Lợi nhuận trở lại vùng dương trong Q2/23
Dựa vào những tính toán của chúng tôi, tổng doanh thu Q2/23 của 14 doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết giảm 16.7% n/n, trong khi LNST gộp của Q2/23 đã trở lại vùng dương khi đạt 58.9 tỷ đồng (-78.5% n/n). Chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm là động lực chính giúp LNST cải thiện trong Q2/23. KQKD khác nhau giữa các công ty tùy thuộc vào thị trường kinh doanh chính của họ, giá đầu vào của từng DN trong bối cảnh các công ty chịu tác động từ cuộc cạnh tranh khốc liệt và lực cầu thị trường yếu. Các công ty hoàn thành kế hoạch năm ở mức thấp, đặc biệt là kế hoạch lợi nhuận, dù cho đã đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng cho năm 2023F.
Lực cầu yếu trong Q3/23
Chúng tôi cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong Q3/23F khi mùa mưa đến. Chúng tôi dự đoán tổng sản lượng tiêu thụ trong Q3/23 sẽ là 23.8 triệu tấn (+8% n/n, -0.0% q/q). Về xuất khẩu, chúng tôi tiếp tục nhận thấy nhu cầu yếu tại Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của các DN sản xuất Việt Nam, do đó, chúng tôi dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ đi ngang trong Q3/23 mặc dù các DN đang cố gắng khai phá những thị trường mới. Chúng tôi cũng nhận thấy không có sự thay đổi bất ngờ nào đáng kể đối với giá than cốc toàn cầu trong Q3/23, do đó, chúng tôi kỳ vọng biên LN sẽ được cải thiện trong Q3/23 đối với ngành xi măng.
Trung lập cho triển vọng của 2023 F
Chúng tôi duy trì đánh giá Trung lập đối với ngành xi măng Việt Nam do sản lượng tiêu thụ tăng trưởng không đáng kể. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và các vấn đề trong nước liên quan đến lĩnh vực trái phiếu và bất động sản có thể đe dọa hơn nữa đến KQKD chung của ngành.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487