Ngân hàng khó có cửa lên: Nợ xấu của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán vượt 110.000 tỷ đồng

Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý III/2021 vừa công bố, dư nợ xấu tại 27 ngân hàng niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng lên con số 113.006 tỷ đồng tính đến 30/9/2021, tức cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm. Số ngân hàng có nợ xấu tăng chiếm xấp xỉ 2/3.

Trong đó, Nam A Bank là nhà băng có nợ xấu tăng nhanh nhất toàn ngành với mức tăng gần 150% sau 9 tháng đầu năm. Nợ nhóm 5 của ngân hàng này đã tăng 147% lên gần 1.156 tỷ đồng; nợ nhóm 3 tăng hơn 273% lên hơn 515 tỷ đồng.

Xếp sau đó lần lượt là hai ngân hàng quốc doanh Vietcombank và VietinBank với quy mô nợ xấu tại thời điểm cuối quý III là 10.884 tỷ đồng (tăng 108,1%) và 18.097 tỷ đồng (tăng 90,1%).

Riêng số nợ tăng thêm của hai “ông lớn” này trong 9 tháng đã lên tới 14.233 tỷ đồng, chiếm hơn 60% số nợ xấu tăng thêm của 27 ngân hàng. Với sự nhảy vọt này, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã tăng mạnh từ mức 0,62% lên 1,16%, VietinBank tăng từ 0,94% lên 1,67%.

Trong khi đó, “ông lớn” còn lại là BIDV lại có nợ xấu đi ngang ở mức 21.433 tỷ đồng. Song, quy mô nợ xấu của BIDV đang là lớn nhất trong số 27 ngân hàng kể trên, chiếm 1,61% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Áp lực nợ xấu cũng tăng lên trông thấy tại một số ngân hàng tư nhân vốn được đánh giá có chất lượng tài sản khỏe mạnh như ACB và Techcombank. Trong ba quý đầu năm, dư nợ xấu của hai nhà băng này đã tăng xấp xỉ gấp rưỡi; tỷ lệ nợ xấu tại ACB đã tăng từ 0,59% lên 0,87%, còn của Techcombank tăng từ 0,47% lên 0,57%.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng có nợ xấu tăng trên 30% trong kỳ có thể kể tới như VBB (+58,5%), ABB (+46,5%), VIB (+34,8%), SHB (+34,6%)…

Ở chiều ngược lại, có thể thấy nợ xấu của Kienlongbank giảm mạnh 63% xuống còn 697 tỷ đồng. Điều này là kết quả của việc xử lý các khoản nợ xấu được đảm bảo bởi cổ phiếu STB của Sacombank.

Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý III/2021 vừa công bố, dư nợ xấu tại 27 ngân hàng niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng lên con số 113.006 tỷ đồng tính đến 30/9/2021, tức cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm. Số ngân hàng có nợ xấu tăng chiếm xấp xỉ 2/3.

Trong đó, Nam A Bank là nhà băng có nợ xấu tăng nhanh nhất toàn ngành với mức tăng gần 150% sau 9 tháng đầu năm. Nợ nhóm 5 của ngân hàng này đã tăng 147% lên gần 1.156 tỷ đồng; nợ nhóm 3 tăng hơn 273% lên hơn 515 tỷ đồng.

Xếp sau đó lần lượt là hai ngân hàng quốc doanh Vietcombank và VietinBank với quy mô nợ xấu tại thời điểm cuối quý III là 10.884 tỷ đồng (tăng 108,1%) và 18.097 tỷ đồng (tăng 90,1%).

Riêng số nợ tăng thêm của hai “ông lớn” này trong 9 tháng đã lên tới 14.233 tỷ đồng, chiếm hơn 60% số nợ xấu tăng thêm của 27 ngân hàng. Với sự nhảy vọt này, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã tăng mạnh từ mức 0,62% lên 1,16%, VietinBank tăng từ 0,94% lên 1,67%.

Trong khi đó, “ông lớn” còn lại là BIDV lại có nợ xấu đi ngang ở mức 21.433 tỷ đồng. Song, quy mô nợ xấu của BIDV đang là lớn nhất trong số 27 ngân hàng kể trên, chiếm 1,61% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Áp lực nợ xấu cũng tăng lên trông thấy tại một số ngân hàng tư nhân vốn được đánh giá có chất lượng tài sản khỏe mạnh như ACB và Techcombank. Trong ba quý đầu năm, dư nợ xấu của hai nhà băng này đã tăng xấp xỉ gấp rưỡi; tỷ lệ nợ xấu tại ACB đã tăng từ 0,59% lên 0,87%, còn của Techcombank tăng từ 0,47% lên 0,57%.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng có nợ xấu tăng trên 30% trong kỳ có thể kể tới như VBB (+58,5%), ABB (+46,5%), VIB (+34,8%), SHB (+34,6%)…

Ở chiều ngược lại, có thể thấy nợ xấu của Kienlongbank giảm mạnh 63% xuống còn 697 tỷ đồng. Điều này là kết quả của việc xử lý các khoản nợ xấu được đảm bảo bởi cổ phiếu STB của Sacombank.

Chuẩn