Ngân Hàng Nhà Nước-Chính Phủ có đang bắt cá hai tay quá sức mình không?

, , ,

Bối cảnh vĩ mô Việt Nam đang là thời kỳ phục hồi sau thảm họa Covid, trong khi đó ở các quốc gia phương tây họ đã sống chung với dịch cách Việt Nam hơn 1 năm rồi. Họ đã bơm tiền, đã kích động chiến tranh thương mại đẩy lạm phát tăng cáo kỷ lục. Để lạm phát, FED đã tăng lãi suất khủng khiến ảnh hưởng hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Vậy với Việt Nam, ta có thể nhìn nhận, đánh giá hành động của chính phủ theo các góc độ như thế nào? Tôi trước nhé

  1. Việc phục hồi sau đại dịch bắt buộc phải cung tiền mạnh mẽ ra thị trường để cứu doanh nghiệp. Tuy nhiên việc cung tiền đang gặp các thách thức: Tiền sẽ chảy vào BĐS và CHứng Khoán. Để hạn chế, Nhà Nước thực hiện giải ngân vốn qua đầu tư công. Ấy vậy mà bối cảnh lạm phát quốc tế khiến giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao khiến các doanh nghiệp xây dựng không dám thi công vì vượt dự toán mà không được thanh toán, càng làm càng lỗ=>Đầu tư công gần như dậm chân tại chỗ
  2. Phục hồi kinh tế nhưng phải đảm bảo được lạm phát ở mức kiểm soát. Để giải quyết điều này, nhà nước cần phải thực hiện: Thắt chặt tín dụng (cầu giảm), Giảm đầu tư công, Giảm giá tiền điện, tiền xăng dầu để doanh nghiệp tăng cường sản xuất tạo sản phẩm. Nhưng thực tế cho thấy rằng, giá năng lượng càng ngày càng tăng và không thể kiểm soát được do lạm phát thế giới gây ra. => giá nguyên liệu không giảm rồi thì lại phải thắt chặt tín dụng thôi, đầu tư công cũng không giảm được rồi, nhưng tiền đổ vào Đầu Tư Công nhưng nó có được giải ngân đâu???
  3. Để kinh tế phát triển sau đại dịch, phải tăng xuất siêu lấy ngoại tệ về nhưng vẫn phải cân bằng nhập khẩu để đảm bảo đủ các công cụ sản xuất trong nước. Do đó phải có các chính sách tài khóa phù hợp để điều chỉnh tỷ giá. FED tăng lãi suất khiến đồng USD tăng mạnh nếu Việt Nam không tăng lãi suất sẽ khiến chênh lệch cán cân thương mại vì ảnh hưởng đế tỷ giá đồng VND/USD. Để giải quyết việc này, NHNN đã tiến hành bán lượng lớn ngoại tệ đã mua trong đợt dịch, phát hành tín phiếu để hút tiền từ các ngân hàng thương mại
  4. Để thu hút được FDI, chính phủ đã có các chính sách phát triển mạnh đầu tư công, các chính sách về tiền tệ để đảm bảo đồng VND không bị “rẻ” so với USD. Nhưng như thực tế ở 3 điều mình có nhắc trên, Đầu tư công vẫn chưa giải ngân được mà đồng VND vẫn đang lao đà rẻ hơn so với USD
  5. Dọa sấm dọa mưa, doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn, rồi tiền đâu để sản xuất kinh doanh? Mấy chuyên gia rởm thì bô bô như thằng Quất mạnh Vào chẳng hạn, chả biết gì cũng chém gió mua lại vì trước đó nó bánh vẽ. Mày thử không mua lại xem có vào rọ bởi cái chính sách dọa mưa dọa sấm của chính phủ không?

