Nhận định thị trường tuần 14-18/08

TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 14/08 – 18/08 )

Các thông tin trên thế giới như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu ( 11/08) , chỉ số Nasdaq Composite mất 0.6% còn 13,644.85 điểm, chịu áp lực bởi động thái bán tháo các cổ phiếu chất bán dẫn như Advanced Micro Devices, Nvidia và Micron. Chứng chỉ quỹ VanEck Semiconductor ETF sụt 5.2% trong tuần qua, ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2022. Chỉ số S&P 500 hạ 0.1% xuống 4,464.05 điểm. Trong khi, chỉ số Dow Jones tiến 105.25 điểm (tương đương 0.3%) lên 35,281.40 điểm. Chỉ số này được thúc đẩy bởi đà tăng 2.1% và 1.8% lần lượt của cổ phiếu Chevron và Merck & Co. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0.3% và 1.9% trong tuần này. Cả 2 chỉ số này đều ghi nhận 2 tuần suy giảm liên tiếp – chuỗi lao dốc đầu tiên của Nasdaq Composite kể từ khi kết thúc chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp hồi tháng 12/2022. Dow Jones là một ngoại lệ trong 3 chỉ số chính, tăng 0.6% trong tuần này.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 của MỸ, một chỉ số lạm phát quan trong đối với thị trường và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giảm nhẹ so với dự báo trên cơ sở cùng kỳ năm. CPI tháng 7 tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo tăng 3.3% từ cuộc thăm dò của Dow Jones.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (11/8)sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu toàn cầu kỷ lục và nguồn cung thắt chặt, kéo giá lên tuần tăng thứ 7 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2022. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 0,5% lên 86,81 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,5% lên 83,19 USD. Theo tuần, cả hai loại dầu đã tăng khoảng 0,5%.

Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 102.x kết thúc tuần vừa qua.

Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi số liệu CPI cho thấy một số dấu hiệu lạm phát vẫn dai dẳng. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI cốt lõi tháng 7 đã tăng 4.7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Và lạm phát toàn phần cao hơn mức 3% hồi tháng 6/2023.

Về thị trường Việt Nam:

1. Diễn biến tuần giao dịch 7-11/8

  • VN-Index ghi nhận tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua quanh khu vực 1.250. Tuy nhiên, lực cầu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên cuối tuần đã giúp thị trường lấy lại được sắc xanh, đóng cửa trên vùng điểm 1.230.
  • Về diễn biến cụ thể, VN-Index mở cửa tuần có được phiên giao dịch tích cực với sắc xanh lan tỏa ở hầu hết tất cả các nhóm ngành giúp chỉ số chung bật tăng mạnh mẽ, tiệm cận lại khu vực 1.240. Tuy nhiên, lực cầu dần suy yếu, thay vào đó là sự gia tăng ở chiều bán chủ động khiến thị trường hụt hơi khi tiếp cận lại vùng điểm 1.250.
  • Áp lực bán mạnh vào 2 phiên ngày 9/8 và 10/8 khiến VN-Index mất điểm nhanh chóng lùi sát về 1.220. Trong phiên cuối tuần, chỉ số chung vẫn được cải thiện nhờ lực cầu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VCB, STB tạo tiền đề tích cực giúp thị trường lấy lại sắc xanh. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.232,21 điểm, tăng 6,23 điểm, tương đương tăng 0,51% so với tuần trước.

2. Điểm tích cực

Chốt tuần tại 1.232,21, VN-Index đã tăng 6,23 điểm, tương đương 0,51% và kéo dài chuỗi tăng điểm lên 6 tuần, đánh dấu chuỗi tăng theo tuần dài nhất từ tháng 8/2022.

Điểm sáng trong giao dịch tuần vừa qua là việc nhà đầu tư cá nhân quay đầu mua ròng hơn 1.300 tỷ đồng sau 3 tuần bán ròng. Cụ thể, dòng vốn này đẩy mạnh mua ròng 1.343 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ gom ròng 1.508 tỷ đồng. Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch mua ròng của NĐT cá nhân chiếm ưu thế khi diễn ra tại 10/18 nhóm ngành. Cổ phiếu dịch vụ tài chính được mua ròng 875 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm ngân hàng (551 tỷ đồng), bất động sản (438 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (151 tỷ đồng), …

3. Điểm tiêu cực

Trong tuần VN-Index nỗ lực duy trì đà tăng, NĐT nước ngoài quay đầu bán ròng 732,5 tỉ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 503 tỷ đồng. Khối tự doanh công ty chứng khoán cũng quay đầu bán ròng tạo áp lực lên thị trường chung khi nhóm này bán ròng hơn 1.000 tỷ trong tuần qua.

Kết luận – Dự báo thị trường tuần 14 – 18/8:

VN-Index giảm điểm giằng co trong phiên cuối tuần trước khi dần hồi phục và bật tăng mạnh về cuối phiên. Lực cầu bắt đáy gia tăng quanh ngưỡng hỗ trợ gần 1.220 (±5) đã giúp cho chỉ số hồi phục trở lại sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp.

Về kỹ thuật*,* trong khung thời gian tuần (07-11/08/2023), VN-Index tiếp tục chuỗi tăng điểm tuần thứ 6 liên tiếp với sự xuất hiện của mẫu hình nến Doji kèm khối lượng giao dịch đạt ở mức cao cho thấy tâm lý giằng co mạnh của nhà đầu tư. Mặt khác, chỉ số vẫn đang bám vào Upper Band của Bollinger Bands nên đà tăng sẽ vẫn còn được duy trì trong thời gian tới. Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang tiến sâu trong vùng quá mua (overbought). Nếu cho tín hiệu bán thì tình trạng rung lắc mạnh sẽ xuất hiện.

Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Mặc dù áp lực rung lắc sẽ vẫn còn tiếp diễn trong các phiên tiếp theo, VN-Index đang có nhiều cơ hội mở rộng đà hồi phục và thử thách lại ngưỡng cản gần quanh 1.240 (±5). VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 1.200-1.213 điểm trong giai đoạn này.

Hành động của chúng ta:

Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư bán hạ một phần tỷ trọng trading ngắn hạn trong các nhịp hồi phục và chỉ kê mua trở lại khi chỉ số về lại các vùng hỗ trợ.

Watchlist tuần tới: VCG, CTR, HAH, MWG, FRT, PNJ, VND, REE, PC1, NT2, GEG, ANV.

Báo cáo chiến lược đầu tư 2023 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.

==============

Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư

Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!

Liên hệ **** 0986735949 - Duy Chu

Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.