MBB update Yuanta

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa khuyến nghị giá mục tiêu cho mỗi cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân Đội là 25.358 đồng.

Do giá cổ phiếu MBB đã tăng 71% so với hồi đầu năm, Yuanta cũng khuyên các nhà đầu tư nên chờ đợi giá điều chỉnh trước khi tích lũy thêm.

Mới đây, MBB đã công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ quý II/2021 với 3.400 tỷ đồng, giảm 25% so với quý trước và tăng 17% so với cùng kỳ. Trong quý, tăng trưởng tín dụng cao và quản lý chi phí hiệu quả là những mặt tích cực của MBB, nhưng chi phí trích lập dự phòng cao là yếu tố làm giảm lợi nhuận.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch cả năm và 56% dự báo của Yuanta.

Nhìn chung, một trong những điểm sáng nửa đầu năm của MBB là mức tăng trưởng tín dụng 10,5% so với hồi đầu năm (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp), đạt 340.000 tỷ đồng; thị phần cho vay khách hàng là 4,9% (tăng 20 điểm cơ bản so với đầu năm) tính đến cuối quý II/2021; tỷ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) giảm còn 28,6%; tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng giảm đáng kể còn 0,76%;

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của MBB tăng vọt lên đến 311% trong quý II/2021. Mức này vượt qua cả tỷ lệ LLR của VCB là 280% và MBB có thể là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất ngành.

Yuanta cho rằng, năm 2021, MBB sẽ có được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mục tiêu đặt ra và việc quản lý chi phí đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, việc tăng trích lập dự phòng và tỷ lệ LLR cho thấy MBB đã thận trọng để chuẩn bị cho một tương lại không thể đoán trước. MBB đang có một chiến lược đúng đắn bằng cách tăng trích lập dự phòng nợ xấu nhằm hạn chế việc chất lượng tài sản bị suy giảm trong tương lai.

Trên thị trường, cổ phiếu MBB đang giao dịch với P/B dự phóng 2021 tương đương với mức trung vị ngành, mặc dù MBB có chất lượng hoạt động vượt trội hơn so với ngành. Yuanta tin rằng, MBB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với các ngân hàng còn lại và đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.

Cập nhật kết qủa kinh doanh 1H2021 - Tổng tài sản tăng 6% so với cuối năm 2020, lên 525 nhìn tỷ - Lợi nhuận trước thuế tăng 56% so với 1H2020, lên gần 8,000 tỷ - ROE đạt 23.8% và ROA đạt 2.48% - Tổng số lượng khách hàng 8.8 triệu, trong đó khách hàng qua app chiếm 62%, gấp 3 lần so với quý 2 năm 2020. - Tăng trưởng dư nợ tăng 20% so với cùng kỳ, cho vay khách hàng cá nhân tăng từ 95 tỷ lên 135 tỷ - Tỉ lệ CASA tăng 4% so với cùng kì lên 40%, dẫn đến NIM tăng từ 4.9% lên 5.3% - MBB hiện đang dẫn đầu về lượt download app, số lượng users active hàng ngày. - Tăng trưởng tín dụng năm 2021 là 15%.

Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho MBB Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Quân đội (HoSE: MBB) ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 12.500 tỷ đồng, lãi thuần từ dịch vụ đạt 2.095 tỷ đồng, tổng thu nhập từ hoạt động đạt gần 18.120 tỷ đồng, lần lượt tăng 34%, 24% và 40% so với nửa đầu năm 2020. MB báo lãi trước thuế 7.990 tỷ đồng trong giai đoạn này, tăng tới 56% cùng kỳ. Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của MB là hơn 523.000 tỷ đồng, tăng 5,6% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt dư nợ hơn 325.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với đầu năm. Năm 2021, MBB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 13.200 tỷ đồng, tăng trưởng 20% cùng kỳ với tăng trưởng tín dụng đạt 10 - 11% và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 1,5%. Ngân hàng cũng thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, phát hành 70 triệu cổ phiếu mới (dự kiến phát hành cho Viettel và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Viettel với giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách) và phát hành 19,2 triệu cổ phần ESOP. Thời gian dự kiến phát hành muộn nhất là vào quý IV/2021. Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), kế hoạch lợi nhuận của MBB đưa ra là khá thận trọng khi ngân hàng đã có một mùa kinh doanh rất tích cực trong quý II. Công ty chứng khoán này đánh giá cao triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của MBB trong năm 2021 và dự phóng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 40% năm trước, lên 11.560 tỷ đồng nhờ chất lượng tài sản được cải thiện và khả năng sinh lời được duy trì. Ở mức giá hiện tại, MBB đang được giao dịch tại P/B dự phóng 2021 là 1,8 lần. Mức stock rating của MBB ở mức 80 điểm cho nên Yuanta nâng mức đánh giá xếp hạng tăng trưởng lên mức tích cực. Đồ thị giá của MBB vượt đường trung bình 20 ngày với khối lượng giao dịch tăng 118% so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu thoát khỏi giai đoạn tích lũy và rủi ro ngắn hạn giảm đáng kể. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của MBB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.

