HPG HSG ai ngon hơn ai?

,

$HPG NGON HAY $HSG NGON? $HPG $HSG HPG ngon vì sao? HPG vay nhiều có ổn không? HSG ngon và không ngon ở đâu? hãy xem bài viết dưới đây: ( Lưu ý với HPG là 9 tháng đầu năm còn với HSG là cả năm tài chính do kỳ kế toàn bắt đầu từ 01/10 và kết thúc vào 30/09 năm sau)

  1. TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG) - HPG là một trong rất ít các doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng từ Covid mà thậm chí còn được hưởng lợi từ chính sách tăng đầu tư công của chính phủ. Con số giải ngân đầu tư công của Chính phủ tăng 170% so với cùng kỳ, đồng thời chính phủ các nước cũng đang tăng mạnh đầu tư công giúp cho sản lượng XK thép của HPG tăng mạnh. Sản lượng thép xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng hơn 65% so với cùng kỳ đi cùng với sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của 2 DN đầu ngành thép là minh chứng rõ ràng nhất cho luận điểm trên.
  • Kết quả kinh doanh đầy ấn tượng đã giúp HPG tăng được số dư tiền lên một cách khủng khiếp 5919 tỷ lên 14418 tỷ - chính thức quay lại thời kỳ số dư tiền hoàng kim của HPG năm 2017 đổ về trước.

-Với cấu trúc tạo ra ROE gồm tăng trưởng Lợi nhuận

+tăng trưởng Quy Mô

  • tăng trưởng đòn bẩy tài chính mạnh mẽ kết hợp với duy trì được biên lợi nhuận rất tốt giúp đảm bảo cho HPG khả năng tăng trưởng về mặt lợi nhuận tuyệt đối rất tốt.
  • Về khả năng tăng trưởng trong quý 4 và các năm tới: Vẫn sẽ rất tốt qua các điểm sau đây: + Chất lượng tăng trưởng Doanh thu
  • Lợi nhuận của HPG chắc chắn hơn nhiều ( Khi so với HSG) , có thể thấy tốc độ tăng phải thu và hàng tồn chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu.

  • Các số liệu tới 12/2019 cho thấy Cost of equity (Chi phí vốn CSH/lợi nhuận dự kiến) = 12.81%. Pre-tax Cost of Debt =5.05% (Chi phí vốn vay, HPG có những khoản vay chỉ với ls ~2.8%)

=>Lãi suất vay của HPG rất thấp trong khi chi phí vốn chủ hay phần lợi tức yêu cầu cao hơn nhiều

=> việc tăng đòn bẩy mạnh mẽ sẽ giúp cho ROE tăng mạnh hơn nữa.

=> việc tăng cường vay ngắn hạn từ 16k tỷ lên 21k tỷ giúp cho HPG tăng cường quay vòng vốn lưu động

=> tăng tốc độ tăng trưởng.

  • Cấu trúc vốn hiện tại cho phép HPG có thể vay thêm tiền. Một công ty có dự án tạo ra ln tốt thì việc vay thêm tiền để đầu tư vào dự án là chiến lược tài chính hợp lý giúp tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối cho công ty.

+Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 36.7k tỷ về 18.2k tỷ cho thấy HPG sẽ tiếp tục đưa các phần còn lại của dự án DQ đi vào hoạt động và với đà như này thì lợi nhuận HPG sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. *Chỉ có một số vấn đề nhỏ cần lưu ý: Lợi nhuận HPG tăng nhưng đồng thời lượng cổ phiếu lưu hành cũng tăng (HPG phát hành thêm cp để đầu tư vào dự án DQ) =>EPS vẫn tương đồng so với thời điểm trước khi tăng vốn do đó việc giá quay lại 30 so với trước khi tăng là hợp lý và tăng tiếp không sẽ phụ thuộc mức tăng EPS sắp tới (và việc tăng EPS trong các quý tới là rất rõ ràng như đã phân tích).

