đổi với ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả.

Niềm tin là khó khăn lớn nhất

Sau hơn chục năm dấn thân vào lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, Đèo Cả đã và đang đầu tư nhiều dự án quan trọng. Nếu để lựa chọn, đâu là công trình ông thấy tâm đắc nhất?

Với tôi, dự án nào của Tập đoàn Đèo Cả cũng đều quan trọng và có ý nghĩa lớn lao, nên để lựa chọn dự án nào tâm đắc nhất, e rằng hơi khó. Tuy nhiên, dự án hầm Đèo Cả là nơi tôi và các cộng sự bắt đầu dấn thân. Giờ đây, thương hiệu của Đèo Cả đã có mặt tại các công trình trải dọc khắp đất nước, bao giờ cũng vậy, sự khởi đầu luôn đáng nhớ hơn cả.

Tại dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả, chúng tôi đã cùng nhau tạo ra sản phẩm “made in Việt Nam” khi nhanh chóng tiếp nhận công nghệ khoan hầm hiện đại của thế giới. Đó cũng là bước chuyển mình để chúng tôi điều chỉnh mô hình quản trị từ hợp tác xã ngày xưa, nay là Tập đoàn Đèo Cả.

Nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Đèo Cả thế hệ 7x, 8x… qua dự án này đã được rèn dũa, trau dồi với sự dìu dắt của đội ngũ cố vấn giàu kinh nghiệm, nay đã trưởng thành và có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của tập đoàn.

Như ông nói, hầm Đèo Cả là công trình tạo nên danh tiếng của Tập đoàn Đèo Cả. Tuy nhiên, ngay thời điểm ban đầu, nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư dự án này với tổng mức đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD bằng hình thức PPP, sử dụng nhà đầu tư trong nước là một ý tưởng viển vông, thậm chí một số người còn nói là điên rồ. Ông có thể chia sẻ vì sao Đèo Cả lại lựa chọn dự án này để đầu tư?

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có vài thành công nho nhỏ trong công việc tại nơi tôi sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, nhưng nỗi đau khi phải chứng kiến nhiều tai nạn thảm khốc trên Đèo Cả làm cho tôi thêm động lực để hiện thực ý tưởng làm hầm xuyên Đèo Cả.

Thông qua việc nghiên cứu cách triển khai các dự án BOT, PPP trên thế giới đã thành công, khi tổ chức thực hiện đảm bảo giải pháp công nghệ, tài chính. Nhưng quan trọng nhất là phải làm sao chứng minh được điều này cho cơ quan Nhà nước hiểu được, từ hiểu mới tin tưởng, từ tin tưởng mới giao trách nhiệm thực hiện.

Chúng tôi đã học tập công nghệ khoan hầm NATM của nước ngoài, đã làm chủ được nó. Chúng tôi đã thực hiện việc huy động vốn, tạo niềm tin là các cổ đông, ngân hàng để kiểm soát chất lượng, an toàn và tối ưu tổng vốn đầu tư bằng các giải pháp kỹ thuật.

Từ tổng mức đầu tư khái toán ban đầu 1 tỷ USD, đến khi thực hiện xong dự án hầm Đèo Cả, tổng mức được tiết giảm xuống còn khoảng 600 triệu USD.

Từ chỗ bị cho là điên rồ, chúng tôi với cách làm khác biệt đã thực hiện thành công dự án, bồi đắp niềm tin cho chính chúng tôi, cho cơ quan Nhà nước, cho người dân để triển khai những dự án khó khác.

Là người tiên phong bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn, vậy khi thực hiện dự án hầm Đèo Cả, khó khăn lớn nhất là gì, thưa ông?

Khó khăn lớn nhất đó là niềm tin. Bởi, mô hình đầu tư bằng hình thức PPP lúc đó quá mới, Đèo Cả tuổi đời còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm để chứng minh khả năng dẫn dắt, để làm ra các công trình tương tự.

Ngay khi đặt vấn đề làm hầm Đèo Cả, rất nhiều người hoài nghi, thậm chí nhiều người trong cuộc đến nay vẫn chia sẻ với tôi, khi đó họ nêu ý kiến đồng thuận về chủ trương đầu tư dự án nhưng chỉ theo kiểu: “Ôi dào, cứ đồng ý chủ trương thôi chứ biết chắc chẳng thể nào làm nổi!”.

Sau đó, Đèo Cả với những lý lẽ và con số cụ thể đầy sức thuyết phục, chứng minh tính khả thi của dự án để có được sự chấp thuận của Bộ GTVT về chủ trương để triển khai dự án, rồi thuyết phục được một ngân hàng trong nước đánh giá cấp tín dụng cho dự án.

Không có tư duy khác biệt sẽ không dám làm

Hầm đường bộ Đèo Cả

Sau thành công từ các dự án hầm trên QL1, những năm gần đây, Đèo Cả tiếp tục tham gia vào hai dự án cao tốc quy mô lớn là Bắc Giang - Lạng Sơn và Trung Lương - Mỹ Thuận. Cả hai dự án này trước đây đều gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, các nhà đầu tư cũ đều sa lầy. Vì sao Đèo Cả không chọn những dự án cao tốc mới để làm mà lại chọn việc khó là giải cứu hai dự án cao tốc trên, thưa ông?

Ngoài đầu tư hầm xuyên núi, chúng tôi muốn thử thách chính mình ở các dự án hạ tầng giao thông khác, muốn tìm lối đi cho doanh nghiệp tư nhân thay vì tìm lối thoát - một thực trạng đáng buồn hiện nay. Chúng tôi xác định các công trình dễ đầu tư sẽ rất khó để tiếp cận bởi các mối quan hệ đan xen, xu hướng chưa xem trọng doanh nghiệp tư nhân.

