Nhiều doanh nghiệp phân bón như DCM, DPM, LAS, DDV đạt kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2024.
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Đạm Cà Mau (MCK: DCM)Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán giảm gần 7%, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng 46,4% so với cùng kỳ, đạt 382 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí, thuế, DCM ghi nhận lãi 349 tỷ đồng, tăng 52,2% so với năm ngoái.
CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (MCK: DPM) cũng công bố BCTC riêng quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.159,2 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Khép lại quý I, Đạm Phú Mỹ ghi nhận hơn 276 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2023.
CTCP Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao (MCK: LAS) vừa công bố BCTC quý I năm 2024 với lợi nhuận sau thuế quý này đạt 52,4 tỷ đồng tăng 58% so với cùng kỳ.
Để đáp ứng và giữ vững được thị trường phân bón ban lãnh đạo doanh nghiệp đã có những cải tiến kỹ thuật và linh hoạt trong việc mua quặng Appatits đủ để sản xuất Supe lân nên lượng tiêu thụ phân bón trong quý I đủ cung cấp ra thị trường. Kết quả, sản lượng tiêu thụ tăng 24,4% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 48,632 tấn.
CTCP DAP – VINACHEM (MCK: DDV) công bố BCTC quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 788 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của DDV quý I tăng tới 18.167% so với cùng kỳ năm 2023, từ hơn 144 triệu đồng lên 26,3 tỷ đồng.
Giải thích điều này, DDV cho biết doanh thu tăng trưởng chủ yếu do sản lượng tiêu thụ quý I tăng khoảng 7.840 tấn (+16% YoY) lên 57.836 tấn.
Nhóm cổ phiếu phân bón đang được đánh giá hưởng lợi lớn nhờ Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).
Mới đây nhất, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới trong tháng 5 - tháng 6 trong đó, Bộ Tài chính loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%.
Đây là điều doanh nghiệp mong mỏi hơn 10 năm qua, một khi áp dụng thuế 5% được khấu trừ đầu vào, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hồi phục đáng kể so với giai đoạn trước đó.
SSI Research ước tính, lợi nhuận năm 2024 của các công ty phân bón tăng 40% so với cùng kỳ. Định giá của các công ty phân bón cao hơn mức P/E giai đoạn 2021 - 2022 là 6x khi các doanh nghiệp có lợi nhuận cao đột biến nhưng vẫn thấp hơn P/E trung bình giai đoạn 2015 - 2020 là 12x.
Các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu bao gồm xung đột ở Trung Đông kéo dài có thể làm gián đoạn nguồn khí đốt tự nhiên và nguồn cung urê trong khu vực đó. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu urê khác trong đó có Việt Nam