  1. TẬP ĐOÀN HOA SEN (HSG) Lợi nhuận lũy kế năm nay tăng lên tới 1151 tỷ so với cùng kỳ chỉ 361 tỷ nhưng Doanh thu lại giảm nhẹ so với năm trước là 27.77k tỷ so với 28.1k tỷ kỳ trước cho thấy lợi nhuận HSG có được tới từ việc tái cấu trúc và cắt giảm chi phí đầu vào. Có thể thấy HSG có 2 chiến lược chính là Đầu cơ NVL và Phát triển cửa hàng bán lẻ:
  • Đầu cơ NVL: khi giá vốn NVL đầu vào tốt so với giá bán ra, thì biên LN cải thiện mạnh mẽ và ngược lại. Đây là một yếu tố khiên ln của HSG ko có sự ổn định, năm thì thắng đậm năm thì thua lỗ. Nhìn qua biên LN kỳ này của HSG có thể thấy hoạt động đầu cơ NVL đầu vào của HSG đã làm rất tốt giúp cải thiện biên LN. ( Đây là một điểm khác biệt giữa HSG và HPG khi mà HPG có thể chủ động được đầu còn HSG không chủ động mà phụ thuộc vào việc đầu cơ NVL). Với việc biên Lợi nhuận năm nay của HSG đã đẩy lên rất cao 16.8% ( thấp hơn năm có biên ln cao thứ 2 trong lịch sử là 2016 với 23.2 % nhờ hưởng lợi từ giá NVL) thì mức tăng trưởng trong các năm tới khó còn dư địa tăng và phụ thuộc vào việc đầu cơ NVL còn tốt hay không. - Tái cấu trúc: Chiến lược phát triển các cửa hàng bán lẻ đã không thành công khi năng lực quản trị không đáp ứng nổi 500 điểm bán lẻ. Để sửa chữa sai lầm từ cuối 2019 HSG đã tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ, giảm chi nhánh đổi thành các cửa hàng bán lẻ, đưa vào hoạt động hệ thống ERP tương tự PNJ và MWG đã làm để giảm thiểu chi phí quản lý. -Bên cạnh đó, có những điểm cần thận trọng:

+Doanh thu + Lợi nhuận tăng mạnh nhưng phải thu còn tăng mạnh hơn từ 1048 tỷ lên 1778 tỷ so với lợi nhuận chỉ 1151 tỷ. Hàng tồn kho tăng thêm 1000 tỷ từ 4599 lên 5571 tỷ, vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ => ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận.

+Dòng tiền: việc đẩy mạnh lợi nhuận nhưng đi kèm với khoản phải thu và hàng tồn kho tăng khiến lưu chuyển tiền thuần giảm mạnh hơn 3200 tỷ từ hơn 5181 tỷ về 1923 tỷ, =>chất lượng lợi nhuận không tốt.

  • Yếu tố nợ vay: Nợ vay HSG đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao trong khi mức Debt to Capital ( nợ vay trên vốn) vẫn đang cao hơn so với mức tối ưu, do đó để tăng trưởng ln HSG cần phải giảm tiếp nợ vay và do đó cần giảm phải thu và hàng tồn kho xuống. *** Điểm rủi ro rất quan trọng: Bản công bố thông tin mới nhất 22/10/2020 HĐQT thông qua giao dịch với bên liên quan( HSG với CT TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen-cty của Chủ tịch Vũ). Đây là một dấu hiệu rủi ro rất lớn khi những năm trước trong chiến lược mở rộng mạng lưới bán lẻ thì CTTNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen có giao dịch mua bán rất lớn với HSG, đã đặt ra dấu hỏi về khả năng chuyển giá và lợi nhuận từ HSG sang cty này không (HSG có khả năng chuyển ln sang cty này nhờ thay đổi giá của các giao dịch với cty này). Và theo báo cáo kỳ này thì giao dịch của HSG với TĐ ĐT Hoa Sen vẫn rất cao. (Về lý thuyết thông qua chuyển giá HSG có thể rút hết lợi nhuận sang cty này một cách dễ dàng). Tóm lại dư địa tăng trưởng của HSG sẽ phụ thuộc vào việc đầu cơ NVL và cắt giảm chi phí nhưng chất lượng tăng trưởng vẫn còn là một dấu hỏi.

*Liên hệ tư vấn để mở tài khoản VPS miễn phí phí giao dịch và nhận nhiều cơ hội tư vấn chất lượng nhé:

-Inbox ■■■■: 0362981816

-Link room: https://■■■■.me/g/anrdzb583

1 Likes

HSG – Kết quả kinh doanh Q3 tốt, triển vọng tích cực

HSG đã công bố kết quả kinh doanh Q3/2021, theo đó doanh thu tăng trưởng hơn 21 % so với Quý trước, đạt 15,797 tỷ đồng; tuy nhiên LNST giảm, chỉ đạt 940 tỷ đồng do các chi phí tăng cao bởi tác động của dịch Covid-19.

Theo số liệu của VSA, trong 9T/2021 HSG đã tiêu thụ 1.4 triệu tấn tôn mạ, nắm giữ hơn 36% thị phần; đứng vị trí kế tiếp lần lượt là Nam Kim, Đông Á và Hòa Phát.

Hiện nay, cổ phiếu HSG đang được giao dịch tại vùng giá 46,00 đ/cp; sau đợt điều chỉnh nhẹ và do rung lắc của thị trường

Nhận xét: Theo tôi HSG có triển vọng kinh doanh tích cực trong dài hạn nhờ nguồn cầu nội địa gia tăng và tiềm năng xuất khẩu lớn. Nhà đầu tư có thể xem xét gia tăng tỷ trọng tại các phiên điều chỉnh.

Nguồn: https://iwealthclub.com.vn/content/perma?id=1167298