Tổng 2 phiên gần đây là phiên ngày 03 và phiên ngày 04/06 VNI tăng được hơn 20 điểm với rất nhiều các cp chạy mạnh.
**Đồng thời 2 phiên gần đây khối ngoại cũng giảm mạnh bán ròng. Đang từ bán ròng hơn 1.400 tỷ phiên ngày mùng 02 thì đến phiên ngày 03 còn bán ròng có 244 tỷ và phiên hôm nay thì lại càng ít hơn chỉ có 131
Vậy câu hỏi đặt ra là có phải khối ngoại đã thay đổi quan điểm, họ thấy thị trường chứng khoán VN tích cực hơn nên mới giảm mạnh bán ròng. Liệu thị trường chứng khoán có vượt 1.300 điểm.
Và quan trọng nhất là NĐT có nên tham gia mua vào ở giai đoạn đoạn này. Tất cả những câu hỏi này mình sẽ trả lời cho anh chị và các bạn trong video hôm nay.
Góc nhìn đầu tiên là về tình hình xuất nhập khẩu. Đang cho thấy bức tranh không được sáng lắm khi mà tháng 5 vừa rồi VN bất ngờ quay trở lại nhập siêu.
Tháng 5 là tháng đầu tiên nhập siêu trở lại trong suốt 17 tháng qua. Và là tháng nhập siêu lớn nhất kể từ tháng 5/2022. Nhiều a/c vẫn đang kỳ vọng tỷ giá sẽ sớm giảm nhờ và bán đô, nâng lãi suất omo. Không cần đến biện pháp tăng lãi suất của ngân hàng nhà nước.
Tại vì anh chị đang tư duy thuần lý thuyết là khi bán đô, hút tín phiếu rồi tăng lãi suất OMO thì tỷ giá sẽ giảm. Điều này đúng nhưng chỉ đúng trong điều kiện là cán cân xuất nhập khẩu không bị âm quá nhiều.
Khi mà cán cân xuất nhập khẩu bị âm có nghĩa là chúng ta đang phải chi tiêu nhiều usd hơn là thu về. Do đó chúng ta phải dùng càng nhiều đô, cán cân thương mại bị âm càng nhiều thì áp lực lên tỷ giá càng cao. Tháng 5 này chúng ta bỏ ra hơn thu về đến 1.000 tỷ USD.
Như vậy là anh chị hiểu vì sao mà ngân hàng nhà nước bán đô, hút tín phiếu, tăng lãi suất OMO mà tỷ giá không giảm rồi chứ.
Là do hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta đang bị thâm hụt USD quá lớn. Tỷ giá neo cao như này a/c nào bảo sbv sẽ không tăng lãi suất hoặc có tăng cũng chỉ tăng nhẹ là quá chủ quan.
Tỷ giá nó không đơn thuần chỉ là tỷ giá. Mà khi tỷ giá tăng cao cũng sẽ khiến cho lạm phát bị tăng cao theo.
Mục tiêu lạm phát quốc hội đề ra trong năm 2024 có thể trên 4 nhưng không được vượt quá mức 4.5%. Anh chị đừng có nghĩ con số này chỉ đặt ra cho hay đâu.
Suốt 10 năm nay năm nào VN cũng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Quốc Hội. Vì cái mục tiêu lạm phát này nó quan trọng lắm. Tạo sự ổn định và tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế. Góp phần cũng cố niềm tin của nhân vân và nhà đầu tư nước ngoài vào đồng nội tệ cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Cái mục tiêu này cực kỳ quan trọng và trong suốt từ quá trình đổi mới và mở cửa từ năm 1986 đến nay mục tiêu xuyên suốt của đảng và nhà nước đó là kiểm soát lạm phát ở mức 4 con số.
Nên chỉ được phép tối đa lên 4.9 thôi chứ không để cho nhảy lên đến 5. được. Và khi lên trên 4 là đã là mức báo động đỏ, nếu như bán đô, hút tín phiếu mà tỷ giá không giảm thì NHNN sẽ phải tăng lãi suất điều hành như đã làm trong năm 2022.
ngày 22/9/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất điều hành với lãi suất tái cấp vốn từ 4,0% tăng lên 5,0%. Khi đó lạm phát mới chỉ có 3.9% tức mới chỉ đe doạ chạm ngưỡng báo động đỏ mà thôi.
Trong khi hiện tại đã có 2 tháng liên tiếp chạm mức báo động đỏ 4.4 rồi trong khi kịch khung quốc hội đề ra trong năm nay tối đa chỉ được đến 4.5 thì anh chị nghĩ sắp tới SBV cần phải thực hiện biện pháp gì. Mà không phải là quốc hội đặt mục tiêu 4.5 là có thể được thả cửa kịch khung 4.5 đâu anh chị nhé.