Tóm lại, quá nhiều thế khó cho NHNN và Chính Phủ, Liệu hành động Bóp tín dụng vào chứng khoán, BĐS để giải quyết êm đẹp 4 vấn đề nêu trên có quá sức không. Vừa muốn tăng cung tiền vào chỗ cần tăng, giảm chỗ cần giảm, điều chỉnh lạm phát theo vĩ mô thế giới, kích thích vốn FDI… là quá khó để làm trọn vẹn. Doanh nghiệp cần được thở, muốn vay tiền

4 Likes

tay trái cho tiền tay phải lấy, vừa muốn bung vừa muốn nén. Có mâu thuẫn quá không, có khó quá không. Vừa muốn cứu kinh tế nhưng lại muốn kìm hãm BĐS tăng nóng, muốn cứu kinh tế nhưng lại bắt bớ siết tiền vào chứng khoán. Tại sao giá cả lạm phát tăng được nhưng cứ phải bắt chứng khoán giảm. Quá khó

Em chỉ muốn nói đơn giản là cp cũng đang bị kẹp bi. Chúng ta nên đợi tí. Ở trên nó cũng biết thừa rồi.

Trong lúc chờ đợi chúng ta nên tiếp tục gào thét, la ó , khóc nóc để tới tai cp vậy.

ừ, không dám làm sợ toang, sợ bung (Chu Ngọc Anh trích lời)

Run tê cả hai chân rồi, có dám hành động đâu. Chỉ thị ra bất nhất, mỗi bộ xử lý 1 kiểu thì hỏng.

Bác nhầm đó, chính vì bắt bớ quá nhiều giờ nó sẽ phải làm cẩn thận, nên hơi lâu 1 chút.

Giờ thứ mình cần nhất hiện tại là kế hoạch giải ngân vốn ĐTC như thế nào rồi, Có giải ngân được không., tác động của việc bất chấp giải ngân là gì. Nhà nước phải làm được và phải mạnh tay vào. Con người và hạ tầng là sườn sống mà

1 Likes

Đang rất quyết liệt rồi nhé bác.
PS: Em nhấn mạnh là thực sự các ông cũng quyết liệt thật vì sắp hết năm rồi. Lấy gì báo cáo đây.

Chậm mà chắc mấy bác , chứ bung be bét như thời 2009 rồi vài năm sau đi xử lý nợ xấu , bank 0 đồng chết nữa ,làm chậm , kiểm soát chắc dòng tiền còn hơn bung mạnh ra rồi nợ xấu tràn lan .

Số liệu cục thống kê công bố GPD tăng hơn 7% liệu có chính xác, khi mà đầu tư công còn chả giải ngân được

Giờ này còn hỏi chính xác hay không. Phiên nay lại nhiều cảm xúc đó bác.

số liệu mang tính chất tham khảo :)) như cách Mỹ hoài nghi mình thao túng tiền tệ

image
FB: Ho quoc tuan nhé bác, khuyến nghị chọn đúng dòng và ngồi im nếu không giỏi, vì hình như bọn nó lờ mờ nhận ra lạm phát suy thoái chưa chết ai cả. Sắp tới chắc sẽ bùng nổ.

Số liệu các ban bộ kinh tế thị trướng đưa ra nó cứ ảo ảo thế nào ấy.

Thế thủ ngân sách tăng trưởng vượt bậc bác có nghĩ ngờ nó ảo k

thu ngân sách tăng là bình thường, mở cửa doánh nghiệp hoạt động trở lại, nhu cầu mua sắm tăng thì nguồn thu tăng thôi

riêng cái chuyện vừa muốn bơm tiền ra kích thích kinh tế, vừa muốn tăng lãi suất để ổn định tỷ giá là đã thấy bất khả thi rồi…

Haha không bóp được đâu. Bóp sẽ chết hết, đầu tư công ra như cà phê phin trong khi mồm hô phải nhanh nhưng sợ đi tù lắm. Haha chỉ có kênh NH là ra nhanh nhưng còn đang chưa có rum. Haha thích đủ thứ cuối cùng cũng toi thôi.

muốn 1 lúc hoàn thành mấy mục tiêu thì có cái nịt. Mấy cái số liệu thì lung linh nhưng thực tế chưa làm được gì