Khu Tây TP.HCM và nhu cầu điểm đến trải nghiệm chất lượng cao

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc cùng quy mô dân số đông đã đưa Bình Tân trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí cho cả khu Tây TP.HCM (bao gồm khu vực Long An). Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, nơi đây vẫn còn thiếu những điểm đến đa trải nghiệm, mang tính biểu tượng đặc trưng cho cả vùng.

"Đi thật xa" để trải nghiệm

Từ Singapore chuyển đến TP.HCM công tác vào năm ngoái, Joseph Sheehan (31 tuổi) quyết định thuê một căn hộ tại Quận Bình Tân để thuận tiện đi làm. Trái ngược với cảm giác hào hứng lúc ban đầu, Joseph thấy nhàm chán sau 3 tháng bắt nhịp cuộc sống mới.

"Không có quá nhiều điểm vui chơi, giải trí!" - Đó là điều mà Joseph nhận ra sau những giờ tan tầm dạo quanh phố phường, khám phá khu Tây TP.HCM.

"Tôi chỉ biết "cắm chốt" ở những quán cà phê, rồi di chuyển qua quán ăn,… Nếu muốn trải nghiệm những gì mới mẻ, tôi phải vào trung tâm Quận 1 hoặc dành riêng hai ngày cuối tuần để qua khu Sala, Thảo Điền,… tận hưởng và tụ họp cùng bạn bè", Joseph nói.

Khu Tây TP.HCM và nhu cầu điểm đến trải nghiệm chất lượng cao- Ảnh 1.

Khu Tây TP.HCM đặc biệt khan hiếm các điểm đến đa trải nghiệm, mang tính biểu tượng của khu vực

Không riêng gì Joseph, Mai Nguyễn - cô nhân viên văn phòng 27 tuổi người Bình Tân, cũng thường xuyên "tịnh tiến" về Quận 7 để thỏa mãn nhu cầu vui chơi và cập nhật xu hướng mới. Theo Mai, chỉ vài bước "cuốc bộ", cô có thể thỏa thích khám phá tuyến phố ẩm thực "Little Seoul" từ sáng tới đêm.

Có thể thấy, sự phát triển của mô hình phố thương mại "một điểm đến" kết hợp mua sắm - giải trí đã mang lại trải nghiệm mới lạ cho cư dân TP.HCM. Nhiều tuyến phố cao cấp dọc theo Thảo Điền, An Phú, Sala (TP. Thủ Đức) hay Phú Mỹ Hưng (Quận 7),… dần trở thành điểm đến "check-in" không thể thiếu cho người dân khu Đông và cả khu Nam.

Nhìn về khu Tây TP.HCM, mô hình này vẫn chưa lan rộng đến quận Bình Tân - "lõi" trung tâm của khu vực, cũng là nơi mà Joseph Sheehan, Mai Nguyễn cùng hơn 800.000 người dân khác đang sinh sống. Hầu hết người dân nơi đây chọn cách "dịch chuyển" hoặc chấp nhận "đi thật xa" đến trung tâm Quận 1, Quận 2, Quận 7,… để tiệm cận những dịch vụ, mô hình giải trí mới.

Cần một điểm đến "đa trải nghiệm - đa giá trị"

Khan hiếm mô hình thương mại cũng là điều mà Phó Chủ tịch phụ trách đô thị quận Bình Tân - ông Vũ Chí Kiên trăn trở. Theo ông, mức tăng dân số gấp 1,5 lần so với quy hoạch đang làm môi trường, xã hội và giao thông của Bình Tân chịu nhiều áp lực. Hệ thống công viên cây xanh và hơn hết là điểm đến tích hợp thương mại - dịch vụ - văn hóa vẫn chưa phát triển kịp để phục vụ nhu cầu hằng ngày cho người dân.

Khu Tây TP.HCM và nhu cầu điểm đến trải nghiệm chất lượng cao- Ảnh 2.

Những tuyến phố giao thương sẽ khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy phát triển tài chính - kinh tế khu vực

Thực tế cho thấy, 10 năm trước khi lần đầu tiên "xâm nhập" vào thị trường Việt Nam, Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon đã lựa chọn khu Tây TP.HCM làm điểm "đáp" cho hai trung tâm thương mại lớn nhất miền Nam, phát triển theo mô hình siêu thị trọn gói một điểm đến (one-stop).

Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu trải nghiệm quá lớn của người dân, các trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Tân và Aeon Mall Tân Phú luôn rơi vào tình trạng quá tải, nhất là cuối tuần và dịp Lễ Tết. Các trung tâm mua sắm, điểm kinh doanh nhỏ lẻ khác cũng luôn đông đúc.

Theo giới chuyên gia, để kiến tạo thương phố "một điểm đến" như Sala hay Thảo Điền,… cần sự đồng bộ và ổn định trong quá trình phát triển. Với lợi thế vị trí ngay cửa ngõ thành phố, thuận tiện giao thương và dịch vụ tiện ích đô thị được chú trọng đầu tư, quận Bình Tân đang có đủ "lực đẩy" để phát triển mô hình này, tạo nền tảng cho chất lượng sống đô thị và động lực tăng giá bất động sản.

Trong đó, những tuyến phố hiện hữu trên các cung đường huyết mạch của quận như An Dương Vương, Kinh Dương Vương,… tương thích để hình thành tổ hợp thương mại và làm điểm nhấn văn hóa cho cả khu vực. Bởi những tuyến đường này nằm trong khu vực dân cư đã định hình ổn định, văn hóa giao thương và trải nghiệm tập trung đã được củng cố vững chắc theo thời gian.

Khu Tây TP.HCM và nhu cầu điểm đến trải nghiệm chất lượng cao- Ảnh 3.

Điểm đến thương mại kết nối đa không gian sẽ là "tọa độ" hấp dẫn người tiêu dùng

Bên cạnh hạ tầng đô thị phát triển, mạng lưới giao thông kết nối liên vùng cũng được triển khai song song. Đơn cử, tuyến đường An Dương Vương sẽ được quy hoạch mở rộng lộ giới lên 30m, nâng cấp mở rộng đường Phan Đình Thông giao cắt với An Dương Vương, xây dựng đường Vành đai trong (nối dài) kết nối trực tiếp đường An Dương Vương với đường Kinh Dương Vương,…

Động lực hạ tầng - giao thông đô thị sẽ là tiền đề cho cú "lột xác" mạnh mẽ của Bình Tân và cả khu Tây. Hiện nay, thị trường bất động sản nơi đây đã thu hút một làn sóng đầu tư thương mại mạnh mẽ. Cụm dự án đang triển khai như Tổ hợp phố thương mại the Sholi (DKRA Consulting làm đơn vị tư vấn phát triển), The Privia (chủ đầu tư Khang Điền) với dòng căn hộ cao cấp và shophouse khối đế, Akari City (chủ đầu tư Nam Long) với dòng căn hộ biệt lập,… có khả năng cộng hưởng với nhau, tạo nên một điểm đến đặc thù về thương mại - dịch vụ, mở ra cơ hội kinh doanh đa chiều và trở thành một biểu tượng không thể bỏ qua khi đến khu Tây.

Ánh Dương

Tổ Quốc

https://cafef.vn/khu-tay-tphcm-va-nhu-cau-diem-den-trai-nghiem-chat-luong-cao-188240513213325956.chn