Khuyến nghị khả quan MBB, giá mục tiêu 40.200 đồng/cổ phiếu Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất hệ thống và vượt trội so với mức tăng trưởng bình quân ngành. Theo đó, ba tháng cuối năm lợi nhuận sau thuế của MBB đạt 3.536 tỷ đồng, tăng 82,6% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng trưởng cao hơn xấp xỉ 5 lần so với mức tăng lợi nhuận của trung bình ngành. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong quý, tín dụng của MBB tiếp tục tăng trưởng mạnh với tín dụng hợp nhất toàn ngân hàng đạt mức 8,2% so với quý III, tương đương với 24,6% so với đầu năm, là mức cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng nghành là 13%. Tín dụng của MBBank diễn ra tương đối đều ở cả trái phiếu doanh nghiệp (tăng 9,4% so với quý III) và cho vay khách hàng (tăng 8,1% so với quý III). Trong nhóm cho vay khách hàng thì cho vay khách hàng cá nhân là động lực tăng trưởng chính trong quý với mức tăng 12,1% so với quý III. Chất lượng tài sản cũng cải thiện trong quý IV, khi tỷ lệ nợ xấu của MBB là 0,9%, giảm 5 điểm cơ bản so với quý liền kề và giảm 19 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 268%, tăng 35 điểm cơ bản so với quý III và tăng 134 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Đây là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank. Bên cạnh đó, tỷ lệ CASA cũng tích cực với mức tăng gần 49% trong quý IV và xấp xỉ ngân hàng đứng đầu tỷ lệ này là Techcombank; biên lãi ròng (NIM) mở rộng thêm 15 điểm cơ bản so với quý III, đạt mức 5,12%; CIR cũng cải thiện khi giảm về mức 34,2% trong quý IV, tương ứng với CIR cả năm là 33,5%. BVSC nhìn nhận, MBB là ngân hàng tốp đầu, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện, có chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua. BVSC kỳ vọng ngân hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch Covid-19. Nhờ đó MBB có thể giảm lượng nợ tái cơ cấu cũng như tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới. Do đó, BVSC khuyến nghị khả quan với mức giá mục tiêu là 40.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so giá đóng cửa tại ngày 10/2.

Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa nâng giá mục tiêu 1 năm đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội (HoSE: MBB) lên 40.000 đồng/cổ phiếu (từ 35.200 đồng/cổ phiếu), và nhắc lại khuyến nghị khả quan. Việc điều chỉnh tăng giá mục tiêu phản ánh triển vọng lợi nhuận mạnh mẽ trong 2022 khi bộ đệm tín dụng của MBB đã cải thiện đáng kể tại thời điểm cuối năm 2021. Năm 2022, SSI ước tính MBB đạt 22.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 35% cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng cao (tăng 25,6%) và áp lực dự phòng giảm (giảm 22% cùng kỳ). Cụ thể, vị thế vốn của MBB trong 2021 giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 2022 và nếu kinh tế phục hồi, SSI ước tính tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống nói chung và MBB nói riêng sẽ tăng so với 2021. Ngân hàng vẫn còn khả năng tăng LDR, do tăng trưởng huy động ước tính thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, NIM dự báo ổn định với 5,1%, tăng 6 điểm cơ bản so với năm 2021. Theo đó, mặc dù cuối 2021, CASA đạt mức cao nhất lịch sử, SSI cho rằng CASA trung bình cả năm sẽ ở quanh mức 42 - 44%. CASA vẫn còn dư địa để tiếp tục tối ưu, nhưng MBB có thể tăng huy động vốn dài hạn để duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn ở mức tốt hơn. Mặt khác, nếu những giả định của SSI là đúng, ROE 2022 của MBB sẽ đạt 26,3% - mức cao thứ 2 trong toàn hệ thống và cao nhất trong số các ngân hàng có quy mô tương tự. Điểm lại quý IV/2021, thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tăng 31% và 81% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.000 tỷ đồng và 4.600 tỷ đồng xuất phát từ tất cả các mảng hoạt động chính. Điểm sáng cho quý IV, theo quan điểm của SSI là bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng cải thiện mạnh mẽ và CASA tiếp tục tăng. Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 16.500 tỷ đồng, hoàn thành 103% ước tính của SSI và 125% kế hoạch đề ra.

