Thị trường phiên giao dịch 18.10.2024 !
Giảm nhẹ cuối phiên do lo ngại NHNN phát hành tín phiếu, chỉ số VN-Index không thể duy trì sắc xanh trong ngày thứ sáu do thị trường sớm biết được thông tin SBV phát hành tín phiếu sau 2 tháng tạm ngừng. Theo đó, SBV. Tổng cộng 12,300 tỷ đồng tín phiếu trúng thầu.
Trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 9 năm 2024, việc SBV phát hành tín phiếu khiến VN-Index không thể vượt qua được ngưỡng tâm lý 1,300 điểm, và điều chỉnh khoảng -10% so với đỉnh cao nhất. Đây là thời kỳ thị trường chịu tác động của “cơn gió ngược” tiền tệ do USD Index vượt ngưỡng 106 và US Bond Yield tăng trên 4% Tuy nhiên, thời điểm này có sự khác biệt, khi FED đã cắt giảm lãi suất 0.5% vào tháng 9 và dự kiến tiếp tục cắt giảm 0.25% vào đầu tháng 11. Cơn gió tiền tệ đang thổi thuận chiều.
Sự tăng vọt của tỷ giá gần đây do ảnh hưởng của độ biến động trên thị trường quốc tế khi US Bond Yield trở lại ngưỡng 4% và USD Index bật tăng trở lại lên 103 sau khi chạm ngưỡng tâm lý 100 mà thôi. Cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu ngoại tệ ở Việt Nam tăng lên.
Cá nhân đánh giá các rủi ro tỷ giá này, cũng như việc phát hành thị trường mở là ngắn hạn. Kể cả áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp hơn 38,000 tỷ vào quý 4 của các doanh nghiệp BĐS cũng không phải là rủi ro quá lớn.
Bây giờ đang là thời điểm các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 3 và đây là tâm điểm chính yếu của thị trường.
Trong chu kỳ hồi phục kinh doanh, niềm tin vào sự phục hồi lợi nhuận của doanh nghiệp có thể lấn át được tác động của cơn gió ngược tiền tệ, thậm chí là bây giờ con gió đó đang thổi thuận chiều.
SBV vẫn thực hiện chủ trương đẩy tăng trưởng tín dụng, hiện đã 9% sau 9 tháng đầu năm để hỗ trợ cho nền kinh tế.
Tại sao chúng ta vẫn bắt gặp những dạng “gập gềnh trong chính sách”? Liệu có đáng lo ngại như nhiều quan điểm đã thổi phồng lên không? Thì vấn đề này đã chia sẻ nhiều lần và sẽ nhắc lại để thông tư tưởng cho anh chị !
Về dài hạn, TTVN đang ở trong giai đoạn “nới lỏng” từ 2023, thì đó chính là đáy lớn của thị trường. Trong năm 2024 có lúc cao điểm sbv rút về 300k tỷ nhưng đây được coi là 1 dạng “gập ghềnh của chính sách”, hay giai đoạn “bơm thuốc”, có thể hiều như “chỉnh trong uptrend”. Do đó mà chúng ta có 1 năm đầy biến động và khó khăn trong đầu tư !
Năm nay không có uptrend mạnh, sóng mạnh là điều mà chúng ta đã dự báo từ đầu năm.
Các DN có tốc độ tăng trưởng lớn là do nền thấp 2023, từ 2025 tăng trưởng sẽ chậm lại. Định giá sẽ không rẻ ở hầu hết các nhóm ngành. Nói chung thị trường vận động như vậy là bình thường và hợp lý. Nếu muốn uptrend mạnh (hay còn gọi là uptrend thần thành) thì cần hội tụ đủ 2 yếu tố: định giá rẻ và tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ.
TT hiện tại đã phản ánh đúng kỳ vọng, vẫn là giai đoạn tích luỹ kéo dài, sideway up nhẹ. Chiến lược tốt nhất có lẽ nhà đầu tư nên nhìn dài ra, pick cổ phiếu căn cơ có đủ. Còn ngắn hạn giảm chán lại tăng, về biên dưới luôn có cầu đỡ lên lại, thị trường choppy thì cần kỹ năng tốt thì mới nên ra vào nhiều.
Khi anh chị đã có tư duy đúng, hiểu đúng về bản chất thị trường năm nay thì sẽ không còn sợ những nhịp co giật trong ngắn hạn như vừa rồi nữa.
Năm nay có thể nhìn có vẻ tương đối giống năm 2019, nhìn vào góc độ khác thì vào lúc chuyện tốt xấu đan xem, những cái gì xấu nhất từ đỉnh sóng trước thì giờ không còn nhưng động lực mới chưa hình thành rõ ràng. Nên cảnh side-way và vất vả vượt đỉnh là dễ hiểu chứ không thành uptrend mạnh mẽ liên tục được. Tất nhiên, nói 2024 giống 2019 không có nghĩa 2025 phải giống 2020.
Bên cạnh những yếu tố nói ở trên, điều cốt lõi khiến thị trường không có sóng mạnh là yếu tố dòng tiền. Và một trong những lý do khiến dòng tiền mất hút trên TTCK là sự sốt nóng của TT Bất Động Sản. Nhiều anh chị em cho rằng giá tăng ảo thì ra khỏi bàn giấy đi khảo sát là sẽ rõ. Ngay cả không đi thực tế, thì khi giá tăng sẽ luôn có sự fomo, dân tình sẽ tập trung vào nó.
Quay trở lại với diễn biến chính của thị trường, “sân chơi” chủ đạo vẫn thuộc về nhóm ngành dẫn dắt là nhóm “Ngân hàng”, cũng là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường. Nên khi nhóm này nghỉ ngơi điều tiết ngắn hạn sau 1 nhịp tăng mạnh thì đồng nghĩa với việc vnindex sẽ chưa thể bứt phá được.
Nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng chiếm được sự ưu ái của dòng tiền hiện tại là điều dễ hiểu khi đây là nhóm định giá hấp dẫn nhất trên thị trường, PE PB ở một số cp còn rẻ, là nhóm có tăng trưởng KQKD, nợ xấu giảm, câu chuyện tăng trưởng tín dụng,…
Trong giai đoạn kinh tế bắt đầu phục hồi, thì nhóm vốn hoá lớn có tiềm lực vốn mạnh, có quản trị minh bạch và chiến lược kinh doanh mạnh mẽ sẽ dẫn dắt sự phục hồi, có mức tăng trưởng tốt nhất (Tiêu biểu là nhóm Ngân hàng). Các nhóm vốn hoá vừa và nhỏ sẽ theo sau, phải đến khi kinh tế chuẩn bị bước sang giai đoạn bùng nổ thì mới dễ dàng tăng trưởng mạnh, nhờ đó giúp cổ phiếu lên giá, còn bây giờ thì các DN vừa và nhỏ vẫn còn khó khăn, duy trì KQKD Không giảm đi đã là giỏi rồi, nên giá cổ phiếu của nhóm vừa và nhỏ thường có hiệu suất không cao, phải chọn lọc thật kỹ mới tìm thấy cổ phiếu ngược chiều, nên việc phân hóa cao vẫn diễn ra mạnh trong năm nay là dễ hiểu.