Tôi biết rất nhiều đơn vị Anh hùng của Nhà nước có rất nhiều Huân chương, bằng khen từ các cấp… mà có lẽ chúng tôi chưa từng có, nhưng chúng tôi có được niềm vui khác, ý nghĩa hơn khi nhận được sự khen ngợi từ người dân và các cấp lãnh đạo bằng việc tạo ra giá trị thật cho xã hội thông qua các sản phẩm của mình.

Phần thưởng mà Đèo Cả đang theo đuổi là sự công nhận của xã hội với “Khát vọng Việt Nam” bằng việc chinh phục những con đèo nguy hiểm, các cung đường ùn tắc, khơi thông chính sách bất cập để mang lại hạnh phúc cho con người và đất nước Việt Nam.

Slogan của Đèo Cả là: “Nghĩ khác biệt; Tạo cách biệt”. Ông có thể chia sẻ vì sao lại chọn khẩu hiệu này cho doanh nghiệp?

Với bối cảnh rất khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, nếu không có tư duy khác biệt sẽ không dám làm, nếu không tạo ra sự cách biệt thì không cạnh tranh được. Tài sản lớn nhất của chúng tôi đó là “giá trị thật”, đột phá cách biệt của Đèo Cả là “gia tăng giá trị thật”.

Nhu cầu đầu tư hạ tầng giao của đất nước còn rất lớn, nhất là hệ thống đường cao tốc. Ông có thể bật mí về các dự án trong thời gian tới của Tập đoàn Đèo Cả?

Dự án lớn nhất sắp tới Đèo Cả phải thực hiện là khơi thông chính sách. Thông qua việc hội nhập PPP quốc tế, tôi hy vọng môi trường đầu tư BOT ở Việt Nam giảm dần các bất cập, tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp, để nơi đó các nhà đầu tư, người dân đều hài lòng khi hướng tới các dịch vụ tiện ích phù hợp với công sức và đồng tiền phí do mình bỏ ra

Tin này ra trùng hợp với tin Bcg dự định muốn mua 50 tr cp Hhv, nhưng chưa thấy tin cập nhật. Bạn nào có thông tin thêm ko ah?

1 Likes

Hàng ngon nhất f247 tại thời điem này

1 Likes

Nói chơi thế thôi, chứ lo làm gì nhiều quá, CP ko cho nữa thì đó là rủi ro ngoài tầm kiểm soát rồi. Kiểu rủi ro đó khó xảy ra với HHV lúc này.

1 Likes

mình cũng nghĩ vậy
Có cả Hưng Thịnh - BCG toàn những tay chơi lớn và làm thật , chính phủ đang cần những Dn như thế này

Thu hút nguồn lực ngoài ngân sách

Đại diện Vụ Đối tác công-tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án cao tốc trong kỳ trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 350.936 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 219.523 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 131.413 tỷ đồng.

Đối với nguồn ngân sách Nhà nước, Chính phủ đã giao các địa phương cân đối nguồn, chủ trì thực hiện 37.168 tỷ đồng, ngân sách Trung ương cần bố trí 182.355 tỷ đồng, trong đó đã cân đối được 138.000 tỷ đồng, đang còn thiếu khoảng 44.355 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án cao tốc trong kỳ trung hạn 2026-2030 khoảng 395.670 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Nhà nước 209.164 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách 186.506 tỷ đồng.

1 Likes

Cao tốc cần thơ cà mau liệu nó húo dc ko nhỉ 42,000ty

1 Likes

Thiên thời từ quyết tâm, định hướng của chính phủ

1 Likes

Có địa lợi từ việc khan hiếm cao tốc hiện tại ở phía Nam

1 Likes

HHV có

  1. Thiên thời từ quyết tâm, định hướng của chính phủ
  2. Có địa lợi từ việc khan hiếm cao tốc hiện tại ở phía Nam
  3. Có HMH tài năng và uy tín chính là Nhân Hòa.
    Có 3 thứ này rất khó đoán được HHV tiềm năng lớn thế nào… Hy vọng HMH sẽ là PNV thứ hai, thay đổi hoàn toàn Csht VN và tiến độ chất lượng thị công yếu kém của nhà thầu VN bấy lâu nay

Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư công 2,87 triệu tỉ đồng



28/07/21 12:04 GMT+756 liên quanGốc

Sáng nay 28-7, Quốc hội dã thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

0:00/ 2:07

Nữ miền Nam

Sáng nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỉ đồng gồm: Vốn ngân sách trung ương 1.500.000 tỉ đồng, bao gồm (vốn trong nước 1.200.000 tỉ đồng, vốn nước ngoài 300.000 tỉ đồng); Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.370.000 tỉ đồng.

Số vốn phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau: Phân bổ vốn ngân sách trung ương 1.090.014,445 tỉ đồng. Vốn ngân sách địa phương 1.233.000 tỉ đồng.

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Ảnh: TP

Đối với số vốn ngân sách địa phương còn lại chưa phân bổ chi tiết 137.000 tỉ đồng, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi giao kế hoạch.

Nghị quyết định hướng kế hoạch đầu tư công phải có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, giảm tối đa số lượng các dự án khởi công mới.

Nghị quyết cũng định hướng giai đoạn tới sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đáp ứng yêu cầu về tiến độ để cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 1). Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành các dự án đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, khu vực miền núi phía Bắc, tuyến đường ven biển, hành lang kinh tế Đông - Tây, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021-2025…

Đánh lom rom quá

1 Likes