Việc nhận xử lý ngân hàng yếu kém sẽ mang lại nhiều lợi ích cho MBB CTCK KB Việt Nam (KBSV) Cho năm 2022, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB – sàn HOSE) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, đạt 472.600 tỷ đồng phấn đấu đạt 20%. Huy động từ tiền gửi đạt 488 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với năm trước). Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 1,5%. Tỷ lệ CASA đạt 45% cho năm 2022. Nỗ lực kiểm soát chi phí hoạt động thông qua đẩy mạnh số hóa ngân hàng nhờ đó mục tiêu CIR dưới 32%. Bên cạnh đó, thu hút 6,3 triệu khách hàng mới trong năm 2022 (tương đương cùng kỳ) nâng tổng số lượng khách hàng lên 13 triệu người. Mục tiêu đến năm 2026 đạt quy mô 20 triệu khách hàng. Từ đó, trong điều kiện kinh tế vĩ mô tốt, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm trước, đạt 20.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận Ban lãnh đạo hướng tới là 23.000 tỷ đồng. Trong năm 2022, MBB sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành 70 triệu cổ phiếu giá 18.000 đồng/cp cho Vietttel và 19,24 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 46.882 tỷ đồng thông qua (1) trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương ứng với 755.664.356 cổ phần; (2) chào bán riêng lẻ 65 triệu cổ phần cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2023. Về cơ cấu cho vay bất động sản (1) Cho vay kinh doanh bất động sản được ngân hàng kiểm soát ở mức 8% ± 2% tổng dư nợ (cuối quý I/2022 là 10%), tỷ lệ nợ xấu của mảng này chỉ khoảng 0,14%; (2) Cho vay cá nhân mua nhà vẫn là chủ yếu và ngân hàng đặt mục tiêu nâng tỷ trọng dư nợ lên 50% tổng cho vay cá nhân. Dư nợ trái phiếu bất động sản khoảng 5.100 tỷ đồng, tương ứng chiếm 3.98% dư nợ chứng khoán đầu tư. BLĐ cho biết hầu hết các dự án bất động sản đều có chất lượng tốt và hoạt động đầu tư trái phiếu được đánh giá thận trọng. Ban lãnh đạo chưa tiết lộ danh tính ngân hàng 0 đồng mà MBB sẽ mua lại theo đề án tái cấu trúc của NHNN. Ban lãnh đạo MBB cũng cho biết, trong quá trình xử lý nợ xấu, NHNN sẽ hỗ trợ một phần cho ngân hàng thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi cùng cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn, còn lại đến từ MBB. Ban lãnh đạo Ngân hàng đưa ra 2 phương án sau khi xử lý xong các khoản nợ tồn đọng (1) sát nhập toàn bộ ngân hàng mục tiêu để tăng quy mô tài sản; (2) bán đi như một khoản đầu tư, MBB cũng có quyền IPO ngân hàng mục tiêu do được coi là sở hữu 100%. Việc nhận xử lý ngân hàng yếu kém sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng (1) số lượng chi nhánh dự kiến tăng lên 400 từ đó tăng độ phủ và giảm đầu tư tài sản cố định đồng thời phù hợp với chiến lược khai thác mạnh khách hàng mass qua SmartBank; (2) quy mô tăng từ 1.5 – 2 lần từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh; (3) không phải hợp nhất BCTC từ đó duy trì chất lượng tài sản.

CTCK Bảo Việt (BVSC) Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã chứng khoán MBB – sàn HOSE) đã công bố Báo cáo tài chính quý I/2022 với lợi nhuận sau thuế đạt 4.546 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái). Mức tăng trưởng lợi nhuận của MBB chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và NIM mở rộng. Quý I/2022, tín dụng hợp nhất toàn hàng của MBBank đạt mức 14,8% YTD, là mức cao xấp xỉ ba lần so với mức tăng trưởng ngành là 5% và là mức tăng trưởng mạnh nhất trên toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của MBBank là 0,99%, tăng 9 bps so với cuối năm 2021 và giảm 30 bps so với cùng kỳ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 250%, giảm nhẹ so với mức 267% cuối năm 2021. NIM của MBB đạt mức 5,52%, tăng 40 bps so với quý liền kề và tăng 66 bps so với cùng kỳ và là mức NIM cao nhất kể từ 2018. ĐHCĐ năm 2022, Ban lãnh đạo MBB đã chia sẻ thông tin về việc nhận một tổ chức tín dụng bắt buộc. Chúng tôi cho rằng, MBB có nhiều lợi thế để thực hiện tái cơ cấu như làm chủ công nghệ từ mạng lõi ngân hàng cho đến ứng dụng, hệ thống sản phẩm cũng như quản trị nhân sự… Với những lợi thế này, nhiều khả năng MBB sẽ tái cơ cấu thành công từ tổ chức tín dụng tiếp nhận bắt buộc. Cùng với sự điều chỉnh của thị trường chung, mức giá của MBB cũng điều chỉnh và kéo mức P/B trượt giảm xuống còn 1,7 lần. Đây là mức định giá hấp dẫn cho một ngân hàng hàng đầu, cung cấp giải pháp tài chính toàn diện, có chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua và có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới. BVSC đang xem xét lại dự báo cũng như định giá và sẽ cập nhật trong báo cáo tới.

Tín dụng quý I/2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB – sàn HOSE) tăng trưởng mạnh 14,8% so với thời điểm đầu năm, là động lực giúp thu lãi thuần tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.385 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi đạt 3.248 tỷ đồng (tăng 10,2% so với quý trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái). Chi phí dự phòng rủi ro tăng nhẹ 5,7% so với quý trước và 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.126 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế quý I/2022 tăng 27,3% so với quý trước và 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5.910 tỷ đồng. Lợi suất đầu ra bình quân tăng 35bps so với quý trước nhờ lợi suất cho vay bình quân hồi phục. Lãi suất tiền gửi bình quân của MBB chỉ tăng nhẹ 5 bps dù lãi suất huy động các kỳ hạn tăng khoảng 150 – 200bps do tỷ lệ CASA của ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 43,8%. NIM nhờ đó tăng 39bps so với quý trước lên mức 5,61%. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng nhẹ 9bps so với cuối năm 2021, đạt 0,99% do nợ nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt tăng mạnh 52% và 55% so với quý trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm còn 250% - đứng thứ 2 toàn ngành. Nợ tái cơ cấu vẫn đang chiếm khoảng 1.68% tổng dư nợ, đạt khoảng 6.200 tỷ đồng. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 20,3 nghìn tỷ đồng(tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái) trong kịch bản nền kinh tế vĩ mô hồi phục tốt và tín dụng của MBB tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng tiếp tục triển khai phát hành 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông lớn là Viettel và 19,24 triệu cổ phiếu ESOP. Cho năm 2022, ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Việc tiếp nhận tổ chức tín dụng yếu kém sẽ đem lại nhiều lợi ích như (1) tăng trưởng quy mô cao hơn trung bình ngành 1,5-2 lần; (2) tăng độ phủ của ngân hàng thông qua mạng lưới 400 chi nhánh; (3) nhận được room tín dụng cao hơn và các khoản vay ưu đãi từ NHNN. Quá trình tái cơ cấu dự kiến trong 7-8 năm và sau đó MBBank có thể bán TCTD đó, IPO hoặc sát nhập toàn bộ. Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, chúng tôi đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu MBB là 36.500 đồng/CP, cao hơn 38,9% so với giá tại ngày 17/05/2022, đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.